Nguyên nhân của điểm yếu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Kiểm soát chi thường xuyên NSNN cho các trường THCS qua Kho bạc Nhà nước Tây Hồ, TP.Hà Nội (Trang 62 - 65)

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN cho các trường THCS qua KBNN Tây Hồ, bao gồm: nguyên nhân thuộc về KBNN Tây Hồ, nguyên nhân thuộc về các trường THCS, và các nguyên nhân khác.

2.4.4.1. Nguyên nhân thuộc về KBNN Tây Hồ

Một là,giao dịch viên chủ yếu chỉ kết nối và giâo dịch với kế toán trưởng của các trườngTHCS, hầu như không bao giờ liên lạc với chủ tài khoản của các trường.

Hai là, khi xảy ra các sai phạm vi phạm về việc thực hiện chi ngân sách, vẫn còn tồn tại tình trạng giao dịch viên nể nang không lập biên bản vi phạm hành chính đơn vị, chủ yếu là nhắc nhở, yêu cầu hoàn thiện hồ sơ chừng từ mà không có cơ chế xử lý hoặc xử phạt cụ thể, nên hiệu quả kiểm soát chi còn thấp.

Ba là, với quy định hiện hành,KBNN Tây Hồ chưa có chức năng kiểm soát sau quá trình thanh toán, bên cạnh đó có những khoản chi bằnglệnh chi tiền do Phòng Tài Chính chuyển sang, theo quy định của KBNN không có chức năng kiểm soát. Chính vì thế KBNN Tây Hồ chưa thể kiểm soát toàn bộ quy trình sau thanh toán.

2.4.4.2. Nguyên nhân thuộc về các trường trung học cơ sở

Một là, ý thức trách nhiệm của các trường THCS trong chấp hành chi ngân sách còn chưa tự giác như: Chi tiêu không đúng chế độ, tiêu chuẩn định mức, xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ còn sơ sài hoặc không đúng với tiêu chuẩn quy định. …Điều này xảy ra ở tất cả các khâu ở chu trình ngân sách. Trong xây dựng dự toán, các trường luôn có xu hướng cố gắng nâng cao nguồn dự toán được cấp cho mình bằng cách lập dự toán cao hơn so với nhu cầu cần thiết trong thực tế đơn vị. Trong chấp hành dự toán

thì các đơn vị vận dụng tìm các kẽ hở trong văn bản quy phạm pháp luật để thanh toán gây lãng phí nguồn lực ngân sách. Trình độ kế toán trưởng của các trường THCS còn nhiều mặt hạn chế như: độ tuổi sắp nghỉ hưu, không chủ động cập nhật tìm hiểu mà làm theo lối mòn cũ của năm trước đối với các quy định đã thay đổi, không chủ động trong việc áp dụng công nghệ thông tin nên không muốn sử dụng chương trình dịch vụ công trực tuyến do phải thao tác trên máy tính nhiều…

Hai là,các khoản chi của các trường còn chưa gửi đến kho bạc kịp thời. Điển hình năm 2018 hồ sơ từ năm 20117 rà soát lại mới làm chứng từ thanh toán.

2.4.4.2. Nguyên nhân khác

Một là,về hệ thống pháp luật hiện hành về NSNN chưa thực sự chặt chẽ và đồng bộ, điển hình là cơ chế kiểm tra, KSC thường xuyên NSNN qua KBNN còn chưa thật chặt chẽ, còn dàn trải về chế độ chính sách; hiệu lực của hệ thống KSC NSNN còn hạn chế, mới chỉ giới hạn ở kiểm soát hồ sơ chứng từ, khi hồ sơ chi không đúng thì yêu cầu đơn vị làm lại mà không có chế tài sử lý đơn vị; việc phân định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý chưa thực sự rõ ràng, còn trùng lặp và chồng chéo; nhiệm vụ kiểm tra, giao dịch viên thực hiện kiểm soát chi NSNN còn phân tán ở nhiều cơ quan như lệnh chi tiền quy định do cơ quan tài chính kiểm soát nhưng lại không có đủ quy định để cơ quan tài chính kiểm soát; quy chế về đầu tư mua sắm, sửa chữa liên tục phải sửa đổi và bổ sung …

Các điều kiện để KBNN thực hiện kiểm tra, kiểm soát chi NSNN mặc dù đã được nghiên cứu bổ sung và sửa đổi nhiều lần như chế độ công tác phí, chi tiêu hội nghị, mua sắm tài sản...song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý. Hệ thống, định mức, tiêu chuẩn chi còn thiếu và một số khoản chi chưa hợp lý. Chế độ tiêu chuẩn định mức hiện tại đã làm ảnh hưởng lớn đến công tác lập quy chế chi tiêu nội bộ của trường THCS. Do vậy KSC theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị chưa thực sự là căn cứ đáng tin cậy để KBNN thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác KSC ngân sách của KBNN Tây Hồ.

Các văn bản vẫn có nhiều kẽ hở tạo cơ hội cho các đơn vị sử dụng ngân sách lợi dụng. Các nghị định thông tư hướng dẫn văn bản luật ban hành còn chậm

Hai là, chất lượng dự toán chưa cao, chưa đảm bảo, còn phải điều chỉnh tăng, giảm nhiều lần. Mặc dù đã giao quyền tự chủ cho các trường THCS nhưng các đơn vị vẫn

không được phân bổ hết dự toán ngay từ đầu năm, còn để bổ sung về cuối năm nên chưa tạo được tính chủ động cho đơn vị.

Ba là, cơ chế khoán kinh phí, khoán biên chế của chúng ta hiện nay còn có loại khoán nhưng chưa giao khoán thực sự, giao khoán nhưng lại còn quá nhiều ràng buộc, nên hiệu quả của khoán kinh phí cho các đơn vị sử dụng NSNN chỉ đạt được ở mức độ nhất định, các trường THCS chưa thực sự bung hết khả năng của mình.

Bốn là, các chế tài, biện pháp xử lý đối với những vi phạm trong chấp hành chi thường xuyên NSNN còn chưa đầy đủ, dẫn đến thủ trưởng các đơn vị còn chưa tự giác ý thức trách nhiệm trong quá trình nghiên cứu và ra quyết định chuẩn chi. Các khoản từ chối thanh toán, chưa có tính răn đe nên đơn vị dễ dàng hợp thức hóa các khoản chi sai bằng những nội dung chi khác đúng quy định hơn.

Năm là,cơ chế phối hợp trong kiểm soát chi NSNN chưa thống nhất, sự phối hợp giữa Phòng Tài chính trên địa bàn quận Tây Hồ và KBNN Tây Hồ chưa thực sự đồng bộ và chưa thực sự có sự kết hợp chặt chẽ kịp thời để hỗ trợ được cho nhau trong công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn. Hiện nay cơ chế, lập, giao dự toán và nhập dự toán các trường THCS thuộc trách nhiệm cơ quan tài chính, tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau mà dự toán được nhập vào chương trình còn chậm trễ và còn sai sót so với quyết định dự toán.

Phòng Tài Chính thường thực hiện ghi thu, ghi chi các khoản phí từ nguồn thu của các đơn vị sự nghiệp công lập vào thời điểm cuối năm, thời điểm mà cả kho bạc và Tài chính đều rất bận rộn nên gây khó khăn trong kiểm soát chặt chẽ các khoản chi cho KBNN Tây Hồ và đối chiếu số liệu giữa các đơn vị.

Kết luận: Trên đây là những trình bày tổng quan về tổ chức bộ máy hoạt động của KBNN Tây Hồ; khái quát tình hình chi thường xuyên NSNN và thực trạng công tác kiểm soát chi NSNN đối với các trường THCS qua Kho bạc nhà nước Tây Hồ giai đoạn 2017-2019. Từ đó đánh giá tình hình kiểm soát chi NSNN những kết quả đạt được và hạn chế, nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong kiểm soát chi NSNN qua KBNN Tây Hồ. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN Tây Hồ đối với đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cơ chế tự chủ tài chính.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT

CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC TÂY HỒ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1. Định hướng hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhànước cho các trường Trung học cơ sở qua Kho bạc nhà nước Tây Hồ đến

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Kiểm soát chi thường xuyên NSNN cho các trường THCS qua Kho bạc Nhà nước Tây Hồ, TP.Hà Nội (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w