Hoàn thiện bộ máy kiểm soát chithường xuyênngân sách nhà nước cho

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Kiểm soát chi thường xuyên NSNN cho các trường THCS qua Kho bạc Nhà nước Tây Hồ, TP.Hà Nội (Trang 68 - 71)

Trên cơ sở mục tiêu hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Tây Hồ đối với các trường trung học cơ sở và trước những thực trạng công tác kiểm soát chi như đã phân tích ở chương 2, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua kho bạc Nhà nước Tây Hồ đối như sau:

3.2.1. Hoàn thiện bộ máy kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nướccho các trường Trung học cơ sở qua kho bạc nhà nước Tây Hồ cho các trường Trung học cơ sở qua kho bạc nhà nước Tây Hồ

Một là, nâng cao năng lực và phẩm chất của đội ngũ công chức

Để đảm bảo kiểm soát chi thường xuyên NSNN cho các trường đạt hiệu quả, trước hết phải bố trí nhân sự cho công tác này hợp lý. Về lâu dài, cần phải thay đổi nhân sự, hoặc tăng thêm nhân sựcho công tác này. Để làm tốt được điều này cần phải chú trọng những vấn đề sau:

- Chuẩn hóa đội ngũ công chức KBNN làm cơ sở xây dựng phát triển đội ngũ cán bộ. Đội ngũ này phải là những người có năng lực chuyên môn cao, am hiểu sâu và nắm vững lĩnh vực giáo dục cũng như các cơ chế chính sách của nhà nước. Công chức KBNN phải có tư cách phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm và tâm huyết với công việc, yêu ngành, yêu nghề, có đức tính liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan, phong cách giao tiếp văn minh lịch sự, làm chủ tình huống, sử dụng thành thạo công nghệ thông tin và linh hoạt khai thác các phần mềm ứng dụng tận dụng triệt để cho công việc. Để thực hiện được những yêu cầu trên, KBNN cần phải rà soát và phân

loại công chức theo các tiêu chuẩn đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý… Từ đó, có kế hoạch bồi dưỡng, sắp xếp, phân công công tác theo đúng năng lực và trình độ của từng người. Kiên quyết loại bỏ những công chức thoái hóa, biến chất, không đủ năng lực, trình độ ra khỏi bộ máy.

- Ngoài việc tập trung vào công tác đào tạo chuyên môn, cần có chiến lược và kế hoạch đào tạo bồi dưỡng năng lực, kỹ năng nghiệp vụ, các thao tác nghiệp vụ, kỹ thuật cụ thể. Ngoài ra cũng cần trang bị cho cán bộ KBNN những hiểu biết về các chuyên ngành khác như luật, ngoại ngữ, tin học, xây dựng, kiến trúc… Cần bồi dưỡng và nâng cao ý thức và đạo đức nghề nghiệp, văn minh văn hóa nghề cho công chức KBNN.

- Có cơ chế thưởng phạt nghiêm minh, rõ ràng. Khen thưởng, động viên kịp thời đối với những công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, có nhiều sáng kiến trong công tác. Nghiêm khắc xử lý đối với công chức cố ý làm sai các quy trình nghiệp vụ, vi phạm các quy định về quản lý kinh tế - tài chính gây thất thoát vốn NSNN, những công chức lợi dụng nhiệm vụ quyền hạn trong công tác kiểm soát chi ngân sách để vụ lợi, nhũng nhiễu khách hàng.

- Tổ chức các cuộc thi nghiệp vụ kế toán (bao gồm KSC thường xuyên và hạch toán kế toán) định kỳ mỗi năm một lần tạo điều kiện trau dồi nghiệp vụ chuyên môn.

- Chú trọng công tác luân chuyển cán bộ làm công tác KSC phù hợp, tránh tình trạng 1 công chức kiểm soát quá lâu một ngành, lĩnh vực hoặc một đơn vị sử dụng ngân sách, dễ dẫn tới làm việc theo lối mòn, đồng thời có thể dẫn tới những tiêu cực khác phát sinh.

Công chức phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức vững vàng trong xử lý công vụ; nghiêm túc thực hiện công việc nhiệm vụ được giao, ý thức được trách nhiệm của mình trong quá trình thực thi công việc, không để quá hạn, bỏ sót nhiệm vụ được phân công, chủ động xử lý công việc thuộc thẩm quyền, chịu trách nhiệm về việc chậm trễ trong thực thi nhiệm vụ. Bên cạnh đó, cần phải xây dựng những chuẩn mực, tiêu chí “nụ cười công sở” trong giao tiếp của công chức. Ngoài ra, để tạo niềm hăng say cho công chức trong công việc với tinh thần thoải mái, lãnh đạo cần quan tâm sâu sát đến đời sống tinh thần của công chức để nắm bắt tâm tư nguyện vọng, chia sẻ những khó khăn, động viên công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Hai là, KBNN đang dần hoàn thiện chức năng kiểm tra sau khi thu chi.

KBNN Tây Hồ phải thường xuyên kiểm tra lại chứng từ, sổ sách hàng tháng theo đúng cơ chế, chính sách của Nhà nước, phải thực hiện kiểm tra chéo giữa các giao dịchtoán viên trong cùng đơn vị, sau đó phải tổng hợp lại các kết quả để báo cáo lên KBNN cấp trên trực tiếp.

Theo định kỳ sáu tháng, KBNN cấp trên phải thành lập một đoàn thanh tra với mục đích kiểm tra kết quả triển khai các chính sách Nhà nước mới ban hành, đồng thời cũng kiểm tra kết quả triển khai các chính sách Nhà nước mới ban hành của các đơn vị KBNN trực thuộc.

Trong các cuộc kiểm tra hàng tháng, hàng quý tại KBNN Tây Hồ cần tập trung vào các nội dung sau đây:

- Triển khai quán triệt trong các đơn vị vào thời điểm nào và tập trung vào các nội dung gì?

- Tổ chức thực hiện các chính sách đó như thế nào?

- Kết quả triển khai tính đến thời điểm kiểm tra đạt được những gì?

- Trong quá trình triển khai những chính sách đó có gặp vướng mắc, khó khăn gì không?

- Sau khi triển khai thì các đơn vị KBNN có kiến nghị gì đề xuất lên cấp trên hay không?

Qua quá trình kiểm tra định kỳ như vậy sẽ đưa ra được những đánh giá đúng về KBNN Tây Hồ làm tốt các công tác triển khai cơ chế, chính sách mới được ban hành của nhà nước để kịp thời ứng dụng trong công việc, tổng hợp được các khó khăn, vướng mắc cụ thể trong quá trình thực hiện, nâng cao được kết quả làm việc cũng như phần trách nhiệm mà KBNN Tây Hồ phải thực hiện.

Từ việc kiểm tra thường xuyên công tác triển khai các chính sách mới được ban hành, các cấp trên trực thuộc cũng có thể kịp thời nắm bắt được tình hình hoạt động

của các đơn vị cấp dưới, từ đó có thể nhanh chóng đưa ra những giải pháp hợp lý, đẩy mạnh kết quả công việc.

3.2.2. Hoàn thiện nội dung kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Kiểm soát chi thường xuyên NSNN cho các trường THCS qua Kho bạc Nhà nước Tây Hồ, TP.Hà Nội (Trang 68 - 71)