TÌNH HÌNH NGUỒN NƯỚC PHỤC VỤ SẢN XUẤT VỤ HÈ THU 2021 1.1 Khu vực Đông Nam Bộ

Một phần của tài liệu TAP TAI LIEU HOI NGHI SO KET HE THU 2021 (final).pdf_20210707134512 (Trang 25 - 29)

1.1. Khu vực Đông Nam Bộ

a) Tình hình mưa

Từ đầu vụ Hè Thu 2021 đến nay (từ tháng 4/2021), tổng lượng mưa (TLM) trung bình trên địa bàn các tỉnh vùng Đông Nam Bộ khoảng 470 mm, cao hơn 29% so với trung bình nhiều năm (TBNN) cùng thời kỳ. Theo không gian, lượng mưa giữa các trạm phân phố không đều, nhưng phổ biến là cao hơn so với TBNN, như: Dầu Tiếng cao hơn đạt 113% (tổng cộng 737 mm), Cần Đăng 75% (623 mm), Gò Dầu 44% (454 mm), Tây Ninh 20% (445 mm) (tỉnh Tây Ninh); Bình Long 96% (600 mm), Bù Đăng 58% (753 mm), Bù Đốp 58% (739%) (tỉnh Bình Phước); Sở Sao 42% (526 mm), Bến Cát 41% (423 mm), Phước Hòa 31% (488 mm) (tỉnh Bình Dương); Biên Hòa 41% (487 mm), Trị An 38% (496 mm) (tỉnh Đồng Nai); Tân

(368 mm), Vũng Tàu 9% (297 mm) (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Tuy nhiên, một số trạm có TLM thấp hơn TBNN, gồm: Phước Long thấp hơn 70% (tổng cộng 152 mm), Đồng Xoài 25% (366 mm) (tỉnh Bình Phước); Túc Trưng 50% (208 mm) (tỉnh Đồng Nai); trạm Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) 2% (248 mm).

Theo thời gian, lượng mưa phân bố theo các tháng như sau: Tháng 4 phổ biến từ 120-200 mm (cao hơn 114% TBNN), tháng 5 phổ biến từ 160-280 mm (cao hơn 15% TBNN), tháng 6 (tính đến ngày 8/6) phổ biến từ 20-50 mm (thấp hơn 38% TBNN). So sánh lượng mưa một số năm gần đây của một số trạm mưa thể hiện ở Hình 1.

Hình 1. So sánh lượng mưa vụ Hè Thu 2021 một số trạm vùng Đông Nam Bộ

b) Nguồn nước trữ trong hệ thống công trình thủy lợi

Đầu vụ Hè Thu 2021, hồ chứa tại các tỉnh vùng Đông Nam Bộ có dung tích trữ trung bình đạt 53% DTTK, các tỉnh có dung tích trữ thấp dưới 50% DTTK gồm: Bà Rịa-Vũng Tàu (31% DTTK), Đồng Nai (41% DTTK), Tây Ninh (45% DTTK). Kết quả so sánh dung tích trữ với dung tích thiết kế thể hiện ở Bảng 1 và

Bảng 1. So sánh dung tích trữ hồ chứa thời điểm đầu vụ Hè Thu 2021 và cùng kỳ

năm 2015, 2016, 2019,2020 với thiết kế

Tỉnh Tỷ lệ trữ năm 2021 (%)

Năm 2020 Năm 2019 Năm 2016 Năm 2015 Tỷ lệ trữ (%) Chênh lệch so với 2021 Tỷ lệ trữ (%) Chênh lệch so với 2021 Tỷ lệ trữ (%) Chênh lệch so với 2021 Tỷ lệ trữ (%) Chênh lệch so với 2021 Bình Dương 61 52 +9 61 0 56 +5 68 -7 Bình Phước 85 87 -2 91 -6 80 +5 86 -1 Tây Ninh 45 50 -5 49 -4 42 +3 58 -13 Đồng Nai 41 28 +13 32 +9 34 +7 29 +12 BR -VT 31 14 +17 16 +15 26 +5 35 -4

Hình 2. Dung tích trữ các hồ chứa thời điểm đầu vụ Hè Thu 2021 c) Tình hình hạn hán, thiếu nước

Từ đầu vụ Hè Thu năm 2021 đến nay, không xảy ra tình trạng hạn hán, thiếu nước. Khu vực hiện đã vào mùa mưa, bảo đảm đủ nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, kể cả các khu vực ngoài phạm vi phục vụ của công trình thủy lợi.

1.2. Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

a) Tình hình mưa

Lượng mưa mùa khô 2020-2021 trên lưu vực sông Mê Công ở mức xấp xỉ TBNN, cao hơn mùa khô 2019-2020 từ 10-20%. Trong tháng 3,4,5 xuất hiện nhiều đợt mưa trái mùa trên khắp các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL góp phần bổ sung nguồn nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, giảm nguy cơ xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

tháng 3 với ranh mặn 4g/l cách cửa sông 40-60 km vùng cửa sông Cửu Long, 85-92 km vùng hai sông Vàm Cỏ, 57 km trên sông Cái Lớn. Từ đầu tháng 4 trở đi xâm nhập mặn bắt đầu giảm dần. Chi tiết xâm nhập mặn tại các cửa sông như sau:

- Vùng hai sông Vàm Cỏ:

Trên sông Vàm Cỏ Tây, xâm nhập mặn đạt mức sâu nhất vào ngày 27- 28/3/2021 với ranh mặn 4 g/lít cách cửa sông 92 km, thấp hơn năm 2016 là 34 km, thấp hơn năm 2020 là 51km, sâu hơn TBNN 2 km.

Trên sông Vàm Cỏ Đông, xâm nhập mặn đạt mức sâu nhất vào ngày 28/3/2021 với ranh mặn 4 g/lít cách cửa sông 85 km, thấp hơn năm 2016 là 30 km, thấp hơn năm 2020 là 9km, sâu hơn TBNN 4 km.

- Vùng cửa sông Cửu Long:

Các cửa sông Cửa Tiểu- Cửa Đại, xâm nhập mặn đạt mức sâu nhất vào ngày 28/3/2021 với ranh mặn 4 g/lít cách cửa sông 46 km, thấp hơn năm 2016 là 6 km, thấp hơn năm 2020 là 45km, sâu hơn TBNN 3 km.

Sông Hàm Luông, xâm nhập mặn đạt mức sâu nhất vào ngày 26-28/3/2021 với ranh mặn 4 g/lít cách cửa sông 61 km, thấp hơn năm 2016 là 12 km, thấp hơn năm 2020 là 17km, sâu hơn TBNN 18km;

Sông Cổ Chiên, từ tháng 3 xâm nhập mặn có xu thế giảm và duy trì ở mức cách cửa sông 45-55 km, so với cùng kỳ năm 2016 thấp hơn 2-5 km, thấp hơn năm 2020 từ 1-3km, sâu hơn TBNN từ 2-4km.

Sông Hậu (Cửa Định An, Trần Đề), từ tháng 3 mặn có xu thế giảm và duy trì ở mức 40-45 km, so với cùng kỳ năm 2016 thấp hơn 5-8 km, thấp hơn năm 2020 từ 1-2km, so với cùng kỳ TBNN sâu hơn 2-7 km.

- Vùng sông Cái Lớn:

Xâm nhập mặn đạt mức sâu nhất vào ngày 26-28/3/2021 với ranh mặn 4 g/lít cách cửa sông 57 km, thấp hơn năm 2016 là 3 km, thấp hơn năm 2020 là 5km, sâu hơn TBNN 4 km;

c) Ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn

Vụ Hè Thu 2021, cây trồng không bị ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn do tình hình nguồn nước khá thuận lợi, các địa phương đã chủ động xuống giống ở những vùng được khuyến cáo đủ nước.

Một phần của tài liệu TAP TAI LIEU HOI NGHI SO KET HE THU 2021 (final).pdf_20210707134512 (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)