DỰ BÁO TÌNH HÌNH SVGH VỤ THU ĐÔN G MÙA 2021 1 Trên cây lúa

Một phần của tài liệu TAP TAI LIEU HOI NGHI SO KET HE THU 2021 (final).pdf_20210707134512 (Trang 45 - 46)

1. Trên cây lúa

- Tính đến thời điểm đầu tháng 6/2021, trong vụ Hè Thu 2021 diện tích nhiễm bệnh VL-LXL tăng so với cùng kì năm trước. Đây là nguy cơ lớn cho lúa Thu Đông-Mùa 2021, hơn nữa đây cũng là cầu nối của dịch bệnh sang vụ Đông

10-12/2021) nếu không thực hiện tốt những giải pháp quản lý kịp thời và hiệu quả. Theo dữ liệu bẫy đèn thu thập và cơ cấu mùa vụ lúa tại các tỉnh trong vùng, dự kiến các đỉnh cao rầy nâu di trú trong vụ lúa Thu Đông-Mùa (từ tháng 7 đến tháng 9/2021) sẽ diễn ra trong các thời điểm biến động từ ngày 8 đến ngày 16 ở mỗi tháng. Lưu ý, trong tháng 7/2021 rầy có thể di trú với số lượng lớn do lúa Hè Thu thu hoạch rộ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và thường trùng với lịch mùa vụ xuống giống vụ lúa Thu Đông, Mùa ở vùng Đông Nam Bộ, trùng với cao điểm gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát tán rầy di trú mang nguồn bệnh virut vàng lùn và lùn xoắn lá từ đồng bằng sông Cửu Long lên các tỉnh đông Nam bộ như đã diễn ra trong các năm 2006, 2008 và 2011.

- Ốc bươu vàng vẫn là đối tượng thường xuyên phát sinh gây hại mạnh trong tháng 7 trên lúa vụ Thu Đông-Mùa 2021, cần có biện pháp phòng trừ ngay trước khi gieo sạ. Do vậy các địa phương không chủ động nước nước phải hết sức lưu ý ở những cánh đồng không thóat được dễ bị ốc bươu vàng tấn công và gây hại nặng.

- Sâu cuốn lá nhỏ và bệnh đạo ôn lá sẽ phát sinh mạnh vào tháng 8/2021 vì đây là giai đọan lúa phát triển xung yếu, ẩm độ cao.

- Cuối tháng 8 và tháng 9 là lúc giai đọan lúa Thu Đông đa phần ở vào giai đọan đòng- trỗ, do vậy, những trà lúa gieo sạ dày bón phân nhiều phải chú ý thường xuyên phòng trừ bệnh khô vằn.

- Tháng 9 bệnh đạo ôn cổ bông sẽ xuất hiện, đây cũng là thời điểm bệnh bạc lá (cháy bìa lá) và lem lép hạt thường phát sinh và gây hại mạnh, cần có biện pháp phòng trừ thật tốt.

Ngoài các đối tượng trên, cần lưu ý chuột, sâu năn, nhện gié…

2. Trên cây trồng khác

- Bệnh chết nhanh, chết chậm trên hồ tiêu xuất hiện phổ biến và gây hại nặng trong mùa mưa (tháng 6 – 10) và đầu mùa khô (tháng 11 - 12). Do giá tiêu thấp nên khâu đầu tư chăm sóc, vệ sinh vườn kém có thể diện tích nhiễm sẽ gia tăng hơn các năm trước.

- Từ tháng 8-10/2020 thường chịu ảnh hưởng của mưa, bão diện tích nhiễm bệnh đốm nâu trên thanh long sẽ gia tăng cần lưu ý trên những vườn đang mang trái có thể sẽ bị nặng.

Ngoài các đối tượng trên cũng cần lưu ý bệnh thán thư trên sầu riêng và điều, bệnh Greening trên cây có múi, sâu đầu đen trên dừa...

Một phần của tài liệu TAP TAI LIEU HOI NGHI SO KET HE THU 2021 (final).pdf_20210707134512 (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)