Tình hình thời tiết thủy văn nổi bật những tháng đầu năm: Tình hình thời tiết:

Một phần của tài liệu TAP TAI LIEU HOI NGHI SO KET HE THU 2021 (final).pdf_20210707134512 (Trang 54 - 58)

III. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ SVGH TRONG VỤ HÈ THU, THU ĐÔNG

1. Tình hình thời tiết thủy văn nổi bật những tháng đầu năm: Tình hình thời tiết:

1.1. Tình hình thời tiết:

Trong 5 tháng đầu năm 2021, mưa trái mùa xuất hiện nhiều đợt với một vài điểm có mưa lớn cục bộ. Mùa mưa bắt đầu sớm, hầu hết các nơi trên khu vực bắt đầu mùa mưa vào ngày 14-15 tháng 4/2021. Cuối tháng 5, có một đợt mưa trên diện rộng kéo dài 7 ngày với một vài nơi mưa vừa, mưa to đến rất to. Tổng lượng mưa 5 tháng hầu hết cao hơn TBNN, trong đó vượt TBNN nhiều nhất vào tháng 4/2021. Nắng nóng cục bộ xuất hiện sớm nhưng mùa nắng nóng năm nay hoạt động ở mức dưới TBNN, kể cả mức độ nắng nóng cũng như thời gian kéo dài. Dông lốc, gió giật và sét đánh trong thời gian chuyển mùa và đầu mùa mưa đã gây ra một vài thiệt hại về con người và tài sản, hoa màu.

1.1.1. Bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ):

Sáng 03/6 bão Choi-Wan đã vượt qua đảo Lu-dông (Phi-líp-pin) và đi vào Đông Bắc Biển Đông, cơn bão số 1 trên Biển Đông năm 2021. Đến chiều ngày 04/6, bão số 1 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và tiếp tục suy yếu thêm đi ra ngoài Biển Đông (phía Đông kinh tuyến 120 độ Kinh Đông). Bão số 01 không ảnh hưởng đến đất liền nước ta.

Chiều 11/6, vùng áp thấp trên khu vực Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới. lúc 16g 17,80N-113,10E. Chiều 12/6 mạnh lên thành bão số 2 có tên là KOGUMA, lúc 13g vị trí 18,80N- 109,00 E. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10. Sáng ngày 13/6, sau khi đi vào khu vực từ Thái Bình đến phía Bắc Nghệ An, bão số 2 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Lúc 7g vị trí 19,90 N 105,50 E trên đất liền khu vực Thanh Hóa

Nhiệt độ trung bình trong tháng 1 và tháng 2 năm 2021 hầu hết thấp hơn TBNN; Tháng 3/2021 cao hơn TBNN. Tháng 4 xấp xỉ TBNN và tháng 5 cao hơn TBNN.

Nhiệt độ thấp nhất: Trong 3 tháng đầu năm phổ biến trong khoảng từ 17-22 độ. So với TBNN ở mức xấp xỉ trên hầu hết toàn khu vực. Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối là 14.40C, xảy ra tại Tà Lài, Đồng Nai ngày 13/11, không vượt quá giá trị lịch sử.

Nhiệt độ cao nhất: Trong tháng 1/2021 đã xuất hiện nhiệt độ cao nhất trên 35 độ trong 1-2 ngày tại Biên Hòa (Đồng Nai). Tháng 2, cùng với sự tăng dần của nhiệt độ, nhiệt độ cao nhất cũng tăng theo. Một vài nơi có nhiệt độ cao nhất xấp xỉ và trên 35 độ như Đồng Xoài (Bình Phước); Tây Ninh; Đỉnh điểm của nắng nóng năm nay rơi vào tháng 3 với hầu hết cả tháng có nắng nóng diện rộng ở Miền Đông và cục bộ ở Miền Tây. Cũng trong tháng 3, ở Miền Đông có một vài ngày nắng nóng gay gắt và nhiệt độ cao nhất tuyệt đối trong năm là 38.4 độ, xảy ra tại Biên Hòa, Đồng Nai vào ngày 25/3. Giá trị cao nhất tuyệt đối này ở dưới ngưỡng lịch sử trên khu vực và tại trạm đo.

Nhìn chung, trong 5 tháng đầu năm 2021 không có bất kỳ giá trị lịch sử nào về nhiệt độ trên toàn bộ khu vực Nam Bộ. Thời tiết khá ôn hòa, dễ chịu. Mùa lạnh nhiệt độ không quá thấp và mùa nắng nóng có nhiệt độ không quá cao.

1.1.3 Mưa

Trong thời mùa khô từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2021, Nam Bộ luôn xảy ra những trận mưa trái mùa. Cụ thể, trong tháng 1, có mưa diện rộng với một vài nơi có mưa vừa, mưa to trong 3 ngày: Ngày 4 và 22-23/1. Tại 3 trạm đo có lượng mưa cao hơn TBNN đều là những nơi có lượng mưa lớn trong 24 giờ. Lượng mưa lớn nhất 24h tại Tân Sơn Hòa (TP HCM) là 95.7mm xảy ra vào ngày 23/1; Rạch Giá 44.8mm xảy ra vào ngày 5/1; Vĩnh Long 42mm xảy ra vào ngày 7/1.

Tháng 2, không có mưa diện rộng, chỉ có mưa vài nơi vào những ngày 6, 8 và 11/2. Tuy diện mưa không rộng nhưng vẫn xảy ra mưa vừa, mưa to ở một vài nơi. Tổng lượng mưa tháng hầu hết không lớn, chuẩn sai mưa hầu hết xấp xỉ TBNN. Một vài nơi cao hơn TBNN, chủ yếu xảy ra ở Miền Đông và các trạm đảo của Miền Tây. Lượng mưa ngày cao nhất 47mm tại Phước Long xảy ra vào ngày 09/02.

Tháng 3 mưa ít, tổng lượng mưa tháng 3 xấp xỉ và thấp hơn TBNN. Lượng mưa ngày cao nhất 37.1mm tại Đồng Xoài (Bình Phước) xảy ra vào ngày 12/3.

Tổng lượng mưa trong 3 tháng mùa khô hầu hết xấp xỉ dưới và thấp hơn TBNN. Đặc biệt là Cà Mau, trong suốt 3 tháng mùa khô hầu như không có mưa trái mùa nên tổng lượng mưa thấp hơn TBNN đáng kể. Riêng Tân Sơn Hòa (TPHCM), do có mưa lớn cục bộ nên tổng lượng mưa 3 tháng mùa khô cao hơn TBNN với tỷ lên vượt chuẩn trên 200%.

Tháng 4, mưa xuất hiện diện rộng với một vài nơi có mưa vừa, mưa to đến rất to ngay từ những ngày đầu tháng. Tổng lượng mưa tháng cao hơn TBNN, có những nơi cao hơn TBNN rất nhiều. Tháng 5, có một đợt mưa trên diện rộng kéo dài 7 ngày, từ ngày 21-27/5.Tổng lượng mưa tháng hầu hết xấp xỉ TBNN, riêng trạm đảo Phú Quốc cao hơn TBNN rất nhiều và Phước Long (Bình Phước) thấp hơn TBNN.

Tổng lượng mưa trong 5 tháng hầu hết cao hơn TBNN, đặc biệt tại TPHCM và Phú Quốc cao hơn TBNN đáng kể với mức vượt chuẩn xấp xỉ đến trên 100%. Riêng Phước Long (Bình Phước) thấp hơn TBNN đáng kể với tỷ lên hụt chuẩn trên 50%.

1.2. Tình hình thủy văn:

Mực nước tháng 12/2020 tại các trạm thượng nguồn sông Mê Công khu vực từ dưới Kratie xuống chậm và ở mức thấp hơn TBNN từ 0.70-1.70m; đến ngày 01/06/2021, mực nước tại các trạm dưới Kratie xấp xỉ TBNN , tại Kratie cao hơn cùng kỳ năm 2020 là 1.40m. Từ tháng 01/2021 đến nay, tổng lượng dòng chảy sông Mê Công về đầu nguồn sông Cửu Long qua hai trạm Tân Châu và Châu Đốc ở mức cao hơn TBNN một ít. Nhưng cao hơn cùng kỳ năm 2020 trung bình khoảng 50 %, tháng cao nhất là tháng 5, cao hơn cùng kỳ năm 2020 khoảng 85%

Mực nước tại trạm Kompong Luong (Biển Hồ-Campuchia) thấp hơn TBNN 0,60m và cao hơn cùng kỳ năm 2020 là 0,36m. Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long dao động theo triều ở mức cao hơn cùng kỳ khoảng 0,10- 0,50m

Trên sông Sài Gòn, mực nước cao nhất xuất hiện trong tháng I ở mức xấp xỉ BĐIII, tại Phú An 1.61m xuất hiện ngày 21 và cao hơn cùng kỳ năm 2020 là 0.10m.

Xâm nhập mặn cao hơn TBNN, nhưng thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2020, có những nơi thấp hơn cùng kỳ năm 2016, tình trạng hạn hán, sụt lún không gay gắt nghiêm trọng như mùa khô năm 2020, độ mặn cao nhất xuất hiện trong khoảng thời gian nửa đầu tháng 4 sau đó giãm nhanh.

Độ mặn 4 g/l xâm nhập sâu nhất trên các sông:

Sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây: Phạm vi xâm nhập mặn khoảng 80- 90km, thấo hơn cùng kỳ năm 2020 khoảng 40-50km; Sông Cửa Tiểu, Cửa Đại: Phạm vi xâm nhập mặn khoảng 40-45km, thấp hơn cùng kỳ năm 2020 khoảng 15-20km;

Sông Hàm Luông: Phạm vi xâm nhập mặn khoảng 50-60km, thấp hơn cùng kỳ năm 2020 khoảng 20km;

Sông Cổ Chiên: Phạm vi xâm nhập mặn khoảng 40km, thấp hơn cùng kỳ năm 2020 khoảng 25-30 km

Sông Hậu: Phạm vi xâm nhập mặn khoảng 40-45km, thấp hơn cùng kỳ năm 2020 khoảng 20km,

Sông Cái Lớn: Phạm vi xâm nhập mặn khoảng 50km, thấp hơn cùng kỳ năm 2020 khoảng 10km,

Các hồ chứa đầu nguồn sông Đồng Nai ở mức thấp hơn mực nước dâng bình thường khoảng 5.5- 8.2m; xấp xỉ cùng kỳ năm 2020.

Hồ Dầu Tiếng : 18.91m ( 24.4m); Hồ Trị An: 53.82m ( 62.0m).

Một phần của tài liệu TAP TAI LIEU HOI NGHI SO KET HE THU 2021 (final).pdf_20210707134512 (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)