Kết quả chuyển giao kỹ thuật cho sản xuất

Một phần của tài liệu TAP TAI LIEU HOI NGHI SO KET HE THU 2021 (final).pdf_20210707134512 (Trang 68 - 71)

I. Kết quả nghiên cứu và chuyển giao giống cây ăn quả mớ

2. Kết quả chuyển giao kỹ thuật cho sản xuất

Từ kết quả các đề tài/ dự án các cấp trong nước và hợp tác quốc tế, Viện đã xây dựng trên 50 quy trình công nghệ trong sản xuất giống; thâm canh cây ăn quả, rau, hoa; quản lý dịch hại tổng hợp v.v. Trong đó có 9 quy trình kỹ thuật và công nghệ tiêu biểu đang được ứng dụng rộng rãi trong thời gian gần đây. Viện đã phát triển được nhiều sản phẩm công nghệ như: SOFRI Protein, SOFRI-Trừ kiến, SOFRI- Trichoderma, SOFRI-BTEC,... Một số kỹ thuật được chuyển giao vào sản xuất trong thời gian gần đây như:

- Trồng thanh long theo kiểu giàn chữ T (T-bar) giúp cây sinh trưởng tốt, năng suất cao, tỷ lệ nhiễm bệnh đốm nâu ít và hiệu quả kinh tế cao hơn so với nghiệm thức kiểu trồng giàn đơn và kiểu trồng trồng trụ truyền thống. Kiểu trồng giàn chữ T cho lợi nhuận cao nhất sau 4 năm trồng. Viện xây dựng 5 mô hình mẫu và đã tổ chức cho 351 nông dân tham quan học tập để giới thiệu mô hình và kỹ thuật trồng thanh long theo kiểu mới kiểu giàn chữ T, đồng thời tập huấn chuyển giao kỹ thuật canh tác này cho 280 nông dân và 60 cán bộ địa phương các tỉnh phía Nam và có trên 100 nông dân đang áp dụng trồng theo kỹ thuật này.

- Viện đã chuyển giao mô hình và quy trình kỹ thuật ghép chuyển đổi giống nhanh cho vườn xoài bưởi sang giống xoài chất lượng cao cho tỉnh Đồng Nai; các sổ tay kỹ thuật: sản xuất măng cụt theo tiêu chuẩn VietGAP; Kỹ thuật sản xuất quýt Đường theo tiêu chuẩn VietGAP ở tỉnh Bình Phước; Mô hình sản xuất măng cụt tăng năng suất, chất lượng và đạt chứng nhận VietGAP cho tỉnh Đồng Nai; Mô hình sản xuất quýt Đường theo tiêu chuẩn VietGAP cho tỉnh Bình Phước.

- Viện đã xây dựng được 5 Quy trình kỹ thuật xử lý ra hoa trái vụ cây thanh long, nhãn, chôm chôm, xoài và sầu riêng cho các tỉnh Nam Bộ đã cho triển khai thử nghiệm trên các mô hình ở các tỉnh Bình Thuận, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Nai. Quy trình Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mãng cầu ta cho tỉnh Đồng Nai

- Viện đã tư vấn, xây dựng mô hình sản xuất theo hướng an toàn, IPM, VietGAP, GlobalGAP gắn kết với tiêu thụ sản phẩm trên nhiều chủng loại cây ăn quả: thanh long, xoài, nhãn, chôm chôm, bưởi, cam, măng cụt, dưa hấu, mãng cầu... tại các địa phương. Đã duy trì 9 mô hình áp dụng IPM trên nhãn, thanh long, xoài với tổng diện tích 164 ha tại 7 HTX và 2 THT; đã tổ chức 18 lớp tập huấn với 712 lượt nông dân và cán bộ tham dự tại 8 tỉnh (Tiền Giang, Long An, Bình Thuận, Đồng Tháp, Đồng Nai, Vĩnh Long, Hưng Yên và Bắc Giang). Đã xây dựng 16 mô hình trình diễn và tập huấn cho 974 lượt nông dân và cán bộ địa phương (27 lớp) về quản lý bệnh đốm nâu trên thanh long tại 4 tỉnh tham dự (Tiền Giang, Long An, Bình Thuận và Trà Vinh)

- Hỗ trợ HTX được cấp 16 mã vùng trồng xoài tượng da xanh, thanh long, nhãn, xoài tại An Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang, Long An, Bình Thuận và Đồng Tháp phục vụ xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ và các thị trường khác.

- Phối hợp với các doanh nghiệp Công ty cổ phần Anova Thabico, Tập đoàn Lộc Trời, Công ty CP phân bón dầu khí Cà Mau, Công ty VFC Syngenta, DN Chánh Thu,...) trong việc chuyển giao giống, xây dựng vùng nguyên liệu, xây dựng mô hình quy trình sản xuất, hỗ trợ cấp mã số vùng trồng, …

Viện đã tham gia biên soạn, xuất bản nhiều ấn phẩm, viết tin bài đăng phát trên báo, đài phát thanh, truyền hình, hội nghị - hội thảo và tạp chí trong và ngoài nước./.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIÓNG LÚA VÀ CHUYỂN GIAO CHO SẢN XUẤT CỦA VIỆN LÚA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU GIAO CHO SẢN XUẤT CỦA VIỆN LÚA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU

LONG

Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long

Một phần của tài liệu TAP TAI LIEU HOI NGHI SO KET HE THU 2021 (final).pdf_20210707134512 (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)