khảm lá sắn do virus gây hại tại 5 tỉnh trồng sắn trọng điểm (Đồng Nai, Tây Ninh, Đắk Lắk, Phú Yên, Gia Lai); duy trì được năng suất sắn trong mô hình đạt ≥ 30 tấn/ha;
- Tổ chức 10 lớp tập huấn cho người trực tiếp tham gia mô hình (500 lượt người) và 4 lớp tập huấn cho 160 lượt người ngoài mô hình ến học tập, làm theo;
- Tổ chức 10 hội nghị tổng kết đánh giá mô hình với 500 lượt người tham gia; - Tổ chức các hoạt động thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình (5 hội thảo đầu bờ, 5 bài báo và 1 hội thảo vùng miền).
1.5. Dự án: Xây dựng mô hình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn áp dụng công nghệ cao cho TP. HCM và một số tỉnh phía Nam theo hướng bền dụng công nghệ cao cho TP. HCM và một số tỉnh phía Nam theo hướng bền vững (Thời gian thực hiện: 2020 – 2022); Đơn vị chủ trì: Trung tâm N/C Chuyển giao TBKT NN - Viện KHKT NN Miền Nam/ CNDA ThS. Ngô Minh Dũng.
- Dự án thực hiện tại 4 tỉnh: Đồng Nai, Tiền Giang, Bà Rịa –Vũng Tàu, Tp Hồ Chí Minh.
- Kinh phí: Năm 2021 là 1.500 triệu đồng.
* Kết quả thực hiện năm 2021:
- Xây dựng 5 mô hình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn theo hướng nông nghiệp công nghệ cao (trong nhà màng, nhà lưới) với tổng quy mô 70ha với các loại rau: cải xanh 32ha, mùng tơi 4ha, cải cúc 4ha, dưa leo 15ha, khổ qua 15ha.
- Quy trình kỹ thuật: áp dụng kỹ thuật sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ cao: Tưới tự động, dinh dưỡng cân đối cho rau áp dụng công thức phân bón với lượng phân theo các quy trình, dùng màng phủ nông nghiệp và sử dụng lưới làm giàn cho rau ăn quả để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
- Năng suất trong các mô hình trung bình đạt 28,918 tấn/ha lãi khoảng trên 180 triệu đồng/ha/năm.
1.6. Dự án: Xây dựng mô hình sản xuất sắn thương phẩm sạch bệnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh (Thời gian thực hiện: 2020 – 2022); Đơn vị chủ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh (Thời gian thực hiện: 2020 – 2022); Đơn vị chủ trì: TTKN Tây Ninh/Chủ nhiệm dự án: KS. Phan Thanh Quang.
- Dự án thực hiện tại tỉnh Tây Ninh. - Kinh phí: Năm 2021 là 750 triệu đồng).
- Xây dựng mô hình sản xuất sắn thương phẩm sạch bệnh với quy mô thực hiện 57 ha, mô hình tiếp tục triển khai năm thứ 2 tại huyện Tân Biên, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh. Giống sắn sử dụng là KM94.
- Năng suất tại mô hình đạt trung bình 32 tấn/ha, hiệu quả kinh tế tăng 15% so với ngoài mô hình.
1.7. Dự án: Xây dựng mô hình thâm canh xoài theo tiêu chuẩn VietGAP tại tỉnh Đồng Tháp (Thời gian thực hiện: 2020 – 2022); Đơn vị chủ VietGAP tại tỉnh Đồng Tháp (Thời gian thực hiện: 2020 – 2022); Đơn vị chủ trì: Trung tâm dịch vụ nông nghiệp và nước sạch nông thôn/CNDA: Ths. Trần Văn Nhãn.
- Dự án thực hiện tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. - Kinh phí: Năm 2021 là 750 triệu đồng.
*Kết quả thực hiện: Xây dựng mô hình thâm canh xoài theo tiêu chuẩn
VietGAP được cấp mã vùng trồng và gắn với tiêu thụ sản phẩm, quy mô: 15 ha
- Cây xoài sinh trưởng phát triển tốt, ít sâu bệnh hại. Vụ chính thu hoạch xoài vào tháng 3-4, do dự án triển khai muộn cho lên chỉ tính năng suất vụ nghịch năng suất bình quân trong mô hình đạt 3 tấn/ha cao hơn ngoài mô hình 0,5 tấn/ha (tăng 20% so với ngoài mô hình).
- Lợi nhuận trong mô hình đạt 110,385 triệu đồng/ha cao hơn ngoài mô hình 26 triệu đồng/ha (tăng hơn 30,9% so với ngoài mô hình)
- Sản phẩm của mô hình được cấp mã số vùng trồng được dán nhãn tem truy xuất nguồn gốc mã QR-Code và sản phẩm của mô hình được liên kết tiêu thụ hết 100%.
1.8. Dự án: Xây dựng mô hình sản xuất phân hữu cơ sinh học bằng chế phẩm Biotech Japan EM và ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp (Thời chế phẩm Biotech Japan EM và ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp (Thời gian thực hiện: 2020 – 2022); Đơn vị chủ trì: Viện Phát triển sáng chế và đổi mới công nghệ/ CNDA KS. Nguyễn Văn Thanh
- Địa điểm thực hiện: tại 5 tỉnh Lâm Đồng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cần Thơ, Cà Mau.
- Kinh phí: Năm 2021 là 1.500 triệu đồng.
* Kết quả thực hiện năm 2021:
- Mô hình ứng dụng chế phẩm EM để xử lý 800 tấn chất thải nông nghiệp bao gồm 400 tấn chất thải từ nuôi trồng thủy sản và 400 tấn phế, phụ phẩm trồng trọt để tạo ra khoảng 600 tấn phân hữu cơ phục vụ sản xuất lúa và rau.
- Mô hình Ứng dụng dụng phân bón hữu cơ để sản xuất 60 ha lúa và 20 ha rau (cải bắp), tăng hiệu quả kinh tế mô hình trồng trọt 10% trở lên so với sản xuất đại trà
1.9. Dự án: Xây dựng mô hình ứng dụng mạ khay, máy cấy trong sản xuất lúa tại một số tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long (Thời gian thực hiện: xuất lúa tại một số tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long (Thời gian thực hiện:
2020 – 2022); Đơn vị chủ trì: Viện lúa đồng bằng Sông Cửu Long/CNDA TS. Trần Ngọc Thạch
- Địa điểm thực hiện: tại 3 tỉnh Tiền Giang, Sóc Trăng, Hậu Giang - Kinh phí: Năm 2021 là 2.000 triệu đồng
* Kết quả thực hiện năm 2021:
- Xây dựng 03 mô hình ứng dụng mạ khay, máy cấy trong sản xuất lúa tại 03 tỉnh: Tiền Giang, Sóc Trăng, Hậu Giang (mỗi tỉnh 01 MH). Tổng quy mô đạt 220ha, dự kiến 130 hộ tham gia. Tại mỗi mô hình sử dụng hệ thống máy móc thiết bị gồm: máy trộn đất, máy gieo hạtt, khay gieo mạ, chọn máy cấy tùy thuộc địa phương và vùng canh tác; sử dụng giống lúa cấp xác nhận trở lên.
- Tổ chức tập huấn, đào tạo ngoài mô hình, hội nghị đầu bờ, hội thảo sơ kết mô hình, lắp đặt biển pano mô hình, in và phát hành tờ rơi kỹ thuật theo thuyết minh được duyệt.
1.10. Dự án: Xây dựng mô hình ứng dụng máy sạ theo khóm trong sản xuất lúa tại tỉnh Vĩnh Long (Thời gian thực hiện: 2020-2022); Đơn vị sản xuất lúa tại tỉnh Vĩnh Long (Thời gian thực hiện: 2020-2022); Đơn vị chủ trì: Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp Vĩnh Long/ TS Lê Thị Thanh Hiền.
- Địa điểm thực hiện: tại tỉnh Vĩnh Long. - Kinh phí: Năm 2021 là 742,5 triệu đồng.
* Kết quả thực hiện năm 2021:
- Xây dựng 01 mô hình trình: “Ứng dụng máy sạ theo khóm trong sản xuất lúa với quy mô 50 ha.Tăng năng suất lao động 50%, giảm tối thiểu ½ lượng hạt giống so với phương pháp sạ lan truyền thống. Hiệu quả kinh tế tăng trên 20%.
- Xây dựng 01 mô hình tổ chức quản lý sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tại điểm mô hình.
- Tổ chức tập huấn, đào tạo ngoài mô hình, hội nghị đầu bờ, lắp đặt biển pano mô hình theo thuyết minh được duyệt.
1.11. Dự án: Xây dựng mô hình ứng dụng máy sạ theo khóm trong sản xuất lúa tại tỉnh Bạc Liêu (Thời gian thực hiện: 2020 - 2022); Đơn vị chủ sản xuất lúa tại tỉnh Bạc Liêu (Thời gian thực hiện: 2020 - 2022); Đơn vị chủ trì: Trung tâm Khuyến nông Bạc Liêu/CNDA KS. Lê Hữu Ân.
- Địa điểm thực hiện: tại tỉnh Bạc Liêu. - Kinh phí: Năm 2021 là 2.150 triệu đồng.
* Kết quả thực hiện năm 2021:
- Xây dựng 01 mô hình trình: “Ứng dụng máy sạ theo khóm trong sản xuất lúa với quy mô 50ha.Tăng năng suất lao động 50%, giảm tối thiểu ½ lượng hạt giống so với phương pháp sạ lan truyền thống. Hiệu quả kinh tế tăng trên 20%.
- Xây dựng 01 mô hình tổ chức quản lý sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tại điểm xây dựng mô hình.
- Tổ chức tập huấn, đào tạo ngoài mô hình, hội nghị đầu bờ, lắp đặt biển pano mô hình theo thuyết minh được duyệt.
2. Các Dự án mở mới thực hiện trong giai đoạn 2021-2023:
2.1. Dự án: Xây dựng mô hình vườn mẫu cây ăn quả thích ứng với biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long (Viện cây ăn quả miền biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long (Viện cây ăn quả miền Nam/CNDA: TS. Lê Quốc Điền)
- Địa điểm thực hiện: tại tỉnh An Giang, Hậu Giang Long An, Tiền Giang.
- Thời gian thực hiện: trong 3 năm 2021-2023; Kinh phí 5.000 triệu đồng (trong đó năm 2021 là 1.000 triệu đồng).
- Kết quả của dự án:
+ Xây dựng 6 mô hình vườn mẫu trồng, thâm canh cây ăn quả (bưởi, xoài, sầu riêng) tại các vùng bị hạn hán, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long, áp dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm. Tổng quy mô 46 ha, gồm: (1). Mô hình trồng thâm canh bưởi, quy mô 12 ha thực hiện 2-3 năm liên tiếp/địa điểm; (2) Mô hình thâm canh xoài, quy mô 14 ha thực hiện 2-3 năm liên tiếp/địa điểm và 2 ha thực hiện 1 năm; (3) Mô hình trồng thâm canh sầu riêng, quy mô 12 ha thực hiện 2-3 năm liên tiếp/địa điểm và 6 ha thực hiện 1 năm.
+ Hiệu quả kinh tế tăng ≥ 20% so với sản xuất ngoài mô hình.
2.2. Dự án: Xây dựng mô hình mẫu sản xuất thâm canh Điều bền vững
(Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây điều chủ trì, CNDA: TS. Trần Thế Lâm) - Địa điểm thực hiện: Đồng Nai, Bình Thuận, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu
- Thời gian thực hiện: trong 3 năm 2021-2023; Kinh phí 4.200 triệu đồng (trong đó năm 2021 là 800 triệu đồng).
- Kết quả của dự án:
+ Xây dựng được 04 mô hình mẫu thâm canh vườn Điều kinh doanh, quy mô 15 ha/mô hình, tổng quy mô 60 ha/năm (thực hiện 3 năm liên tiếp trên cùng địa điểm). Năng suất Điều cao hơn so với sản xuất ngoài mô hình từ 15% trở lên. Hiệu quả kinh tế tăng trên 20%.
+ Xây dựng 08 mô hình trồng mới, trồng thay thế vườn Điều già cỗi bằng các giống Điều mới có năng suất, chất lượng cao (quy mô 5 ha/ mô hình) (trồng năm thứ nhất và năm thứ hai). Tổng quy mô diện tích đạt 40 ha. Tỷ lệ sống đạt ≥90%, cây cho bói sau 24 tháng trồng.
+ Xây dựng 04 mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm Điều giữa nông dân và doanh nghiệp. Xây dựng được quy chế hoạt động.
+ Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, thông tin tuyên truyền để nhân rộng mô hình.
2.3. Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất ngô sinh khối làm thức ăn xanh cho chăn nuôi gia súc”. (Viện Nghiên cứu Ngô/ TS. Vương Huy Minh) xanh cho chăn nuôi gia súc”. (Viện Nghiên cứu Ngô/ TS. Vương Huy Minh)
- Địa điểm thực hiện: Sơn La, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hà Nam, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Đồng Nai
- Thời gian thực hiện: trong 3 năm 2021-2023; Kinh phí 8.000 triệu đồng (trong đó năm 2021 là 1.000 triệu đồng).
- Kết quả của dự án:
+ Xây dựng mô hình sản xuất ngô sinh khối với quy mô 450 ha trong 3 năm, năng suất sinh khối đạt trung bình 50 tấn/ha. Hiệu quả kinh tế tăng 15- 20% so với sản xuất ngô lấy hạt đại trà.
+ Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, sơ kết, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình.
+ Nhân rộng mô hình với diện tích ≥ 20% so với tổng quy mô dự án được duyệt.