III. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ SVGH TRONG VỤ HÈ THU, THU ĐÔNG
1. Trên cây lúa
- Thực hiện nghiêm túc Công văn số 5112/BNN-BVTV ngày 21/6/2017 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về việc phòng chống rầy nâu, bệnh vàng lùn, LXL hại lúa; Công văn số 154/BVTV-TV, ngày 16/01/2018, về việc tăng cường phòng chống sâu năn, bệnh VL,LXL hại lúa của Cục BVTV.
- Sau khi thu hoạch lúa Hè Thu 2021 vận động nông dân vệ sinh đồng ruộng, cài ải đảm bảo thời gian cách ly nguồn bệnh tối thiểu là 15 ngày; theo dõi bẫy đèn, tình hình khí tượng thủy văn để xác định lịch cụ thể gieo sạ cho từng vùng, tiểu vùng nhằm đảm bảo xuống giống lúa Thu Đông-Mùa 2021 theo hướng tập trung, né rầy hạn chế thấp nhất rầy nâu mang mầm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá truyền bệnh cho cây lúa non và ảnh hưởng bất lợi của thời tiết phải sạ đi sạ lại nhiều lần.
- Củng cố, tăng cường hệ thống bẫy đèn ở địa phương giúp phát hiện nhanh chóng, kịp thời cao điểm thành trùng rầy nâu, sâu cuốn lá, sâu năn… thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để quản lý tốt các đối tượng này.
- Áp dụng các biện pháp tổng hợp để diệt trừ chuột, ốc bươu vàng ngay từ đầu vụ.
- Thực hiện đồng bộ chương trình IPM, 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, Công nghệ sinh thái (trồng hoa trên bờ ruộng). Tập trung vào các biện pháp gieo cấy thưa, bón phân cân đối, tạo cây lúa khỏe ngay từ đầu vụ chống chịu tốt với các đối tượng sâu bệnh và ảnh hưởng từ môi trường.
- Theo dõi tình hình mưa, lũ để có biện pháp quản lý tốt trên các trà lúa mới gieo sạ không để xảy ra tình trạng ngập úng phải gieo sạ lại và giai đoạn chín hay bị đỗ ngã, ngập úng làm thất thu năng suất.
- Chủ động phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng cung cấp thông tin tuyên truyền về tác động của thời tiết bất thuận, các dự báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng và phương án phòng chống kịp thời.