CÔNG TÁC BẢO VỆ THỰC VẬT VỤ HÈ THU 2021 1 Tình hình sinh vật gây hại cây trồng vụ Hè Thu

Một phần của tài liệu TAP TAI LIEU HOI NGHI SO KET HE THU 2021 (final).pdf_20210707134512 (Trang 40 - 45)

1. Tình hình sinh vật gây hại cây trồng vụ Hè Thu 2021

Trong vụ Hè Thu 2021, tình hình sinh vật gây hại trên lúa cũng như nhiều cây trồng khác có xu hướng tăng so với Hè Thu 2020 như rầy nâu, bệnh vàng lùn- LXL, bệnh đạo ôn trên cây lúa; sâu keo mùa thu trên cây ngô; bệnh thán thư trên cây điều, bệnh Greening trên cây có múi, bệnh chổi rồng trên cây nhãn, bệnh đốm nâu trên cây thanh long…. Bên cạnh đó còn xuất hiện 02 đối tượng gây hại mới (sâu đầu đen trên dừa, sâu ăn lá trên cây lâm nghiệp) đã được phòng trừ tốt. Riêng bệnh khảm lá sắn đến nay vẫn diễn biến phức tạp.

1.1. Tình hình SVGH trên lúa: (Phụ lục 1, 2)

1.1.1. Rầy nâu:

Diện tích nhiễm rầy cao điểm trong toàn vùng từ đầu vụ đến nay là 31.736 ha (tăng 22.314 ha so với cùng kì năm trước), mật số rầy phổ biến là 1.000 – 1.500 con/m2, nơi cao mật số > 3.000-5.000 con/m2 với diện tích 1.000 ha. Các tỉnh có diện tích nhiễm phân bố ở các tỉnh Bạc Liêu, Long An, An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, …

Kết quả tổng hợp dữ liệu rầy nâu vào đèn vụ Hè Thu 2021 ở các tỉnh phía Nam cho thấy mật số rầy nâu vào đèn thấp thuận lợi cho công tác xuống giống (chi tiết Phụ lục 1).

1.1.2. Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá lúa:

Từ đầu vụ đến nay có 3.056 ha bị nhiễm bệnh VL- LXL (tăng 1.857 ha so với cùng kì năm trước), tỷ lệ bệnh < 10%, nơi cao > 10% với diện tích 511 ha. Bệnh xuất hiện ở các tỉnh Kiên Giang và Cần Thơ.

Tổng diện tích nhiễm bệnh đạo ôn 11.474 ha (tăng 4.507 ha so với cùng kì năm trước), tỷ lệ nhiễm bệnh phổ biến 5-10%, nơi cao tỷ lệ > 20% có 45 ha.

Các tỉnh có bệnh xuất hiện phổ biến như Long An, Kiên Giang, Đồng Tháp, Bạc Liêu, An Giang, Hậu Giang, …

Đối với bệnh đạo ôn cổ bông, diện tích nhiễm bệnh 7.610 ha (tăng 3.963 ha so với cùng kì năm trước), tỷ lệ nhiễm bệnh phổ biến 5-10%, nơi cao > 10% với diện tích 256 ha.

Bệnh xuất hiện ở các tỉnh Bạc Liêu, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Hậu Giang, An Giang, …

1.1.4. Ốc bươu vàng:

Tổng diện tích nhiễm OBV 12.191 ha (tăng 9.125 ha so với cùng kì năm trước) với mật số phổ biến 2-4 con/m2. OBV xuất hiện và gây hại phổ biến ở các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Long An, Hậu Giang, Đồng Tháp, Trà Vinh, …

1.1.5. Sâu cuốn lá nhỏ:

Xuất hiện chủ yếu trên các trà lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trổ. Toàn vùng có 3.787 ha (giảm 1.343 ha so với cùng kì năm trước), mật số sâu phổ biến từ 10-20 con/m2. Các tỉnh có sâu cuốn lá nhỏ xuất hiện như An Giang, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Tiền Giang, Hậu Giang, …

1.1.6. Bệnh lem lép hạt:

Diện tích nhiễm 14.378 ha (tăng 7.235 ha so với cùng kì năm trước), tỷ lệ nhiễm bệnh phổ biến 5-15%, nơi cao > 20% với diện tích 47 ha. Các tỉnh có bệnh xuất hiện phổ biến như Bạc Liêu, Đồng Tháp, Kiên Giang, Sóc Trăng, Hậu Giang, An Giang, …

1.1.7. Bệnh bạc lá (cháy bìa lá):

Diện tích nhiễm 8.075 ha (tăng 2.967 ha so với cùng kì năm trước), tỷ lệ nhiễm bệnh phổ biến 5-10%. Các tỉnh có bệnh xuất hiện phổ biến như Bạc Liêu, Sóc Trăng, Long An, Kiên Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, …

1.1.8. Chuột:

Diện tích nhiễm 5.104 ha (giảm 786 ha so với cùng kì năm trước), tỷ lệ dãnh bị hại phổ biến 5-7%, nơi cao > 10% với diện tích 198 ha. Các tỉnh có chuột xuất hiện và gây hại phổ biến ở An Giang, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Hậu Giang, Long An, Sóc Trăng, …

Ngoài ra, còn một số đối tượng dịch hại khác như bọ trĩ (2.863 ha), bệnh đốm vằn (1.312 ha), sâu đục thân (dảnh héo: 623 ha; bông bạc: 1.263 ha), bệnh vàng lá (2.489 ha), sâu phao (76 ha;), bọ xít dài (31 ha) xuất hiện gây hại với tỷ lệ, mật số không cao (chi tiết tại Phụ lục 2).

1.2.1. Cây Khoai mì:

Diện tích trồng khoai mì toàn vùng hiện nay khoảng 71.339 ha. Lũy kế diện tích nhiễm bệnh trong vụ đến tháng 6/2021 là 45.143,3 ha (giảm 4.667,2 ha so với cùng kỳ năm trước). Trong đó tỷ lệ nhiễm nhẹ (< 30 %) là 32.139,4 ha; nhiễm trung bình (30-70%) 11.698,8 ha; nhiễm nặng (> 70%) 1.305,1 ha.

Hiện nay, bệnh khảm lá hiện nhiễm ngoài đồng với diện tích khoảng 38.254,2 ha (tăng 3.874,9 ha so với cùng kỳ năm trước), trong đó tỷ lệ nhiễm nhẹ (<30%) 27.396,8 ha; nhiễm trung bình (30-70%) 9.650,8 ha; nhiễm nặng (> 70%) 1.206,6 ha. Bệnh xuất hiện gây hại tại các huyện, thành phố của tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, BR-Vũng Tàu, Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An và An Giang.

1.2.2. Sâu keo mùa thu hại ngô (bắp):

Diện tích trồng bắp toàn vùng hiện nay vào khoảng trên 30.996 ha. Diện tích nhiễm sâu keo mùa thu trong vụ 237 ha (tăng 214,1 ha so với cùng kỳ năm trước), mật số phổ biến từ 2-4 con/m2. Diện tích sâu keo mùa thu hiện nhiễm ngoài đồng 147 ha trên bắp giai đoạn 6-12 lá tại Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu.

1.2.3. Cây tiêu:

Diện tích cây tiêu toàn vùng hiện nay vào khoảng 42.715 ha. Các đối tượng gây quan trọng như bệnh chết nhanh chết chậm, truyến trùng hại rễ…

- Bệnh chết nhanh, chết chậm: diện tích nhiễm 1.594 ha (giảm 178 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh phổ biến 10-15%, nhiễm nặng 30 ha. Bệnh tập trung chủ yếu ở các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai, BR-Vũng Tàu, Kiên Giang, Bình Dương.

- Tuyến trùng rễ: diện tích nhiễm 1.557 ha (giảm 386 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ phổ biến 5-10%, nhiễm nặng 249 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai, Kiên Giang, Bình Dương.

1.2.4. Cây dừa:

Diện tích trồng dừa toàn vùng hiện nay trên 159.029 ha. Các đối tượng gây hại quan trọng Bọ cánh cứng, Bọ vòi voi, Sâu đầu đen.

- Bọ cánh cứng (Brontispa longissima): Diện tích nhiễm bọ cánh cứng 11.298 ha (tăng 2.245 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ gây hại phổ biến 15-20%, trong đó nhiễm nặng là 1.029 ha. Bọ cánh cứng xuất hiện và gây hại ở các tỉnh Bến Tre, Cà Mau, Trà Vinh, Sóc Trăng, Tiền Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Hậu Giang, Hồ Chí Minh, ….

- Bọ vòi voi: Diện tích nhiễm 3.265 ha (giảm 154 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ gây hại phổ biến 5-8%, nhiễm nặng 25 ha. Phân bố ở các tỉnh Bến Tre, Sóc Trăng, Tiền Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long.

- Sâu đầu đen hại dừa: Có tên khoa học Opisina arenosella Walker là loài sinh vật gây hại mới tại Việt Nam. Được phát hiện gây hại trên dừa tại tỉnh Bến Tre vào tháng 7/2020 với diện tích nhiễm 2,4 ha tại huyện Bình Đại. Đến nay sâu đầu đen đã xuất hiện và gây hại ở 5/19 tỉnh thành phố thuộc khu vực phía Nam với diện tích 555 ha trong đó nhiễm nhẹ tỷ lệ 10-20% với diện tích: 206,4 ha; nhiễm trung bình 20-40% với diện tích: 176,7 ha; nhiễm nặng tỷ lệ > 40% với diện tích: 171,9 ha. Các tỉnh có diện tích nhiễm Bến Tre (523,8 ha); Sóc Trăng (25 ha); Tiền Giang (5 ha); Kiên Giang (1,2 ha).

1.2.5. Cây Điều:

Diện tích trồng điều trên 181.578 ha. Các đối tượng gây hại chủ yếu như bọ xít muỗi, bệnh thán thư, sâu đục thân cành.

- Bọ xít muỗi: Diện tích nhiễm 5.957 ha (giảm 2.785 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ gây hại phổ biến 15-30%, nhiễm nặng 73 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai và BR-Vũng Tàu.

- Bệnh thán thư: Diện tích nhiễm 11.939 ha (tăng 2077 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh phổ biến 15-30%, nhiễm nặng 380 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai và BR-Vũng Tàu.

- Sâu đục thân, cành: Diện tích nhiễm 3.221 ha (giảm 7.332 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ gây hại phổ biến từ 5-10%, nhiễm nặng 99 ha, tập trung ở các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai.

1.2.6. Cây có múi:

Diện tích cây có múi toàn vùng hiện nay vào khoảng 112.590 ha. Các đối tượng gây hại chủ yếu như sâu đục trái, bệnh vàng lá gân xanh, vàng lá thối rễ, bệnh ghẻ nhám,…

- Sâu đục trái: Diện tích nhiễm sâu đục trái 471 ha (tăng 103 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ hại phổ biến 5-10%. Phân bố chủ yếu ở Sóc Trăng, Vĩnh Long, Hậu Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang và Bình Phước,…

- Bệnh vàng lá gân xanh (bệnh Greening): Diện tích nhiễm 1.052 ha (tăng 338 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh phổ biến 5-8%, diện tích nhiễm nặng 25 ha. Bệnh gây hại ở các tỉnh Hậu Giang, Vĩnh Long và Tiền Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Đồng Nai, Kiên Giang, Trà Vinh, ...

1.2.7. Cây nhãn:

Diện tích trồng toàn vùng khoảng 30.224 ha Các đối tượng gây hại chủ yếu như bệnh chổi rồng, bọ xít, sâu đục trái,…

năm trước), tỷ lệ bệnh phổ biến 15-25%, nhiễm nặng 382 ha, bệnh tập trung ở các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Bình Phước, Bến Tre,…

1.2.8. Cây thanh long:

Diện tích trồng toàn vùng khoảng 25.466 ha Các đối tượng gây hại chủ yếu như bệnh đốm nâu, bệnh thán thư, ốc sên, ….

Diện tích nhiễm bệnh đốm nâu thanh long 1.071 ha (tăng 360 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh phổ biến 5-10%. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai,…

1.2.9. Cây xoài:

Diện tích trồng khoảng 62.754 ha. Có hai đối tượng SVGH chính là:

- Bọ trĩ: diện tích 97 ha (giảm 65 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ gây hại phổ biến từ 5-10%. Phân bố tại Hậu Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Đồng Nai, …

- Bệnh thán thư: diện tích 627 ha (tăng 303 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh phổ biến từ 5-10%. Phân bố tại Vĩnh Long, Tiền Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Đồng Nai, …

1.2.10. Cây lâm nghiệp:

Sâu ăn lá cây lâm nghiệp là loài Antheraea frithi Moore, côn trùng thuộc bộ cánh vảy (Lepidoptera), họ ngài hoàng đế Saturniidae). Theo ghi nhận sâu ăn lá cây lâm nghiệp xuất hiện rãi rác ở các tỉnh Bình Dương (tháng 9/2017), Tp. HCM (tháng 11/2018 và tháng 9/2020), Long An (tháng 9/2019), Tiền Giang và BR-VT (tháng 11/2020), Bến Tre (tháng 12/2020) trên các cây sao, dầu, bàng…

Một số tỉnh ghi nhận số cây và mức độ bị hại:

- Tiền Giang: 3 cây bàng và 1 cây dầu, gây hại 100% lá. - Bà Rịa Vũng Tàu: 50 cây sao, gây hại 70% lá.

- Tp Hồ Chí Minh: 143 ha cây sao và cây dầu (mật độ trồng 625 cây/ha), gây hại 70-100% lá (nằm trong doanh trại quân đội Quân Khu 9, huyện Củ Chi)

Hiện tại, loài sâu hại này không còn xuất hiện tại các tỉnh phía Nam. Các ghi nhận trước đây cho biết, hằng năm loài sâu này bắt đầu xuất hiện tháng 9-10 (cuối mùa mưa). Chúng thường có 2 thế hệ/năm (thế hệ 1 vào tháng 6-8 và thế hệ 2 vào tháng 12-1). Sau khi nở thành bướm, chúng giao phối và đẻ trứng để tiếp một vòng đời mới.

Chỉ đạo Trung tâm BVTV vùng phối hợp, hướng dẫn các Chi cục BVTV tỉnh, thành chủ động trong công tác điều tra, dự tính, dự báo tình hình phát sinh và chỉ đạo phòng trừ các sinh vật gây hại, cụ thể:

- Thông báo tình hình sâu bệnh trên lúa hàng tuần, tháng; dự báo tình hình phát sinh và hướng dẫn biện pháp phòng trừ dịch hại lúa trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Theo dõi rầy di trú qua bẫy đèn và diễn biến của thuỷ văn để chỉ đạo xuống giống đồng loạt, tập trung né rầy và hạn chế thấp nhất do ảnh hưởng của thời tiết.

- Cục đã chỉ đạo Trung tâm BVTV phía Nam phối hợp với Chi cục Trồng trọt và BVTV các tỉnh/thành thường xuyên đẩy mạnh công tác theo dõi, kiểm tra diễn biến tình hình SVGH, diễn biến thời tiết, sinh trưởng của cây trồng để có những nhận định đúng về mức độ phát sinh, phát triển của SVGH. Trên cơ sở đó, các địa phương sẽ đưa ra thông báo và dự báo, đề xuất hướng xử lý phù hợp, kịp thời. Đặc biệt, đã chỉ đạo quyết liệt phòng chống các đối tượng như sâu năn, rầy nâu, bệnh VL-LXL, bệnh bạc lá, đạo ôn cổ bông hại lúa, bọ xít muỗi hại điều, bệnh khảm lá sắn, sâu keo mùa thu hại ngô... góp phần giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất do SVGH gây ra.

- Cục BVTV cũng đã cử nhiều đoàn phối hợp với các địa phương nắm tình hình sinh vật gây hại, đặc biệt là rầy nâu, bệnh VL-LXL trên lúa, sâu đầu đen hại dừa, sâu ăn lá hại cây công nghiệp… bộc phát trong thời gian qua. Đôn đốc các địa phương quản lý sát nguồn sâu bệnh, bên cạnh điều tra phát hiện những diện tích mới nhiễm bệnh để có biện pháp chỉ đạo kịp thời.

- Tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, tuyên truyền, tập huấn, nhân rộng các mô hình sản xuất thân thiện với môi trường như chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, công nghệ sinh thái; đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ kỹ thuật BVTV, các kết quả nghiên cứu khoa học, quy trình sản xuất an toàn đưa vào sản xuất.

- Cấp kinh phí thường xuyên cho Trung tâm BVTV phía Nam nhân nuôi ong ký sinh, bọ đuôi kìm, nhân-thả ra đồng ruộng để kiểm soát bọ cánh cứng hại dừa giúp bảo vệ sản xuất, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.

- Tuyên truyền, tập huấn cho nông dân cách nhận biết và các biện pháp phòng chống sâu bệnh theo quy trình của Cục BVTV nhằm hạn chế gia tăng diện tích, mật số và tỷ lệ bệnh.

Một phần của tài liệu TAP TAI LIEU HOI NGHI SO KET HE THU 2021 (final).pdf_20210707134512 (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)