Khu vực Đông Nam Bộ

Một phần của tài liệu TAP TAI LIEU HOI NGHI SO KET HE THU 2021 (final).pdf_20210707134512 (Trang 29 - 37)

II. DỰ BÁO TÌNH HÌNH NGUỒN NƯỚC CUNG CẤP CHO SẢN XUẤT VỤ THU ĐÔNG, MÙA

2.1. Khu vực Đông Nam Bộ

a) Dự báo khí tượng, thủy văn

Theo bản tin dự báo thời hạn mùa của Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia cập nhật ngày 14/5/2021, tình hình khí tượng và thủy văn khu vực Đông Nam Bộ như sau:

- Mưa: Trong tháng 6 và tháng 11/2021, tổng lượng mưa phổ biến xấp xỉ so với TBNN, riêng khu vực Tây Nam Bộ, tổng lượng mưa thấp hơn 10-30% so với TBNN. Từ tháng 7- 9/2021, tổng lượng mưa phổ biến xấp xỉ so với TBNN. Trong tháng 10/2021, tổng lượng mưa phổ biến ở mức cao hơn từ 15-50% so với TBNN.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình từ tháng 6-10/2021 phổ biến xấp xỉ TBNN, riêng khu vực Trung và Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nhiệt độ cao hơn khoảng 0,5-1,00C so với TBNN cùng thời kỳ. Từ tháng 7-9/2021, nhiệt độ trên cả nước phổ biến ở mức cao hơn từ 0,5- 1,00C so với TBNN.

Cụ thể thông tin dự báo nhiệt độ và lượng mưa trong những tháng tiếp theo giai đoạn sản xuất vụ Thu Đông, Mùa 2021 được thống kê trong Bảng 2.

Bảng 2. Dự báo nhiệt độ trung bình và lượng mưa từ tháng 6 đến tháng 11/2021 Tỉnh Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 TTb Xdự báo TTb Xdự báo TTb Xdự báo TTb Xdự báo TTb Xdự báo TTb Xdự báo (oC) (mm) (oC) (mm) (oC) (mm) (oC) (mm) (oC) (mm) (oC) (mm) BR-VT 28,9 260 28,4 250 28,2 250 27,9 230 27,5 180 26,9 70 Bình Dương 27,9 280 27,5 300 27,4 320 27,2 290 26,8 220 26,1 120 Bình Phước 28,1 360 27,5 350 27,3 330 26,8 300 26,5 210 25,6 90 Đồng Nai 28,5 270 28,1 290 27,8 280 27,5 300 27,2 240 26,7 110 Tây Ninh 28,1 290 27,7 300 27,5 320 27,2 290 26,7 230 26,3 130 TP. HCM 28,8 260 28,3 250 28,3 280 27,8 290 27,5 200 26,5 100

Nguồn nước trữ tại các hồ chứa hiện tại phổ biến đạt từ 50-90% DTTK (thấp hơn 7% so với TBNN, cao hơn từ 6-20% so với các năm 2016, 2019, 2020, thấp hơn từ 3-30% so với các năm 2015, 2017, 2018).

So sánh dung tích trữ các hồ chứa tại Bảng 3 và Hình 3.

Bảng 3. So sánh dung tích trữ hồ chứa thời điểm đầu tháng 6/2021 và cùng kỳ

các năm 2015, 2016, 2019, 2020 so với thiết kế

Tỉnh Tỷ lệ trữ năm 2021 (%)

Năm 2020 Năm 2019 Năm 2016 Năm 2015 Tỷ lệ trữ (%) Chênh lệch so với 2021 Tỷ lệ trữ (%) Chênh lệch so với 2021 Tỷ lệ trữ (%) Chênh lệch so với 2021 Tỷ lệ trữ (%) Chênh lệch so với 2021 Bình Dương 62 47 15 46 16 58 4 61 1 Bình Phước 80 63 17 68 12 81 -1 65 15 Tây Ninh 44 40 4 44 0 38 6 48 -4 Đồng Nai 39 19 20 28 11 29 10 21 18 Bà Rịa–Vũng Tàu 24 8 16 12 12 24 0 28 -4

Hình 3. So sánh tình hình trữ nước tại các hồ thủy lợi đầu tháng 6/2020 so với cùng

kỳ

một số năm gần đây c) Nhận định tình hình hạn hán, thiếu nước

Hiện nay, khu vực đang trong giai đoạn mùa mưa, với lượng mưa dự báo trong thời gian tới, nguồn nước cho sản xuất sẽ khá thuận lợi, sản xuất vụ Mùa 2021 trùng với thời kỳ mùa mưa nên không xảy ra tình trạng hạn hán, thiếu nước trong khu

vực. Cụ thể, thông tin nhận định hạn hán, thiếu nước ở từng lưu vực sông (địa phương) như sau:

+ Lưu vực dòng chính sông Đồng Nai (các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu): Hiện tại, dung tích trữ nước của các hồ chứa trong vùng trung bình đạt 27,5% DTTK, cao hơn so với cùng kỳ các năm 2020, năm 2019, năm 2018, năm 2016 và thấp hơn so với cùng kỳ năm 2017. Một số hồ chứa lớn trong vùng có dung tích trữ trên 50% DTTK như: Hồ Gia Ui 51%, hồ Núi Le 65%, hồ Suối Đầm 82%, hồ Suối Răng 60%, hồ Mơ Nang 51%, hồ Suối Tre 70, hồ Bà Long 84% và hồ Thanh Niên 82% (tỉnh Đồng Nai); hồ Lồ Ô 61% (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu). Còn lại, đa số các hồ có dung tích trữ dưới 50% DTTK và một số hồ chứa dưới 30% DTTK như: Hồ Suối Vọng 14% và hồ Cầu Mới Tuyến VI 20% (tỉnh Đồng Nai); hồ Sông Ray 20%, hồ Tầm Bó 26%, hồ Suối Giàu 22% và hồ Đá Bàng 22% (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Cần sử dụng nước tiết kiệm và phân phối hợp lý để bảo đảm đủ cung cấp cho đến hết vụ Hè Thu 2021 và vụ Mùa 2021 và dành cho vụ Đông Xuân 2021-2022.

+ Lưu vực sông Bé (các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai): Dung tích trữ nước của các hồ chứa trong vùng trung bình đạt 80,5% DTTK. Một số hồ chứa lớn trong vùng có dung tích trữ dưới 50% DTTK như: Hồ Suối Ông 45%. Tại hồ thủy điện Cần Đơn dung tích trữ hiện tại là 136,5 triệu m3, đạt 82,5% DTTK.

Nguồn nước trong các hồ đảm bảo cấp nước hết vụ Hè Thu 2021 và vụ Mùa 2021.

+ Lưu vực sông Sài Gòn (các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, TP. HCM): Hiện tại, dung tích trữ nước của các hồ chứa trong vùng trung bình đạt 43,6% DTTK, thấp hơn so với cùng kỳ các năm 2017, năm 2018 và năm 2019, nhưng cao hơn so với cùng kỳ các năm 2020 và năm 2016. Một số hồ chứa lớn trong vùng có dung tích trữ dưới 50% DTTK như: Hồ Tà Thiết 37%, hồ Tà Te 34% (tỉnh Bình Phước), hồ Dầu Tiếng 42,76% (tỉnh Tây Ninh). Hồ chứa lớn nhất trong vùng là hồ Dầu Tiếng (tỉnh Tây Ninh) dung tích trữ hiện tại là 675,6 triệu m3, đạt 42,76% DTTK. Nguồn nước trong các hồ đảm bảo cấp nước cho vụ Hè Thu 2021 và vụ Mùa 2021.

Nguồn nước trữ hiện trạng và dự báo theo tháng của từng tỉnh tại các hồ chứa thủy lợi được trình bày trong Bảng 4.

2021 tại các hồ thủy lợi Tỉnh Tỷ lệ trữ Tháng 6 (%) Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Trữ (%) Thay đổi so với T6 Trữ (%) Thay đổi so với T6 Trữ (%) Thay đổi so với T6 Trữ (%) Thay đổi so với T6 Trữ (%) Thay đổi so với T6 Bình Dương 62 69 -7 67 -5 71 -9 81 -19 84 -22 Bình Phước 80 82 -2 76 +4 86 -6 85 -5 77 +3 Tây Ninh 44 54 -10 58 -14 65 -21 81 -37 88 -44 Đồng Nai 39 57 -18 62 -23 69 -30 81 -42 91 -52 Bà Rịa– Vũng Tầu 24 40 -16 48 -24 58 -34 79 -55 80 -56

2.2. Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

a) Dự báo khí tượng, thủy văn

Theo bản tin dự báo KTTV thời hạn mùa của Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia cập nhật ngày 15/5/2021, lượng mưa khu vực ĐBSCL vụ Thu Đông 2021 như sau: Trong tháng 6 và tháng 11/2021, TLM phổ biến xấp xỉ so với TBNN, riêng khu vực Tây Nam Bộ, TLM thấp hơn 10-30% so với TBNN. Từ tháng 7- 9/2021, TLM phổ biến xấp xỉ so với TBNN. Trong tháng 10/2021, TLM phổ biến ở mức cao hơn từ 15-50% so với TBNN.

b) Dự báo diễn biến lũ sông Cửu Long

❖ Nhận định diễn biến lũ trên sông của Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia: - Từ tháng 6 đến tháng 11/2021, là thời kỳ mùa lũ trên sông Mê Công và các sông Nam Bộ. Đỉnh lũ năm ở đầu nguồn sông Cửu Long có khả năng ở mức BĐ1- BĐ2. Mực nước tại các trạm hạ lưu sông Cửu Long ảnh hưởng mạnh của thủy triều, đỉnh lũ năm tại các trạm hạ lưu ở mức BĐ2-BĐ3, một số trạm trên BĐ3.

❖ Nhận định diễn biến lũ trên sông Cửu Long của Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam:

- Mực nước ở đầu nguồn sông Cửu Long tại Tân Châu, Châu Đốc đến 31/7 dao động ở mức 1,8-2,3 m;

- Đỉnh lũ năm 2021 có khả năng xuất hiện vào khoảng cuối tháng 9, đầu tháng 10, mức lũ đỉnh lũ tại Tân Châu và Châu Đốc có khả năng dao động ở mức

3,40-3,80 m (xấp xỉ và trên BĐI). Tuy nhiên, cũng cần theo dõi chặt chẽ các biến động bất thường của thời tiết.

❖ Nhận định lũ nội đồng (do Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam thực hiện): Cần quan tâm 2 thời điểm về tình trạng lũ nội đồng là lũ đầu vụlũ chính vụ. Lũ đầu vụ sẽ ảnh hưởng đến việc thu hoạch vụ lúa Hè Thu trong năm, trực tiếp ảnh hưởng đến hệ thống bờ bao lửng; lũ chính vụ tác động đến các đê bao, bờ bao triệt để bảo vệ các khu vực dân cư, lúa Thu Đông, rau màu, cây công nghiệp và cây ăn trái, v.v…

- Lũ nội đồng đầu vụ: Cuối tháng 7, mực nước dự báo đạt 2,3 m tại Tân Châu. Như vậy, mực nước lũ đầu vụ ở mức không cao, mực nước lớn nhất (từ 2-3 m) chỉ tập trung ở đầu nguồn sông Cửu Long như: huyện An Phú, Thị xã Tân Châu và huyện Phú Tân của tỉnh An Giang; huyện Hồng Ngự, thị xã Hồng Ngự và huyện Tân Hồng của tỉnh Đồng Tháp. Các khu vực mực nước lớn nhất đạt 1-2 m chủ yếu tập trung ven sông Tiền, sông Hậu và khu vực ven biển Đông trong kỳ triều cường. Các khu vực ven biển Tây và sâu trong nội đồng mực nước lớn nhất dưới 1,0 m. Dự báo đến 20/8, mực nước lớn nhất đạt 2,50 – 2,80 m. Với dự báo như trên, mức lũ thấp hơn năm 2018 nên ít có khả năng ảnh hưởng đến các ô bao kiểm soát lũ tháng 8. Tuy nhiên, các diện tích sản xuất ngoài đê bao và chưa có đê bao, bờ bao cần thu hoạch trước thời gian này.

- Lũ nội đồng chính vụ: Với mức lũ chính vụ đạt 3,8 m tại Tân Châu, các huyện đầu nguồn như huyện An Phú, Tân Châu của An Giang, Hồng Ngự, TX. Hồng Ngự và Tân Hồng của Đồng Tháp mực nước dao động từ 3,4 - 4,3 m, các khu vực khác mực nước lớn nhất dưới 3,4 m.

Hình 5. Bản đồ đẳng mực nước max dự báo lũ chính vụ năm 2021

c) Đánh giá ảnh hưởng của lũ đến sản xuất nông nghiệp

Tác động của lũ đến sản xuất nông nghiệp khu vực đang được kiểm soát nhờ vào hệ thống các ô bao, bờ bao; nguy cơ bị ảnh hưởng ở khu vực hệ thống ô bao chưa hoàn thiện, diện tích canh tác trong ô bao hở và ngoài ô bao hoặc lũ lên cao, vượt quá khả năng chống chịu của đê bao, bờ bao.

❖ Ảnh hưởng của lũ đầu vụ đến lúa Hè Thu

Nhận định lũ đầu vụ ở mức không cao (2,50 – 2,80 m đến 20/8) nên ít có nguy cơ ảnh hưởng đến sản xuất, ngoại trừ các diện tích sản xuất ngoài ô bao cần thu hoạch trước thời gian này.

❖ Ảnh hưởng của lũ chính vụ đến sản xuất vụ Thu Đông

Nhận định lũ chính vụ ở mức 3,40 – 3,80 m (xấp xỉ và cao hơn BĐI), hầu hết các diện tích sản xuất trong ô bao kiểm soát lũ cả năm thuộc vùng Thượng ĐBSCL đều an toàn. Tuy nhiên, cần đề phòng những ô bao có bờ bao xung yếu và rò rỉ.

Đối với một số khu vực thuộc vùng Giữa và vùng Ven Biển ĐBSCL do ảnh hưởng của lũ kết hợp triều cường năm 2021 được dự báo ở mức cao hơn TBNN,

ha. Trong đó, tỉnh Đồng Tháp có 6 huyện bị ảnh hưởng (60 ô bao, 5.887 ha), tỉnh Hậu Giang 2 huyện bị ảnh hưởng (117 ô, 28.866 ha), tỉnh Tiền Giang 2 huyện bị ảnh hưởng (12 ô, 1.447 ha), TP Cần Thơ có 3 quận huyện bị ảnh hưởng (44 ô, 5.431 ha), tỉnh Vĩnh Long có 4 huyện bị ảnh hưởng (126 ô, 29.212 ha), tỉnh Kiên Giang có 1 huyện bị ảnh hưởng (4 ô, 565 ha) Chi tiết xem hình và bảng dưới. Chi tiết xem Hình 6 và Bảng 5.

Bảng 5. Bảng thống kê ô bao có nguy cơ bị ảnh hưởng ứng lũ kết hợp triều

cường năm 2021

TT Tỉnh Ô bao KSL cả năm Ô bao đảm bảo an toàn Ô bao mất an toàn

Số lượng Diện tích (ha) Số lượng Diện tích (ha) Số lượng Diện tích (ha)

1 An Giang 419 187.538 419 187.538 0 0 2 Đồng Tháp 919 160.289 859 154.402 60 5.887 3 Hậu Giang 697 122.901 580 100.035 117 22.866 4 Kiên Giang 560 153.945 556 153.380 4 565 5 Long An 182 34.837 182 34.837 0 0 6 Tiền Giang 315 166.340 303 164.893 12 1.447 7 TP. Cần Thơ 698 119.921 654 114.490 44 5.431 8 Vĩnh Long 340 77.134 214 47.922 126 29.212 Tổng 4.130 1.022.905 3.767 957.497 363 65.408

Hình 6. Bản đồ vị trí các ô bao bị ảnh hưởng ứng với mức lũ chính vụ kết hợp

triều cường năm 2021 trên vùng Giữa ĐBSCL

Đối với các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau, đây là các tỉnh thuộc vùng ven biển nên ít bị ảnh hưởng của lũ nhưng ảnh hưởng mạnh bởi triều và mưa, biến động mực nước lớn nhất giữa các năm không nhiều, phần lớn diện tích các khu vực sản xuất nằm trong vùng đê bao bảo vệ khá an toàn như: Dự án Bắc Bến Tre (đang được đầu tư khép kín), dự án Nam Măng Thít, Quản Lộ – Phụng Hiệp, U Minh Hạ, U Minh Thượng, v.v…

Với các khu vực ngoài đê, các khu vực cồn, bãi và cù lao nơi có cao trình đê

thấp thì hàng năm vào kỳ triều cường vẫn có khả năng bị đe dọa. Ngoài ra, hạn Bà

Chằng cũng có thể ảnh hưởng đến sản xuất vụ lúa trên nền đất tôm lúa ở các huyện An Biên – An Minh của tỉnh Kiên Giang, huyện Giá Rai của tỉnh Bạc Liêu trong thời gian tháng 7/2021.

Một phần của tài liệu TAP TAI LIEU HOI NGHI SO KET HE THU 2021 (final).pdf_20210707134512 (Trang 29 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)