- Bình luận được về căn cứ, cách thức áp dụng và giải thích pháp luật nước ngoài theo quan điểm của pháp luật Việt Nam.
14. Xem thêm Bành Quốc Tuấn, Hiện tượng lẩn tránh pháp luật trong tư pháp quốc tế, tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 199 ngày 20/07/2011.
31
kết hôn với chị Ngọc Ngà (quốc tịch Việt Nam) tại ủy ban nhân dân quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
Hỏi: Luật nước nào được áp dụng để xác định điều kiện kết hôn giữa anh David và chị Ngọc Ngà (Biết rằng: Theo quy định của pháp luật Anh, điều kiện kết hôn sẽ được giải quyết theo pháp luật của nước mà đương sự có nơi cư trú).
3.1.2. Hướng dẫn giải quyết tình huống (Irac)
Issue (các sự kiện có ý nghĩa pháp lý).
Trong tình huống trên sinh viên cần quan tâm tới các vấn đề sau: Quan hệ kết hôn giữa công dân Anh và công dân Việt Nam đăng ký tại ủy ban nhân dân quận Hai Bà Trưng và xác định luật áp dụng để giải quyết.
Relevant law (pháp luật liên quan, quy tắc áp dụng).
Điều 126 Luật Hơn nhân và gia đình 2014.
Application facts (cách thức áp dụng).
Khoản 1 Điều 126 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:“Trong việc kết hơn giữa cơng dân Việt Nam với người nước ngồi, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngồi cịn phải tn theo các quy định của luật này về điều kiện kết hôn”.
Công dân Việt Nam tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn (cụ thể là Điều 5 và Điều 8 Luật Hơn nhân và gia đình 2014); Pháp luật Việt Nam dẫn chiếu đến việc công dân Anh phải tuân theo luật Anh và luật Việt Nam. Tuy nhiên, Pháp luật Anh lại quy định luật áp dụng đối với công dân Anh về điều kiện kết hôn là luật nơi cư trú của cơng dân Anh. Do đó, điều kiện kết hơn của cơng dân Anh chỉ cần phù hợp với pháp luật Việt Nam (đây là trường hợp dẫn chiếu ngược).
Conclusion (kết luận).
Luật Việt Nam (Luật Hơn nhân và gia đình 2014) sẽ được áp dụng để xác định điều kiện kết hôn của anh David và chị Ngọc Ngà.
32
3.2. Tình huống 2
3.2.1. Nội dung tình huống
Thương nhân A (quốc tịch Việt Nam, có trụ sở thương mại tại Đà Nẵng), ký hợp đồng bán cho thương nhân B (quốc tịch Pháp, có trụ sở thương mại tại Paris) 1.000MT tôm đông lạnh. Trong hợp đồng, hai bên thỏa thuận lựa chọn pháp luật Pháp để giải quyết tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các bên nếu tranh chấp phát sinh từ hợp đồng trên. Đến thời điểm giao hàng, thương nhân A không giao hàng cho thương nhân B nên thương nhân B khởi kiện thương nhân A ra tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng.
Hỏi: Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng (Việt Nam) có áp dụng pháp luật Cộng hòa Pháp để giải quyết tranh chấp trên không? Nêu cơ sở pháp lý?
3.2.2. Hướng dẫn giải quyết tình huống (Irac)
Issue (các sự kiện có ý nghĩa pháp lý).
Trong tình huống trên sinh viên cần quan tâm tới các vấn đề sau: Quan hệ hợp đồng giữa thương nhân A (Việt Nam) và thương nhân B (Pháp); hai bên thỏa thuận chọn luật Pháp làm luật áp dụng; thương nhân A không giao hàng; thương nhân B khởi kiện thương nhân A.
Relevant law (pháp luật liên quan, quy tắc áp dụng).
Phần thứ 7 về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi được áp dụng để xác định luật áp dụng.
Các Điều 664, Điều 667, Điều 683 Bộ luật Dân sự 2015 được áp dụng.
Application facts (cách thức áp dụng).
Khoản 1 Điều 683 Bộ luật Dân sự 2015 cho phép các bên chọn luật áp dụng cho hợp đồng.
Conclusion (kết luận).
33
Chương 3