THỪA KẾ TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập hướng dẫn giải quyết tình huống học phần Tư pháp quốc tế (Trang 76 - 77)

- Điều 663 Bộ luật Dân sự 2015, Điều 464 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;

THỪA KẾ TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ

1. Mục tiêu

Về kiến thức: Hiểu và thông hiểu các vấn đề xung đột pháp luật về

quyền thừa kế trong tư pháp quốc tế, cách thức giải quyết xung đột pháp luật về vấn đề này.

Về kỹ năng: Vận dụng vào một tình huống cụ thể, chọn được luật

áp dụng và giải quyết được vấn đề về thừa kế trong tư pháp quốc tế.

2. Lý thuyết

2.1. Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngồi theo pháp luật các nước nước ngoài theo pháp luật các nước

Thừa kế theo pháp luật đặt ra trong trường hợp di sản không được định đoạt bằng di chúc hoặc di chúc bất hợp pháp. Vấn đề đặt ra trong các vụ việc thừa kế có yếu tố nước ngồi là việc phân chia di sản này phải căn cứ theo hệ thống pháp luật nước nào.

Hiện nay, để giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngồi các quốc gia có các quan điểm chọn luật để giải quyết khác nhau như: Luật Quốc tịch, Luật Nơi cư trú, Luật Nơi có tài sản hay là Luật Tịa án. Cụ thể:

- Theo pháp luật của Nhật Bản: Trong quan hệ thừa kế có yếu tố

nước ngồi, theo pháp luật Nhật Bản lựa chọn nguyên tắc quốc tịch của người chết để giải quyết. Cách giải quyết trên của pháp luật Nhật Bản cũng tương tự như các nước Đức, Italia, Bồ Đào Nha và ở các nước Đông Âu.

- Theo pháp luật các nước Anh, Mỹ: Để giải quyết các vấn đề thừa

kế theo pháp luật có yếu tố nước ngồi, pháp luật của các nước này phân di sản thừa kế làm hai loại: Bất động sản và động sản. Đối với bất động sản luật để xác định quyền thừa kế là luật nơi có tài sản, cịn đối với động sản thì áp dụng nguyên tắc luật nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản.

77

- Theo pháp luật của Pháp: Việc giải quyết các quan hệ thừa kế này được áp dụng trên nguyên tắc Luật Tòa án (tức là Tịa án nước nào có thẩm quyền giải quyết thì pháp luật nước đó được áp dụng).

- Theo pháp luật của Liên bang Nga: Quan hệ thừa kế theo pháp

luật có yếu tố nước ngồi được xác định theo luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có nơi cư trú cuối cùng. Ngồi ra, đối với việc thừa kế các cơng trình xây dựng nằm trên lãnh thổ Nga được xác định theo luật của Nga.

2.2. Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài theo pháp luật các nước nước ngoài theo pháp luật các nước

Thừa kế theo di chúc là trường hợp người chết đã để lại di chúc trước khi chết. Trong trường hợp này, cần phải xác định được hiệu lực của di chúc. Thông thường, các nước căn cứ vào hai tiêu chí: Năng lực lập, thay đổi, hủy bỏ di chúc; hình thức của di chúc để xác định tính hiệu lực của di chúc.

- Theo pháp luật của Nhật Bản: Việc thừa kế theo di chúc quy

phạm xung đột pháp luật của Nhật bản lựa chọn một trong các hệ thuộc sau:

+ Luật Quốc tịch của người để lại di sản thừa kế. + Luật theo địa điểm nơi di chúc được lập.

+ Luật của nước nơi người để lại di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người này chết.

- Theo pháp luật của Anh, Mỹ: Năng lực hành vi lập di chúc cũng

như hình thức của di chúc đối với di sản thừa kế là động sản đều áp dụng theo nguyên tắc luật nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản.

- Theo pháp luật của Pháp: Năng lực hành vi lập di chúc cũng như

hình thức của di chúc đối với di sản thừa kế là động sản chủ yếu áp dụng theo nguyên tắc luật nơi cư trú của người để lại di sản. Cịn đối với di sản là bất động sản thì áp dụng ngun tắc luật nơi có tài sản.

- Đối với các nước Đơng Âu: Tính hợp pháp của di chúc được xác

định theo luật của nước mà người để lại di sản là công dân vào thời điểm lập di chúc36.

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập hướng dẫn giải quyết tình huống học phần Tư pháp quốc tế (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)