- Điều 663 Bộ luật Dân sự 2015, Điều 464 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;
36. Xem Điều 35 Luật về Tư pháp quốc tế Balan, Điều 15 của Bộ luật Dân sự Anbani, Điều 18 Luật về Tư pháp quốc tế Tiệp Khắc (cũ).
78
- Theo pháp luật của Nga: Trước đây, năng lực lập và hủy bỏ di
chúc, hình thức của di chúc và các văn bản hủy bỏ đi chúc xác định theo luật của nước nơi người để lại di chúc cư trú vào thời điểm lập giấy tờ. Tuy nhiên, việc lập di chúc và hủy bỏ di chúc sẽ không bị coi là vô hiệu vì khơng thỏa mãn địi hỏi về mặt hình thức, nếu như hình thức cuối cùng của nó thỏa mãn các yêu cầu của luật nơi lập giấy tờ hoặc yêu cầu của luật Nga. Về năng lực lập và hủy bỏ di chúc cũng như về hình thức di chúc đối với các cơng trình xây dựng trên lãnh thổ Nga đều xác định theo luật của Nga.
2.3. Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngồi theo pháp luật Việt Nam pháp luật Việt Nam
2.3.1. Theo Điều ước quốc tế song phương mà Việt Nam là thành viên
- Để giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngồi, đa số các hiệp định này ghi nhận việc phân di sản thừa kế thành động sản và bất động sản. Động sản thì áp dụng Luật Quốc tịch của người để lại di sản thừa kế cịn đối với bất động sản thì áp dụng luật nơi có bất động sản đó.
Thừa kế theo pháp luật: Căn cứ vào Điều 45 Hiệp định giữa Việt Nam và Đức; Điều 35 Hiệp định giữa Việt Nam và Séc; Điều 34 Hiệp định giữa Việt Nam và Cuba; Điều 43 Hiệp định giữa Việt Nam và Bungari Điều 45 Hiệp định giữa Việt Nam và Hung-ga-ri, quyền thừa kế được xác định như sau:
+ Đối với động sản: Quyền thừa kế động sản được xác định theo pháp luật nước ký kết mà người để lại tài sản thừa kế là công dân khi chết.
+ Đối với bất động sản: Quyền thừa kế bất động sản xác định theo pháp luật nước ký kết nơi có bất động sản.
- Để điều chỉnh các quan hệ về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngồi, nguyên tắc chủ yếu được ấn định trong các hiệp định này là: Luật nhân thân của người lập di chúc (cụ thể là Luật Quốc tịch của người lập di chúc). Ngồi ra, các Hiệp định cịn ghi nhận các nguyên tắc khác nữa
79
như: Luật nơi người đó lập di chúc, luật nơi có bất động sản nếu di chúc về bất động sản để xác định hình thức hợp pháp của di chúc.
- Thừa kế theo di chúc: Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngồi, theo các hiệp định Tương trợ Tư pháp thì tính hiệu lực của di chúc được thống nhất với các quốc gia như sau:
+ Năng lực lập, thay đổi, hủy bỏ di chúc được xác định theo pháp luật của bên ký kết mà người để lại di chúc là công dân vào thời điểm lập thay đổi hay hủy bỏ di chúc.
+ Hình thức của di chúc được xác định theo pháp luật của bên ký kết mà người lập di chúc là công dân vào thời điểm lập di chúc hay vào thời điểm người đó chết quy định. Tuy nhiên, di chúc cũng xem là hợp lệ nếu đáp ứng yêu cầu của pháp luật của bên ký kết nơi lập di chúc.
Ví dụ: Theo Điều 38, Hiệp định Tương trợ Tư pháp Việt Nam - Lào quy định: “Di chúc của công dân nước ký kết này được coi là hợp pháp
theo pháp luật của nước ký kết khi phù hợp với: Pháp luật của nước ký kết nơi thực hiện di chúc hoặc pháp luật của nước ký kết mà người để lại di sản là công dân vào thời điểm lập di chúc hoặc người đó chết…”. 2.3.2. Theo pháp luật Việt Nam
Pháp luật Việt Nam quy định về giải quyết quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngồi như sau:
a. Thừa kế theo pháp luật
Đối với xung đột pháp luật về thừa kế, pháp luật Việt Nam giải quyết xung đột theo quy định tại Điều 680 Bộ luật Dân sự năm 2005. Điều 680 với tiêu đề là thừa kế khác với Điều 767 Bộ luật Dân sự năm 2005 là thừa kế theo pháp luật. Theo đó, quy định này được hiểu tất cả các vấn đề pháp lý về thừa kế sẽ được giải quyết theo quy định tại Điều 680 Bộ luật Dân sự 2015, luật áp dụng để giải quyết xung đột là Luật Quốc tịch của người để lại di sản ngay trước khi chết “thừa kế được xác
định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết”. Do đó, di sản của người chết để lại nếu là bất động
80
chết, chỉ có việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản mới cần tuân thủ pháp luật nơi có bất động sản37.
b. Thừa kế theo di chúc
Để giải quyết xung đột pháp luật về tính hiệu lực của di chúc trong các quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngồi, pháp luật Việt Nam áp dụng nguyên tắc Luật Quốc tịch đối với năng lực chủ thể của người lập di chúc, thay đổi hoặc hủy di chúc. Khoản 1, Điều 681 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Năng lực lập di chúc, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc được xác
định theo pháp luật của nước mà người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc”.
Về hình thức di chúc, luật được áp dụng là luật của nước nơi di chúc được lập. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam còn quy định nếu hình thức của di chúc phù hợp với một trong các hệ thống pháp luật sau đây thì cũng được cơng nhận ở Việt Nam:
- Nước nơi người lập di chúc cư trú tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết;
- Nước nơi người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết;
- Nước nơi có bất động sản nếu di sản thừa kế là bất động sản38.
2.4. Giải quyết vấn đề di sản không người thừa kế trong tư pháp quốc tế
2.4.1. Giải quyết vấn đề di sản không người thừa kế theo pháp luật các nước
Trong quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngồi, khi người chết không để lại di chúc hay di chúc vơ hiệu; khơng có người thừa kế hay người thừa kế từ chối nhận di chúc thì tài sản sẽ thuộc về Nhà nước.
Pháp luật các nước đều quy định di sản không người thừa kế thuộc về nhà nước, tuy nhiên pháp luật các nước quy định khác nhau về tư cách hưởng di sản không người thừa kế của Nhà nước.
- Pháp luật của hầu hết các nước EU: Nhà nước hưởng di sản
không người thừa kế với tư cách dân sự phải thực hiện nghĩa vụ của người chết trước khi được hưởng tài sản. Đối với những quốc gia này, di