- Trình bày và vận dụng được các nguyên tắc chọn luật áp dụng đố
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ
TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ
1. Mục tiêu
Về kiến thức: Hiểu và thông hiểu về chế độ trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế. Chọn được luật để giải quyết xung đột về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế.
Về kỹ năng: Vận dụng vào một tình huống cụ thể, chọn được luật
áp dụng và giải quyết được vấn đề về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế.
2. Lý thuyết
2.1. Khái niệm
Chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế được ghi nhận trong pháp luật của hầu hết các quốc gia. Đây được coi là một nghĩa vụ dân sự phát sinh khi một chủ thể gây ra những thiệt hại do hành vi trái pháp luật làm xâm hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác44.
Theo quy định của Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015 thì người nào có hành vi trái pháp luật xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân mà gây thiệt hại thì phải bồi thường45. Với các quy định từ Điều 584 đến Điều 608 của Bộ luật Dân sự 2015, yếu tố cấu thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng gồm có hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích của người bị thiệt hại, có thiệt hại, có mối quan hệ nhân quả. Do đó, yếu tố lỗi không được coi là một trong những yếu tố cấu thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.