- Điều 663 Bộ luật Dân sự 2015, Điều 464 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;
30. Xem chương Chủ thể, phần Pháp nhân nước ngoài.
66
2.2. Quy định của pháp luật Việt Nam về quyền sở hữu của người nước ngoài nước ngoài
Bộ luật Dân sự năm 2015 đã tách việc phân loại tài sản và quyền sở hữu tài sản ra thành hai điều luật riêng là Điều 677 và Điều 678. Điều 677 quy định về việc xác định bản chất tài sản: “Việc phân loại tài sản là
động sản, bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản”. Theo đó, hệ thuộc luật nơi có tài sản sẽ được áp dụng để xác định bản
chất tài sản.
Điều 678. Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản.
1. Việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 điều này.
2. Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản là động sản trên đường vận chuyển được xác định theo pháp luật của nước nơi động sản được chuyển đến, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Với quy định tại Điều 678 này thì ngồi quyền sở hữu tài sản còn ghi nhận các quyền khác đối với tài sản (quyền hưởng dụng, quyền bề mặt và quyền đối với bất động sản liền kề). Quy phạm xung đột này tiếp tục ghi nhận hệ thuộc “Luật nơi có tài sản” được áp dụng để giải quyết xung đột về việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản. Còn đối với quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản là động sản trên đường vận chuyển theo hướng ưu tiên áp dụng pháp luật của nước do các bên thỏa thuận, trong trường hợp các bên khơng có thỏa thuận mới áp dụng luật của nước nơi động sản được chuyển đến.
Về nguyên tắc, quyền sở hữu của người nước ngoài cư trú tại Việt Nam được hưởng chế độ đãi ngộ như cơng dân, có các quyền và nghĩa vụ như công dân Việt Nam. Tuy nhiên, đối với tài sản là bất động sản tại Việt Nam, người nước ngoài chỉ được hưởng một số quyền nhất định, hạn chế hơn so với công dân Việt Nam.
Quan hệ sở hữu của người nước ngoài tại Việt Nam cũng được bảo hộ theo quy định trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Ví dụ: Hiệp định Tương trợ Tư pháp giữa Việt Nam với Cộng hòa Cuba
67
(Điều 1), Hung-ga-ri (Điều 1), Bun-ga-ri (Điều 1) đã quy định: “Công
dân nước ký kết này được hưởng trên lãnh thổ của nước ký kết sự bảo hộ pháp luật đối với các quyền nhân thân và tài sản nước ký kết kia dành cho công dân của nước mình”.
Trong lĩnh vực đầu tư, Nhà nước Việt Nam bảo đảm đối xử công bằng và thỏa đáng đối với nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
Đối với nhân viên chức ngoại giao nước ngoài và của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, quyền sở hữu của họ cũng được bảo hộ theo các Điều ước quốc tế31 và Pháp lệnh về quyền ưu đãi miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam ngày 23/8/1993.
3. Tình huống
3.1. Tình huống 132
3.1.1. Nội dung tình huống
Ông Nguyễn Văn Đức, trú tại 34, Boulevard Lucien Geslot_ 93270 Sevran, France (tạm trú tại tỉnh Lâm Đồng), mua hai ngôi nhà ở Lâm Đồng gồm: Ngôi nhà số 87 Phan Bội Châu, Bảo Lộc, Lâm Đồng của ông Thuận và bà Màu với giá 800.000.000đ (việc mua nhà chỉ thỏa thuận bằng miệng, chưa làm thủ tục mua bán) và ngôi nhà số 11 đường Lê Thị Pha, thành phố Bảo Lộc của bà Dung (tháng 11/2004 bà Dung thỏa thuận bán nhà cho ơng Đức, giá 320.000.000đ. Ơng Đức đặt cọc 40.000.000đ rồi về Pháp. Sau đó, ơng Đức gửi tiền về cho anh trai mình là ơng Bá để giao trả tiền cho bà Dung).
Vì ơng chưa đủ thủ tục đứng tên sở hữu nhà đất tại Việt Nam nên ông Đức nhờ chị Thảo (con ơng Thuận) đứng tên nhà đất. Chị Thảo có ký giấy xác nhận quyền sở hữu nhà đất với nội dung: Đứng tên giúp ông Đức và sẽ trả lại khi ông Đức yêu cầu. Ngày 29/5/2002, ông Thuận và bà Màu được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất đối với ngôi nhà số 87 Phan Bội Châu. Ngày 15/9/2007, chị Thảo được