Khuyến học luôn được cho là một trong số những hoạt động từ thiện mang tính tích cực nhất. Các nhà bán lẻ nhanh nhạy không bỏ lỡ cơ hội kết hợp giữa việc tích cực hưởng ứng các hoạt động khuyến học với các chương trình khuyến mãi của mình. Một trong những phương án được sử dụng nhiều nhất chính là phương án một đồng tình nghĩa.
Sở dĩ gọi là một đồng tình nghĩa vì với mỗi số tiền khách hàng mua sản phẩm, nhà bán lẻ sẽ trích ra một đồng để góp vào quỹ khuyến học, giúp trẻ em những vùng khó khăn có cơ hội hồn thành việc học tập của mình. Đây là hành động dễ khiến khách hàng cảm động nhất và do đó cũng dễ kích thích sức mua của khách hàng nhất.
Ví dụ
Tây Bắc là một vùng nghèo khó và lạc hậu, đặc biệt đối với trẻ em nơi đây thì một việc tưởng chừng rất bình thường như đến lớp học chữ lại là một điều vô cùng xa xỉ. Trong bối cảnh đó, giám đốc A của siêu thị B sau một lần tình cờ phát hiện ra thực tế này đã quyết định sẽ tổ chức một hoạt động khuyến học mang tên Một đồng tình nghĩa ngay tại siêu thị của mình. Nội dung của chương trình rất đơn giản, với mỗi 50 nghìn đồng mà khách hàng mua hàng tại siêu thị, siêu thị sẽ bỏ ra 1 nghìn đồng để qun góp cho một trường tiểu học miền Tây Bắc. 1 nghìn đồng có vẻ như rất nhỏ, nhưng tính trên doanh thu một ngày của siêu thị thì số tiền qun góp được là một con số tương đối.
Để khách hàng hiểu hơn về thực tế khó khăn của các em học sinh nơi đây, giám đốc A đã lên đường đến Tây Bắc, chụp lại những hình ảnh về những ngơi trường nhỏ đơn sơ, với trang thiết bị học tập, đồ đạc, bàn ghế, bảng đen cũ nát, tồi tàn cùng với những khn mặt gầy gị nhưng ngây thơ của các em học sinh. Sau đó, khi trở về, ơng cho phóng to những bức ảnh đó lên rồi treo ở khu vực xung quanh siêu thị. Dưới mỗi bức ảnh đều có những dịng chú thích để khách hàng nhìn vào đó sẽ hiểu rõ hơn về hồn cảnh khó khăn của các em học sinh nơi đây.
Sau khi cho treo những bức ảnh này lên được một tuần thì giám đốc A quyết định tổ chức hoạt động khuyến học để quyên góp tiền cho những em học sinh nơi đây. Khách hàng khi mua hàng tại siêu thị, với mỗi 50 nghìn đồng trên hóa đơn mua hàng đều có thể yêu cầu nhân viên phục vụ bỏ 1 nghìn đồng vào thùng qun góp. Chìa khóa của thùng qun góp này do người phụ trách của quỹ khuyến học giữ và hàng ngày, vào một giờ nhất định, siêu thị cùng với người phụ trách quỹ sẽ tiến hành kiểm đếm ngay tại siêu thị dưới sự theo dõi và giám sát của khách hàng. Số tiền qun góp được sẽ được cơng bố tại bảng quảng cáo của siêu thị để khách hàng có thể theo dõi.
Do tác động của những bức ảnh về hồn cảnh khó khăn của các em học sinh phía Tây Bắc, cùng mong muốn đóng góp chút quà nhỏ dành cho các em học sinh vùng cao của các khách hàng nên trong những
tháng tiếp theo, việc kinh doanh của siêu thị đều rất tốt, doanh thu khơng ngừng tăng lên. Do đó, có thể nói với phương án lần này, giám đốc A không những đã giúp các em nhỏ ở miền núi phía Tây nghèo khó mà đồng thời cịn phát triển được cả cơng việc kinh doanh của mình.
Đánh giá phương án
Phương án khuyến mãi dưới hình thức các hoạt động từ thiện thường xuyên được nhà bán lẻ sử dụng. Tuy nhiên, không phải nhà bán lẻ nào cũng đạt được hiệu quả như mong muốn khi sử dụng phương án này vì những tình huống cụ thể khác nhau đòi hỏi những cách thức thực hiện khác nhau. Nhưng có một điểm chung mà tất cả các nhà bán lẻ cần phải hết sức lưu ý khi sử dụng phương án này đó là phải làm sao gây dựng được niềm tin từ khách hàng, để họ thực sự tin tưởng rằng hoạt động với ý nghĩa từ thiện của bạn là thật chứ khơng phải một trị lừa đảo.