Kiểm soát nội bộ là một quá trình do người quản lý, hội đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị chi phối, nó được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm thực hiện ba mục tiêu: B áo cáo tài chính đáng tin cậy, các luật lệ và quy định được tuân thủ, hoạt động hữu hiệu và hiệu quả ( COSO 2013). Hệ thống kiểm soát nội bộ là một phần không thể thiếu của bất kì một đơn vị, tổ chức nào. Nó là một quá trình hiện diện ở tất cả các khâu hoạt động của đơn để giúp đơn vị đạt được mục tiêu đề ra.
Các thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ gồm c ó: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát. Trong đó , phần môi trường kiểm soát mà cụ thể là Triết lý quản lý và phong cách điều hành của nhà quản lý chính là nhân tố then chốt quyết định đến sự hữu hiệu của các bộ phận khác trong cấu tạo của một hệ thống kiểm soát nội bộ. Các thành phần của một hệ thống kiểm soát nội bộ phải gắn liền và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Hệ thống kiểm soát nội bộ luôn tồn tại những hạn chế tiềm tàng. Ở bất kỳ ở đơn vị nào, dù đã đầu tư rất nhiều trong thiết kế và vận hành hệ thống nhưng vẫn không thể c ó một hệ thống kiểm soát nội bộ hoàn toàn hữu hiệu. Hệ thống kiểm soát nội bộ chỉ c ó thể giúp hạn chế tối đa những sai phạm, cung cấp một sự bảo đảm hợp lý chứ không đảm bảo tuyệt đối về việc thực hiện mục tiêu đã đề ra ban đầu.
Quá trình nghiên cứu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ mang ý nghĩa quan trọng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại một doanh nghiệp. Quy trình này được kiểm toán viên thực hiện qua bốn bước chính, đ là: Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ, đánh giá sơ bộ về rủi ro kiểm soát, thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát và đánh giá lại rủi ro kiểm soát. Tuy nhiên không phải lúc nào bốn bước trên đều được thực hiện đầy đủ. Với những đơn vị mà rủi ro kiểm soát được đánh giá cao khi chỉ mới tiến hành đánh giá sơ bộ, kiểm toán viên sẽ tiến hành thực hiện các thử nghiệm cơ bản và bỏ qua bước thiết kế và thực hiện thử nghiệm kiểm soát. Việc thực hiện các thử nghiệm kiểm soát phải căn cứ dựa trên sự phù hợp và cân nhắc về lợi ích đạt được so với chi phí bỏ ra.
Trên cơ sở hiểu biết về kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên hình dung về khối lượng và độ phức tạp của công việc, đánh giá khả năng quản lý các chu trình và nghiệp vụ quan trọng của doanh nghiệp. Từ đó kiểm toán viên sẽ xác định phương hướng và phạm vi kiểm tra, thiết kế các thủ tục kiểm toán, dự kiến về thời gian và lực lượng nhân sự cần thiết trong kế hoạch và chương trình kiểm toán.
Những cơ sở lý luận trên chính là nền tảng cho việc nghiên cứu thực trạng về quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ được áp dụng tại Grant Thornton Việt Nam.