Xác định chu trình nghiệp vụ quan trọng

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐƯỢC ÁP DỤNG TẠI GRANT THORNTON VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 44 - 45)

Chu trình nghiệp vụ quan trọng là chu trình chứa các tài khoản hoặc c ó giá trị trọng yếu về mặt định tính hoặc định lượng. Kiểm toán viên xét đoán dựa trên mức trọng yếu khoản mục làm thước đo định lượng và những yếu tố định tính như sự liên quan đến các bên liên quan hoặc có dính tới yếu tố pháp luật).

Khi đã xác định chu trình nghiệp vụ quan trọng, kiểm toán viên tiếp tục xác định những hoạt động và quy trình thích hợp, đánh giá tầm quan trọng của từng quy trình và tìm hiểu người chịu trách nhiệm thực hiện quy trình.Việc đánh giá tầm quan trọng của quy trình sẽ hỗ trợ kiểm toán viên ở bước chọn hoạt động kiểm soát chính trong thử nghiệm kiểm soát.

Với sự trợ giúp của Voyager, kiểm toán viên sẽ thực hiện “đánh giá tầm quan trọng của quy trình” (xem phụ lục 4) thông qua bốn tiêu chí:

- Tính trọng yếu (Materiality): tài khoản có số tiền lớn, nghiệp vụ có khối lượng lớn, và ảnh hưởng đến BCTC.

- Tính phức tạp (Complexity): đòi hỏi phải có các kỹ năng đặc biệt, có khả năng xảy ra sai sót tiềm tàng, và c ước tính và xét đoán kế toán phức tạp.

- Gian lận và giao dịch với các bên liên quan (Fraud and related party transactions): giao dịch với các bên có liên quan, khả năng tiềm tàng đối với gian lận báo cáo tài chính và biển thủ tài sản.

- Những thay đổi gần đây trong hoạt động kinh doanh, các nguyên tắc hoặc cơ sở kế toán (Recent changes).

Dựa vào các tiêu chí trên, kiểm toán viên đánh giá tầm quan trọng của quy trình theo ba mức độ:

- Rất quan trọng (Very importance).

- Không quan trọng (Not importance).

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐƯỢC ÁP DỤNG TẠI GRANT THORNTON VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w