Chương 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Nhận xét về quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của Grant

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐƯỢC ÁP DỤNG TẠI GRANT THORNTON VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 73 - 82)

: Order request, Purchase

Chương 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Nhận xét về quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của Grant

3.1. Nhận xét về quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của Grant Thornton Việt Nam

3.1.1 Ưu điểm

Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và phân tính về quy trình đánh giá HTKSNB khách hàng của GTV, người viết nhận thấy đây là một quy trình thực sự tiên tiến, có nhiều nét đột phá cũng như c ó sự kết hợp logic giữa các nội dung liền kề nhau. Những ưu điểm nổi bật trong quy trình này có thể được liệt kê ra như sau:

Thứ nhất: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị khách hàng là một khâu

cực kì quan trọng trong quá trình xây dựng kế hoạch kiểm toán cũng như các quy trình kiểm toán cần thực hiện. Tại Grant Thornton Việt Nam, quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng được hỗ trợ bởi hệ thống phần mềm kiểm toán (Voyager và Idea). Điều này giúp hạn chế tối đa sai s ót c ó thể xảy ra trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán của kiểm toán viên. Quy trình này được thực hiện một cách phù hợp và hiệu quả với từng công ty khác nhau.

Thứ hai: Quy trình tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ là một trong

những bước quan trọng trong chương trình kiểm toán cho khách hàng. Tại Grant Thornton Việt Nam, việc vận dụng phương pháp luận Horizon cùng với sự hỗ trợ của phần mềm Voyager đã hỗ trợ kiểm toán viên một cách tốt nhất khi thực hiện kiểm toán. Với phương pháp luận Horizon, kiểm toán viên có thể dễ dàng định hướng được công việc thực hiện, tập trung quan tâm vào những rủi ro có ảnh hưởng trọng yếu. Với phần mềm Voyager, kiểm toán viên khó có thể bỏ sót các công việc trong quá trình tìm hiểu và đánh giá hoạt động kiểm soát áp dụng tại khách hàng.

Thứ ba: Dựa vào kết quả khảo sát ở bảng 2.3, hệ thống phần mềm của đơn vị

được thiết kế linh hoạt, cho phép kiểm toán viên trong quá trình kiểm toán có thể thay đổi các quy trình đã đề ra ban đầu sao cho cho phù hợp với từng giai đoạn kiểm toán, cũng như các thay đổi phát sinh trong quá trình thực hiện kiểm toán.

Thứ tư: Hệ thống bảng hệ thống câu hỏi để phỏng vấn khách hàng về sự vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ (chi tiết xem phụ lục 1) được thiết kế chi tiết, bao quát hết những vấn đề mà kiểm toán viên cần xem xét. Điều đó giúp cho kiểm toán viên có cái nhìn cụ thể về việc đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán.

Thứ năm: Kết quả từ khảo sát ở bảng 2.3 cho thấy phần mềm được thiết kế hồ

sơ giấy tờ làm việc khá tốt, có hệ thống khi trực tiếp đính kèm trên phần mềm, giúp kiểm toán viên có thể thường xuyên kiểm tra việc thực hiện của mình so với các thủ tục đã được thiết kế ban đầu để kiểm tra việc thực hiện của mình. Bên cạnh đ , phần mềm còn yêu cầu kiểm toán viên ghi chú cẩn thận những diễn giải cho xét đoán của mình, ví dụ:

-Khi chọn rủi ro có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải chú thích tại sao rủi ro không được chọn không ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính.

Thứ sáu: Phần mềm thiết kế chức năng liên kết giữa các màn hình giúp cho kiểm toán viên dễ dàng hơn trong việc xem xét vấn đề, ví dụ:

- Khi xem xét các “phát hiện” trong thiết kế hoạt động kiểm soát ở cấp độ tổng thể doanh nghiệp, kiểm toán viên sẽ nhấp vào “phát hiện” để dẫn đến khuyến khuyết trong hoạt động kiểm soát của doanh nghiệp gây ra “phát hiện”.

Thứ bảy: Khảo sát ở bảng 2.3, 100% kiểm toán viên đều cho rằng trong quy trình tìm hiểu hoạt động kiểm soát ở cấp độ hoạt động, phương pháp luận Horizon tỏ ra khá hiệu quả khi được thiết kế để tập trung nỗ lực kiểm toán vào những rủi ro c ó thể gây ra sai s ót trọng yếu trên báo cáo tài chính nhưng chỉ quan tâm đến những trường hợp c ó khả năng xảy ra cao. Điều này giúp kiểm toán viên định hướng công việc một cách hiệu quả khi tập trung sự quan tâm vào những rủi ro c thể ảnh hưởng đến rủi ro phát hiện.

Thứ tám: Dựa vào kết quả của khảo sát ở bảng 2.3, 100% kiểm toán viên đều xác nhận rằng trong quá trình tìm hiểu và đánh giá các “Phát hiện”, “Vấn đề”, kiểm toán viên của Grant Thornton Việt Nam kết hợp sử dụng xét đoán chuyên môn của bản thân với đề xuất của phần mềm rất linh hoạt. Do đó , các “Khiếm khuyết trọng yếu” được tìm thấy đều được sàng lọc cẩn thận và có giá trị hợp lý cao.

Thứ chín: Bảng đánh giá mức độ quan trọng của các thử nghiệm kiểm soát trên

đã chỉ ra rằng các thử nghiệm kiểm soát được kiểm toán viên lựa chọn thực hiện đa phần đều phù hợp với các khoản mục tương ứng trên báo cáo tài chính. Với nhận thức rõ ràng và phù hợp với từng thử nghiệm kiểm soát, kiểm toán viên của Grant Thornton đã thực hiện thử nghiệm kiểm soát một cách hiệu quả với từng loại hình công ty.

Bên cạnh đ , trong quá trình làm việc thì các kiểm toán viên có thể trao đổi và hỗ trợ lẫn nhau trong việc thực hiện cả những phần hành mà mình không được giao. Điều đó cho thấy, kiểm toán viên của Grant Thornton Việt Nam được tổ chức rất tốt về khả năng làm việc nhóm trong quá trình tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Đây cũng c ó thể được xem là một trong những ưu điểm nổi trội nhất của kiểm toán viên làm việc tại Grant Thornton Việt Nam.

3.1.2 Hạn chế

Mặc dù là một quy trình tiên tiến và hiện đại, tuy nhiên qua quá trình khảo sát hồ sơ và phỏng vấn các kiểm toán viên của công ty, người viết nhận định rằng vẫn còn một số hạn chế còn tồn tại trong quy trình đánh giá HTKSNB của công ty. Các hạn chế này có thể kể đến như sau:

Thứ nhất: Trong kết quả khảo sát ở bảng 2.3, 100% kiểm toán viên đều nhận định rằng hệ thống phần mềm Voyager và phương pháp luận Horizon được thiết kế tuân thủ các chuẩn mực kế toán cũng như kiểm toán quốc tế, về cơ bản không có sự khác biệt với các chuẩn mực của Việt Nam. Tuy nhiên, khi áp dụng vào tình hình thực tế tại Việt Nam còn gây lúng túng cho kiểm toán viên cũng như khách hàng do khách hàng của Grant Thornton Việt Nam đa phần là những doanh nghiệp vừa và nhỏ nên một số quy trình thực tế không xảy ra tại đơn vị khách hàng trong khi kiểm toán viên phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu của phương pháp luận Horizon. Điều này sẽ làm mất rất nhiều thời gian của kiểm toán viên.

Thứ hai: Theo thông tin người viết tìm hiểu được từ việc phỏng vấn kiểm toán

viên, phần lớn các cuộc họp diễn ra chỉ có sự tham gia của đại diện khách hàng, giám đốc kiểm toán và trưởng nhóm kiểm toán. Nhóm thực hiện kiểm toán chỉ tham gia cụôc họp nội bộ, tuy nhiên các cuộc họp này thường diễn ra trong giai đoạn phân công công việc ban đầu. Ngoài ra trong quá trình làm việc, giữa các thành viên trong nhóm kiểm toán sẽ có sự trao đổi thông tin lẫn nhau cũng như với trưởng nhóm kiểm toán, nhưng đa phần chỉ trao đổi về các phần hành chính trong cuộc kiểm toán. Vì thế, về thực chất, chỉ c ó giám đốc, trưởng nhóm kiểm toán và đại diện khách hàng hiểu được trọn vẹn quy trình cũng như hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị kiểm toán. Trong khi đó , người thực hiện chính các phần hành lại là các kiểm toán viên. Điều này có thể làm giảm hiệu quả công tác kiểm toán nếu trong quá trình thực hiện công việc, kiểm toán viên phải tiếp nhận phần hành công việc của kiểm toán viên khác.

Thứ ba: Khi tìm hiểu phần mềm kiểm toán của công ty, người viết nhận thấy rằng trong quá trình tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, kiểm toán viên buộc phải trả lời tất cả các câu hỏi được lập trình trong phần mềm, điều này làm mất thời gian của kiểm toán viên. Do đó , kiểm toán viên luôn chịu áp lực về thời gian vì việc thực hiện trả lời đầy đủ các quy trình sẽ làm tốn một khoản thời gian không nhỏ.

Thứ tư: Kết quả khảo sát ở bảng 2.3 cho thấy rằng phần mềm kiểm toán

Voyager không được thiết kế để đánh giá các “Vấn đề”, “Phát hiện” xảy ra bất thường trong quá trình tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Do đ , kiểm toán viên chỉ có thể dựa vào trực quan và xét đoán chuyên môn để đánh giá các đối tượng bất thường này (kết quả này cũng được thể hiện ở mục 3.1). Nếu các bất thường này xảy ra với mật độ cao thì khả năng cao sẽ xảy ra xung đột giữa các đánh giá về thiết kế hữu hiệu của kiểm toán viên và phần mềm kiểm toán. Khi đó kiểm toán viên bắt buộc phải thay đổi các quy trình đã đề ra trước đó và thực hiện lại công việc của mình từ đầu.

Thứ năm: Theo kết quả khảo sát ở bảng 2.2, có thể thấy rằng kiểm toán viên thường không sử dụng lưu đồ để mô tả toàn bộ hệ thống kiểm soát nội bộ mà chỉ diễn giải thông qua sử dụng bảng tường thuật, bảng câu hỏi kèm theo những quy trình vàhoạt động kiểm soát trong phần mềm. Việc hạn chế sử dụng lưu đồ có thể dẫn đến những thiếu sót trong việc nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, từ đó c ó thể dẫn đến những khiếm khuyết trọng yếu có thể bị bỏ sót.

Thứ sáu: Theo kết quả khảo sát ở bảng 2.3 thì 100% kiểm toán viên đều cho rằng phương pháp nghiên cứu không được ưu tiên sử dụng khi thực hiện phép thử Walk-through. Do các chu trình và nghiệp vụ chính thường được vận hành rất phức tạp nên phương pháp quan sát không thể mang lại hiệu quả tối ưu cho phép thử. Việc hạn chế sử dụng phương pháp nghiên cứu khiến kiểm toán viên không thể đánh giá được sự hữu hiệu của các hoạt động kiểm soát của đơn vị đối với các chu trình và nghiệp vụ này.

Thứ bảy: Dựa vào kết quả của bảng khảo hồ sơ làm việc của kiểm toán viên, có

thể thấy rằng kiểm toán viên của Grant Thornton Việt Nam thực sự vẫn chưa c sự quan tâm đúng mực đối với việc tìm hiểu thiết kế hoạt động kiểm soát ở cấp độ tổng thể, đặc biệt ở các công ty nhỏ khi mà việc tìm hiểu về hệ thống thông tin, truyền thông và công nghệ chỉ được thực hiện ở 3 trên 5 công ty được kiểm toán. Khi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ ở các công ty, việc không nắm bắt kịp thời những thay đổi của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng lớn đến việc xác định các chu trình và nghiệp vụ quan trọng của doanh nghiệp và cũng sẽ gây bất cập trong việc liên lạc với các cá nhân “kiểm soát khoản mục” (account controller) của đơn vị.

3.2. Kiến nghị

Nhằm nâng cao chất lượng của quy trình đánh giá HTKSNB được áp dụng tại GTV cũng như khắc phục các hạn chế còn tồn tại trong quy trình này của quý công ty, người viết xin được đưa ra các kiến nghị như sau:

Thứ nhất: Kiểm toán viên cần có nhận thức rõ về tầm quan trọng của khâu lập

kế hoạch. Ngoài ra, trong quá trình ứng dụng phần mềm tại Việt Nam, kiểm toán viên cũng như các trưởng nhóm kiểm toán có thể dựa vào kinh nghiệm của mình, cũng như tình hình kinh doanh tại Việt Nam để bỏ qua những thủ tục không cần thiết qua đ tiết kiệm thời gian trong việc lập kế hoạch kiểm toán. Với những kiểm toán viên rất linh hoạt, công ty hoàn toàn có thể thực hiện điều này.

Thứ hai: Về phía trưởng nhóm kiểm toán, dựa vào các kinh nghiệm cũng như xét đoán nghề nghiệp của cá nhân, sẽ truyền đạt các thông tin chủ yếu về khách hàng về các vấn đề liên quan đến ban quản lí, nhân viên kế toán, các rủi ro khai khống doanh thu do áp lực từ cấp trên, khả năng gian lận v.v. để nhóm thực hiện kiểm toán c ó đủ kiến thức và thông tin cần thiết định hướng được công việc và khó khăn cũng như các khoản mục trọng yếu mà kiểm toán viên sẽ tập trung vào và các thủ tục để thực hiện. Về phía kiểm toán viên, ngoài việc tìm hiểu phần hành của mình cũng nên tìm hiểu các quy trình của từng phần hành của các kiểm toán viên khác, qua đ sẽ có cái nhìn cụ thể hơn, đồng thời trong trường hợp cần thiết, có thể dễ dàng tiếp quản công việc của đồngnghiệp. Các kiểm toán viên hoàn toàn có thể tiến hành việc trao với nhau về thông tin trên ở cuộc họp triển khai kế hoạch kiểm toán.

Thứ ba: Công ty cần đề ra kế hoạch đối chiếu, so sánh hệ thống chuẩn mực mới

với chuẩn mực kiểm toán quốc tế để điều chỉnh phần mềm Voyager phù hợp hơn khi áp dụng thực tế vào Việt Nam. Tuy nhiên, giải pháp nâng cấp phần mềm này sẽ mất nhiều thời gian và cần đến sự trợ giúp lớn từ bộ phận công nghệ thông tin của GTI.

Thứ tư: Công ty cần nâng cấp phần mềm hỗ trợ kiểm toán theo hướng đối phó

với những “Vấn đề”, “Phát hiện” xảy ra bất thường trong quá trình tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ khách hàng nhằm nâng cao hiệu quả của quy trình tìm hiểu kiểm soát nội bộ trên cấp độ hoạt động và tránh xảy ra xung đột giữa những đánh giá thiết kế hữu hiệu của kiểm toán viên và phần mềm. Đây cũng là một giải pháp hoàn toàn có thể thực hiện được và hiện nay hệ thống các phần mềm của công ty như Voyager 2018 hay IDEA đều đang được chạy thử nghiệm với bản nâng cấp mới khắc phục hạn chế này.

Thứ năm: Công ty nên khuyến khích kiểm toán viên sử dụng lưu đồ trong việc

mô tả toàn bộ hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Điều này sẽ giúp những kiểm toán viên không tham gia quy trình nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ trong nhóm kiểm toán tự tìm hiểu về khách hàng mà không cần phải qua các cuộc họp nhóm hoặc mất thời gian trao đổi riêng với kiểm toán viên tham gia quy trình này. Do đó , họ có thể tiếp quản công việc nhanh hơn và độc lập hơn khi cần thiết. Đây là một giải pháp khả thi GTV đang đẩy mạnh việc hướng dẫn kiểm toán viên sử dụng thuần thục các phần mềm kiểm toán khác của công ty.

Thứ sáu: Công ty nên khuyến khích kiểm toán viên thực hiện phương pháp

nghiên cứu khi thực hiện phép thử Walk-through vì đây là phương pháp mang lại nhiều hiệu quả tích cực hơn so với phương pháp quan sát. Phương pháp nghiên cứu sẽ giúp kiểm toán viên có cái nhìn tổng quan hơn về mức độ hiệu quả của các thủ tục kiểm soát do đơn vị thiết kế tương ứng với các chu trình liên quan đặc biệt với các chu trình nghiệp vụ phức tạp liên quan đến hàng tồn kho, doanh thu,... Đồng thời, phương pháp nghiên cứu còn góp phần rút ngắn công việc thực hiện lại các thủ tục của đơn vị khi kiểm toán viên tiến thành thực hiện thử nghiệm kiểm soát.

Thứ bảy: Kiểm toán viên cần quan tâm hơn đến quá trình tìm hiểu thiết kế hoạt

thống kế toán trong năm của đơn vị nhằm đảm bảo tính thông tin liên lạc thích hợp với các cá nhân có thẩm quyền tại đơn vị và nâng cao tính chính xác trong việc xác định các chu trình và nghiệp vụ quan trọng. Giải pháp này hoàn toàn có thể thực hiện được vì công ty c ó chính sách tăng cường nhân sự ở các đợt kiểm toán interim (đợt kiểm toán vào đầu tháng 9 hàng năm).

Ngoài ra, công ty cần xem xét việc tăng cường hơn nữa việc mở rộng phạm vi khách hàng của mình, tiếp cận các khách hàng có quy mô lớn, đặc biệt là những công

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐƯỢC ÁP DỤNG TẠI GRANT THORNTON VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 73 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w