CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ

Một phần của tài liệu Yếu tố ảnh hưởng đến ý định nghỉ việc của nhân viên tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh 1 (Trang 77 - 78)

4.7.1821. Chương 5 sẽ trình bày các kết luận được rút ra từ kết quả nghiên cứu và đề xuất các hàm ý quản trị nhằm hạn chế ý định nghỉ việc của nhân viên tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh 1. Nội dung chương 5 bao gồm các nội dung sau: Kết luận, hàm ý quản trị, hạn chế và các hướng nghiên cứu tiếp theo.

1.1. Kết luận

4.7.1822. Với mục đích thực hiện nghiên cứu để xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến ý định nghỉ việc của nhân viên tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh 1 trong bối cảnh hiện nay, chúng tôi dựa trên cơ sở lý thuyết về vấn đề ý định nghỉ việc để xây dựng mô hình nghiên cứu với 8 yếu tố độc lập tác động đến yếu tố ý định nghỉ việc (yếu tố phụ thuộc). Từ mô hình ban đầu, chúng tôi tiến hành khảo sát thu thập số liệu, thực hiện các phân tích về độ tin cậy của thang đo, rút trích các yếu tố bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến bằng phương pháp Enter và thực hiện các kiểm nghiệm để xem xét sự khác biệt theo các biến kiểm soát bằng kiểm nghiệm ANOVA, T-Test. Kết quả nghiên cứu cho phép đưa ra một số kết luận sau:

4.7.1823. Thứ nhất, có 4 yếu tố ảnh hưởng đến ý định nghỉ việc của nhân viên tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh 1 bao gồm: Huấn luyện và phát triển nghề nghiệp (P = - 0,168); Áp lực công việc (P = 0,142); Thu nhập và sự công nhận (P = - 0,417); Quan hệ với đồng nghiệp (P = - 0,320). Trong đó, yếu tố thu nhập và sự công nhận có ảnh hưởng nhiều nhất đến ý định nghỉ việc, sau đó lần lượt theo thứ tự giảm dần là các yếu tố quan hệ với đồng nghiệp, huấn luyện và phát triển nghề nghiệp, áp lực công việc.

4.7.1824. Thứ hai, yếu tố Thu nhập và sự công nhận có ảnh hưởng ngược chiều với ý định nghỉ việc của nhân viên tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh 1. Nếu yếu tố thu nhập và sự công nhận càng cao bao nhiêu thì ý định nghỉ việc càng thấp bấy nhiêu và ngược lại. Đây là yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến ý định nghỉ việc của nhân viên.

4.7.1825. Thứ ba, yếu tố Quan hệ với đồng nghiệp có ảnh hưởng ngược chiều với ý định nghỉ việc của nhân viên tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh 1. Nếu yếu tố quan hệ với đồng nghiệp càng cao bao nhiêu thì ý định nghỉ việc càng thấp bấy nhiêu và ngược lại. Đây là yếu tố có ảnh hưởng nhiều thứ hai đến ý định nghỉ việc của nhân viên.

4.7.1826. Thứ tư, yếu tố Huấn luyện và phát triển nghề nghiệp có ảnh hưởng ngược chiều với ý định nghỉ việc của nhân viên tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh 1. Nếu yếu tố huấn luyện và phát triển nghề nghiệp càng cao bao nhiêu thì ý định nghỉ việc càng thấp bấy nhiêu và ngược lại. Đây là yếu tố có ảnh hưởng nhiều thứ ba đến ý định nghỉ việc của nhân viên.

4.7.1827. Thứ năm, yếu tố áp lực công việc có ảnh hưởng cùng chiều với ý định nghỉ việc của nhân viên tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh 1. Nếu yếu tố áp lực công việc tăng bao nhiêu thì ý định nghỉ việc cũng tăng theo bấy nhiêu và ngược lại. Đây là yếu tố có ảnh hưởng nhiều thứ tư đến ý định nghỉ việc của nhân viên.

4.7.1828. Thứ sáu, có sự khác biệt về ý định nghỉ việc của nhân viên tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh 1 theo độ tuổi, trình độ học vấn và thâm niên công tác.

4.7.1829. Thứ bảy, không có sự khác biệt về ý định nghỉ việc của nhân viên tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh 1 theo giới tính và mức thu nhập hàng tháng.

Một phần của tài liệu Yếu tố ảnh hưởng đến ý định nghỉ việc của nhân viên tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh 1 (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w