Hình thức và phương thức đấu thầu mà Công ty đã tham gia

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu của công ty thiết bị điện (Trang 29)

1.2.1.1 Hình thức đấu thầu Công ty đã tham gia:

 Cạnh tranh rộng rãi (competitive bibbing): khi áp dụng hình thức này, bên mời thầu không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia. Đây là hình thức lựa chọn nhà thầu có tính cạnh tranh cao nhất. Hình thức này được lựa chọn đối với những gói thầu có tính chất kỹ thuật không phức tạp, giá trị không lớn và điều kiện thực hiện

không có gì đặc biệt, nhiều nhà thầu có khả năng đáp ứng các yêu cầu của gói thầu.  Chào hàng cạnh tranh (shopping): đây là một dạng của hình thức cạnh tranh rộng rãi. Hình thức này được lựa chọn đối với những gói thầu có tính chất kỹ thuật đơn giản và có giá trị nhỏ. Bên mời thầu có thể tổ chức đấu thầu rất đơn giản để tiết kiệm thời gian và chi phí.

 Chỉ định thầu (single bidder) – bên mời thầu lựa chọn một nhà thầu để thực hiện gói thầu để thực hiện gói thầu có đặc điểm: phải thực hiện công việc ngay, giá trị công việc nhỏ, yêu cầu kỹ thuật rất đơn giản

1.2.1.2 Phương thức đấu thầu

Công ty TNHH kỹ thuật vật tư thiết bị điện Hà Nội mới chỉ tham gia một phương thức đấu thầu đó là một giai đoạn một túi hồ sơ: nhà thầu nộp đề xuất kỹ thuật (cách tiến hành công việc) và đề xuất tài chính (giá cả cụ thể và phương thức thanh toán) trong cùng một túi hồ sơ. Trong quá trình đánh giá đề xuất kỹ thuật xem được cả đề xuất tài chính.

1.2.2 Quy mô và số gói thầu tham dự

1.2.2.1 Các lĩnh vực tham gia đấu thầu

Công ty TNHH kỹ thuật vật tư thiết bị điện Hà Nội chủ yếu tham gia đấu thầu trong lĩnh vực cung cấp và lắp đặt hệ thống điều hòa không khí, thiết bị điện, quạt công nghiệp, các công trình truyền tải điện dưới 35 KV.

1.2.2.2 Quy mô và số gói thầu tham dự

Những con số này cho ta biết khái quát nhất tình hình kết quả dự thầu của Công ty. Chỉ tiêu này càng lớn qua các năm chứng tỏ công tác dự thầu của Công ty

Bảng 12: số lượng và quy mô các gói thầu trúng thầu của Công ty từ năm 2006 – 2009

Chỉ tiêu Đơn vị Năm

2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Số công trình tham gia

dự thầu Công trình 68 75 86 90

Số công trình trúng thầu Công trình 45 58 64 71

Giá trị số công trình

tham gia dự thầu Triệu đồng 115.600 165.237 193.844 284.041 Giá trị thắng thầu Triệu đồng 67.514 116.245 147.546 213.425 Quy mô 1 gói thầu Triệu đồng 1.500 2.004 2.305 3.005

(nguồn báo cáo SXKD của Công ty qua các năm 2006 -2009)

Biểu đồ 2: Biểu đồ so sánh số lượng công trình trúng thầu với số Công trình tham gia dự thầu

Qua bảng trên ta thấy số lượng hợp đồng Công ty thực hiện tăng qua các năm, năm 2006 là 45 công trình, đến năm 2007 là 58 công trình, năm 2008 là 64 công trình và đến năm 2009 lên đến 71 công trình. Trung bình mỗi năm Công ty kí thêm được 8 hợp đồng, điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đang phát triển và được các chủ đầu tư ngày càng biết đến.

Không những về số lượng mà quy mô mỗi gói thầu cũng tăng lên, năm 2006 quy mô mỗi gói thầu là 1.500 triệu đồng; năm 2007 là 2.004 triệu đồng tăng 33.6%; năm 2008 quy mô mỗi gói thầu là 2.305 triệu đồng, tăng 15% so với năm 2007; năm 2009 mỗi gói thầu có giá trị trung bình là 3.005 triệu đồng, tăng 30% so với năm 2008. Điều này cho thấy Công ty đã có kinh nghiệm trong công tác tham gia đấu thầu và cạnh tranh được với nhiều công ty khác cùng tham gia.

1.2.2.3 Xác suất trúng thầu

Xác suất trúng thầu được tính theo hai cách sau:  Theo số công trình:

Tổng số công trình trúng thầu

Xác suất trúng thầu = × 100%

Tổng số công trình tham gia dự thầu  Theo giá trị công trình:

Tổng giá trị trúng thầu

Xác suất trúng thầu = × 100%

Bảng 13: Xác suất trúng thầu của Công ty TNHH kỹ thuật vật tư thiết bị điện Hà Nội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

năm xác suất

trúng thầu

2006 2007 2008 2009

Theo số công trình (%) 66,18% 77,33% 74,42% 78,89%

Theo giá trị công trình (%) 58,4% 70,35% 76,12% 75,14%

Biểu đồ 3: Xác suất trúng thầu của Công ty qua các năm 2006 - 2009

Qua biểu đồ trên ta thấy số lượng công trình mà Công ty tham gia dự thầu không nhiều về giá trị cũng như số lượng nhưng xác suất trúng thầu của Công ty theo số lượng công trình và theo giá trị công trình đều cao và khá thành công. Xác suất trúng thầu theo số công trình đạt trên 66%, và theo giá trị công trình trên 58%. So sánh giữa giá trị và so sánh xác suất theo giá trị và theo số lượng cho ta thấy Công ty chỉ trúng thầu các công trình vừa và nhỏ, còn những công trình có giá trị tương đối lớn thì thường trượt. Điều này cho thấy năng lực về vốn, tài chính và nhân công của Công ty mới chỉ thực hiện được những công trình quy mô vừa và nhỏ. Đây là một vấn đề cần được lãnh đạo quan tâm và đưa ra biện pháp giải quyết hợp lý.

1.2.2 Các bước trong công tác đấu thầu của Công ty

Quy trình cho ta biết trình tự, cách thức và nhiệm vụ của từng phòng ban trong việc tham gia đấu thầu của Công ty.

Bước 1: Tìm kiếm thông tin về dự án và mua hồ sơ dự thầu

Công ty tìm thông tin về đấu thầu thông qua: báo đấu thầu, trang web về đấu thầu, tạp chí xây dựng, tivi… (đối với các dự án đấu thầu hạn chế thì qua thư mời thầu của chủ đầu tư). Ngoài ra Công ty còn tìm kiếm thông qua các chủ dự án hay những mối quan hệ của cán bộ nhân viên trong Công ty.

Các thông tin cần thiết về gói thầu mà Công ty tìm hiểu gồm: Bên mời thầu

- Tên dự án, tên gói thầu

- Nguồn vốn: thông tin về nguồn vốn cho Công ty biết được mình cần tuân thủ theo luật chơi nào. Nguồn vốn là ngân sách nhà nước hay ngân sách địa phương thì luật chơi không khác nhau, cùng tuân thủ luật chơi trong nước. Nếu nguồn vốn bao

Tìm kiếm thông tin về dự án và mua hồ sơ dự thầu

Chuẩn bị hồ sơ dự thầu

Nộp hồ sơ dự thầu

Tham gia mở thầu

Nhận thông báo kết quả đấu thầu

Ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng

gồm cả ODA hay vốn nước ngoài thì tùy theo quy định của gói thầu phải tuân theo luật chơi của quốc tế hay luật Việt Nam.

- Hình thức và phương thức đấu thầu: thông tin này cho biết hình thức cạnh tranh rộng rãi hay cạnh tranh hạn chế hay chỉ định thầu… Còn phương thức tham gia của gói thầu xây lắp là một giai đoạn và một túi hồ sơ.

- Thời gian bán, nơi bán HSMT, thời gian làm bài.

- Giá gói thầu: là số tiền chủ đầu tư dự kiến thực hiện gói thầu. Nếu bên dự thầu đưa ra số tiền vượt quá gói thầu này thì sẽ không được chủ đầu tư chấp nhận và hồ sơ bị loại. Trước đây giá gói thầu chưa bao gồm dự phòng phí còn bây giờ giá gói thầu bao gồm cả dự phòng phí.

- Thời điểm đóng thầu, mở thầu.

Sau khi tổng hợp thông tin về những gói thầu liên quan Công ty sẽ lọc ra những dự án phù hợp với năng lực của Công ty để mua hồ sơ dự thầu. Việc lựa chọn những hồ sơ phù hợp sẽ khiến Công ty tiết kiệm được chi phí và tăng được khả năng trúng thầu, từ đó tăng xác suất trúng thầu.

Nội dung của HSMT của chủ đầu tư thường bao gồm: - Thông báo mời thầu

- Mẫu đơn dự thầu

- Chỉ dẫn cho các nhà thầu - Bảo đảm dự thầu

- Bản vẽ thiết kế - Bản tiên lượng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bóc tách bản tiên lượng - Mẫu bảo đảm dự thầu

- Mẫu bảo đảm thực hiện hợp đồng - Các loại hợp đồng của xây lắp

Bước 2: Lập hồ sơ dự thầu

Công tác lập hồ sơ dự thầu là một khâu có vai trò quan trọng và quyết định tới khả năng thắng thầu của Công ty. Nó được giao cho phòng kinh doanh, phòng hành chính tổng hợp và phòng kỹ thuật thực hiện.

Hồ sơ dự thầu bao gồm những tài liệu sau: - Thư mời thầu

- Đơn dự thầu - Bảo lãnh dự thầu

- Thông tin về nhà thầu

- Thuyết minh về biện pháp và tiến độ thi công công trình - Bản vẽ biện pháp và tiến độ thi công công trình

- Bảng tính giá trị dự thầu

Đối với các tài liệu pháp lý, năng lực tài chính, lao động, năng lực về máy móc thiết bị, hồ sơ kinh nghiệm… của Công ty phòng hành chính tổng hợp sẽ căn cứ đặc điểm cụ thể của công trình để có sự lựa chọn, bố trí phù hợp nhằm đáp ứng các yêu cầu của chủ đầu tư.

Để chuẩn bị đưa ra các đề xuất kỹ thuật, biện pháp thi công. Công ty sẽ cử các cán bộ chuyên gia có trình độ và kinh nghiệm xuống địa điểm sẽ thi công công trình để khảo sát thực tế và tiến hành kiểm tra kỹ thiết kế được lập bởi bên mời thầu (chủ đầu tư). Nếu phát hiện những sai sót hoặc bất hợp lý của thiết kế thì đưa ra giải pháp kỹ thuật để điều chỉnh. Đây là cơ sở nâng cao uy tín của Công ty đối với chủ đầu tư.

HSDT là căn cứ để đánh giá các nhà thầu, quá trình đánh giá HSDT gồm 2 bước, đó là đánh giá sơ bộ và đánh giá chi tiết. Do đặc điểm của gói thầu xây lắp nên đánh giá sơ bộ có thể bao gồm nhiều nội dung hơn như kiểm tra bảo đảm dự thầu, kiểm tra năng lực tài chính…

Đánh giá chi tiết các HSDT xây lắp được thực hiện theo phương pháp giá đánh giá theo hai nội dung kỹ thuật và tài chính.

Nội dung kỹ thuật: đề xuất kỹ thuật là bản mô tả năng lực kỹ thuật của nhà thầu và biện pháp kỹ thuật cụ thể để thực hiện gói thầu. Đối với nhà thầu xây lắp, ngoài kinh nghiệm chuyên môn của đội ngũ nhâ sự thì năng lực kỹ thuật còn được thể hiện qua số lượng và chất lượng các loại máy móc, thiết bị công trình xây dựng

Để đánh giá biện pháp kỹ thuật thực hiện gói thầu của các nhà thầu thì bên mời thầu sử dụng các tiêu chí đánh giá đã được nêu trong HSMT bằng cách cho điểm hoặc dùng cách trả lời Đạt/Không đạt. Các gói thầu xây lắp khác nhau về quy mô và về yêu cầu kỹ thuật được đánh giá theo những tiêu chí khác nhau như:

- Tính hợp lý và khả thi của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi công và biện pháp bảo đảm kỹ thuật.

- Mức độ đáp ứng về yêu cầu kỹ thuật, chất lượng vật tư. - Mức độ đáp ứng về thiết bị thi công.

- Các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy. Sau khí đánh giá đề xuất kỹ thuật, bên mời thầu loại bỏ những đề xuất kỹ thuật

không đáp ứng yêu cầu và tiến hành xem xét đề xuất tài chính của những HSDT còn lại

Đề xuất tài chính: nội dung này đưa ra bảng giá chào thầu. Căn cứ tính giá dự thầu của Công ty

Bên mời thầu dựa vào phương pháp giá đánh giá được xác định theo trình tự sau:

- Sửa lỗi số học - Hiệu chính sai lệch - Đổi ra đồng tiền chung - Trừ phần giảm giá

- Xác định mặt bằng so sánh và giá đánh giá.

Tính giá dự thầu:

Giá trị dự toán xây lắp (GTDTXL) sau thuế của công trình xây dựng bao gồm: GTDTXL trước thuế và khoản thuế GTGT đầu ra

GTDTXL sau thuế = GTDTXL trước thuế + VAT = T + C +TL + VAT

Trong đó:

T: chi phí trực tiếp C: chi phí chung

TL: thu nhập chịu thuế tính trước

Giá trị dự toán xây lắp trước thuế: là mức giá để tính thuế GTGT bao gồm chi phí trực tiếp, chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước, được xác định theo mức tiêu hao về vật tư, lao động, sử dụng máy móc và mặt bằng giá của khu vực từng thời kỳ do các cơ quan có thẩm quyền ban hành. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chi phí trực tiếp: bao gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí sử dụng máy thi công, được xác định trên cơ sở khối lượng xây lắp theo thiết kế được lắp tương ứng. Chi phí vật liệu bao gồm: vật liệu chính, vật liệu phụ, vật liệu luân chuyển, được tính theo đơn giá xây dựng cơ bản (đơn giá địa phương hoặc đơn giá công trình). Mức giá các loại vật tư vật liệu trong đơn giá nói trên chưa bao gồm thuế GTGT đầu vào mà doanh nghiệp xây dựng phải ứng trả khi mua vật tư, vật liệu có sự thay đổi về giá cả thì căn cứ vào mức giá chưa có thuế GTGT trong thông báo tùy từng kỳ của cơ quan có thẩm quyền công bố để tránh sự chênh lệch này vào chi phí vật liệu trong dự toán. Chi phí về nhân công GTDTXD bao gồm: lương cơ bản và các khoản phụ cấp có tính chất lượng, các chi phí theo chế độ có thể khoản trực

tiếp cho người lao động để tính một ngày công định mức. Chi phí máy thi công gồm chi phí nhân công thợ điều khiển, sửa chữa máy, thiết bị thi công. Riêng một số chi phí phụ thuộc trong giá cả máy và thiết bị thi công như xăng dầu, điện năng chưa tính giá trị tăng đầu vào.

- Chi phí chung: tính bằng % so với chi phí nhân công trong giá trị doanh thu xây lắp, được quy định cho từng loại công trình. Khoản thu nhập chịu thuế tính trước dùng để nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và một số khoản chi phí phải nộp, phải trừ khác. Phần còn lại được trích lập quỹ theo quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với các doanh nghiệp Nhà nước.

Thuế GTGT đầu ra: dùng để trả thuế GTGT đầu vào mà doanh nghiệp xây dựng đã ứng trước khi mua vật tư, vật liệu, nhiêu liệu, năng lượng nhưng chưa được tính vào chi phí vật liệu, máy thi công, chi phí chung doanh thu xây lắp trước thuế và phần thuế GTGT mà doanh nghiệp xây dựng phải nộp.

Bước 3: Nộp hồ sơ dự thầu

Nộp HSDT phải trước thời điểm đóng thầu. Bên mời thầu sẽ không nhận HSDT nếu quá thời điểm đóng thầu, do vậy Công ty cần chú ý đến thời điểm đóng thầu mà các chủ đầu tư đưa ra để hồ sơ được hợp lệ

Bước 4: Tham gia mở thầu

Mở thầu là việc bên mời thầu công báo công khai các thông tin cơ bản trong HSDT của các nhà thầu. Tham gia buổi mở thầu sẽ giúp cho Công ty biết được thông tin về các đối thủ cạnh tranh.

Bước 5: Nhận thông báo kết quả đấu thầu

Kết quả trúng thầu sẽ được chuyển bằng văn bản. Nhà thầu rất hồi hộp trong khi chờ đợi kết quả trúng thầu từ khi nộp bải để khi nhận được thông báo kết quả trúng thầu. Nếu nhận được kết quả trúng thầu sau thời gian thông báo thì nhà thầu có quyền từ chối thực hiện gói thầu. Nếu chờ đợi quá lâu nhà thầu có thể nhận được tin trúng thầu từ gói thầu khác hấp dẫn hơn.

Bước 6: Ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng

Khi nhận được kết quả trúng thầu Công ty sẽ tiến hành ký kết hợp đồng với chủ đầu tư. Nêu ra những điều kiện thảo thuận giữa hai bên để hoàn thiện hợp đồng. Sau đó thực hiện hợp đồng và bàn giao công trình cho chủ đầu tư.

1.2.3 Thực trạng công tác đấu thầu tại công ty TNHH kỹ thuật vật tư thiết bị điện Hà Nội qua công trình “cải tạo và mở rộng trụ sở làm việc Ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu của công ty thiết bị điện (Trang 29)