Khi tham gia đấu thầu Công ty phải trình bày năng lực về máy móc thiết bị thi công của mình để chủ đầu tư đánh giá và giao thầu. Do đó, nếu Công ty có năng lực máy móc, kỹ thuật mạnh thì càng có nhiều cơ hội trúng thầu. Hơn nữa, sự đòi hỏi ngày càng cao của chủ đầu tư về tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng và tiến độ của công trình xây dựng. Đây là chỉ tiêu được quan tâm hàng đầu của bên mời thầu khi xét thầu. Nên buộc Công ty cần phải không ngừng đầu tư và xúc tiến kiên kết về máy móc thiết bị, nhằm nâng cao năng lực kỹ thuật của Công ty, để có thể làm hài lòng chủ đầu tư, cũng như tăng khả năng cạnh tranh với các nhà thầu lớn.
Máy móc thiết bị là tài sản cố định của Công ty. Do vậy khi quyết định đầu tư vào tài sản cố định phải dựa vào kế hoạch hàng năm của Công ty và chỉ đầu tư mua sắm những loại máy móc, công nghệ cần thiết nhất mà Công ty chưa có, đầu tư trọng tâm trọng điểm không nên đầu tư tràn lan gây tốn kém và không khai thác sử dụng tốt được.
Công ty có thể tăng cường đầu tư và máy móc thiết bị theo các phương án sau: - Mua các linh kiện, thiết bị mới về lắp ráp và thay thế cho các thiết bị cũ sẵn có nhờ cải tiến kỹ thuật, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và sản xuất từ đó góp phần nâng cao năng lực máy móc thiết bị đang dùng. Hơn nữa, Công ty có đội gia công cơ khí nhờ đó tự gia công những linh kiện đơn giản giúp cho Công ty tiết kiệm tiền trong việc mua linh kiện
- Công ty có thể mua sắm các loại máy móc thiết bị thi công đã qua sử dụng (giá trị còn lại > 75%) từ các đơn vị xây dựng khác. Nhưng vẫn đảm bảo tính đồng bộ, sự phù hợp với công nghệ kỹ thuật hiện có của Công ty và hoạt động có hiệu quả ở Công ty.
- Để nâng cao năng lực kỹ thuật của mình, Công ty có thể liên kết với các Công ty khác để cùng tham gia tranh thầu.
- Thuê tài chính
Việc đầu tư máy móc thiết bị là rất cần thiết nhưng quan trọng hơn là Công ty phải xác định đúng loại cần đầu tư và thiết bị đó phải đảm bảo tính phù hợp.
đồng trong và ngoài nước, giữa các tổ chức, doanh nghiệp với nhau để học tập, đổi mới công nghệ, kỹ thuật, chuyển giao công nghệ. Hoàn thiện hệ thống thông tin tư liệu: Tự xây dựng tổ chức thu thập thông tin, dữ liệu của đơn vị và khai thác các thông tin trên thế giới, cập nhật việc nghiên cứu, áp dụng tiêu chuẩn quốc tế cần thiết trong công tác đấu thầu.
* Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin:
Việc áp dụng công nghệ thông tin sẽ làm biến đổi mọi mặt trong hoạt động của Công ty , giúp Công ty đạt được các mục tiêu:
- Nâng cao chất lượng hoạt động của Công ty;
- Giúp hạ thấp chi phí quản lý và chi phí dịch vụ. Xóa bỏ các trở ngại do khoảng cách địa lý trong công việc kinh doanh;
- Tạo ra các công việc mới, với mức lương cao, nâng cao sức cạnh trạnh trên thị trường của Công ty;
- Sự lãnh đạo của Công ty nhịp nhàng, đáp ứng nhanh nhạy với sự biến đổi của thị trường.
Mặt khác, hiện tại ứng dụng tin học trong Công ty vẫn mang tính tự phát, theo nhu cầu của từng phòng chứ chưa có một kế hoạch phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn thể Công ty. Trên cơ sở phân tích hiện trạng sử dụng công nghệ thông tin tại Công ty: Số lượng máy tính, các thiết bị ngoại vi, các phần mềm ứng dụng... cũng như kỹ năng sử dụng máy tính trong quá trình tác nghiệp của cán bộ, cho thấy để có thể xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về tài liệu, hồ sơ đã thực hiện, cũng như các văn bản, tài liệu liên quan đến hoạt động đấu thầu... kết hợp nâng cao hiệu quả chất lượng công tác thì việc xây dựng kế hoạch cải thiện và nâng cao chức năng của công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là cần thiết.
Việc áp dụng công nghệ thông tin trong công tác đấu thầu giúp cho đội ngũ cán bộ nâng cao được trình độ, hoà nhập với trình độ của khu vực và thế giới.
Xây dựng một quy trình công nghệ khép kín có thể áp dụng trong Công ty gồm nhiều giai đoạn với các nội dung sau:
Trên cơ sở sẵn có về trang thiết bị tin học, bổ sung và nâng cấp trang thiết bị phần cứng, và hệ thống mạng: Lan, Wan…
Xây dựng các cơ sở dữ liệu về công tác đấu thầu
Bổ sung, xây dựng phần mềm tiên tiến đảm đương các nhiệm vụ thiết kế xây dựng, quản lý và hoạt động hành chính văn phòng của công ty.
khả năng tin học hoá trong từng bộ phận chức năng của Công ty: (1)Đánh giá và phân tích hệ thống
(2)Xác định khả năng tin học hoá trong từng bộ phận chức năng của Công ty (3)Đánh giá xác định khả năng và quy mô kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kiến thức kỹ năng tin học cho đội ngũ cán bộ.
(4)Kế hoạch triển khai hệ thống: xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin. Bắt đầu từ việc nâng cấp, bổ sung các thiết bị phần cứng: máy tính, máy in khổ lớn, máy quét , máy phóng... Nghiên cứu và áp dụng hệ thống mạng nội bộ phù hợp với tổ chức và bộ máy của Công ty theo hướng: Ngoài máy chủ đặt tại trung tâm máy tính, mỗi phòng nên có một máy chủ. máy chủ đặt tại mỗi phòng sẽ được nối với các máy trạm và các thiết bị ngoại vi. Xây dựng các cổng kết nối mạng quốc gia, mạng quốc tế tại các máy chủ và các máy tính cá nhân của lãnh đạo Công ty và các giám đốc dự án. Cài đặt và vận hành các phần mềm ứng dụng phục vụ công tác nghiên cứu, khảo sát, thiết kế và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh. Đào tạo và cập nhật thông tin về công nghệ tin học cho các kỹ sư, giám đốc dự án trong Công ty. Kết hợp với các chuyên gia tin học từng bước xây dựng các phần mềm tính toán thiết kế và quản lý dự án theo đặc thù của nước ta.
* Hiện đại hóa máy móc, thiết bị:
Trong lĩnh vực xây dựng thì máy móc, thiết bị thể hiện quy mô, tầm vóc của doanh nghiệp. Trên thực tế, chủ đầu tư cũng đòi hỏi năng lực cung cấp máy móc thiết bị như thế nào đảm bảo yêu cầu thi công hay không nhất là công trình lớn. Đây là phần bắt buộc trong HSDT. Đối với Công ty hiện nay, mặc dù có hệ thống máy móc thiết bị khá hiện đại song với dự án lớn thì phải thue ngoài thêm máy móc thiết bị dẫn đến không đảm bảo chất lượng và tốn kém nên cần nâng cao năng lực máy móc thiết bị để từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty.
Trước hết, thực hiện công tác đánh giá lại tài sản theo định kỳ để loại bỏ những máy móc đã cũ kỹ, lạc hậu. Tiến hành thanh lý các máy móc này.
Giao trách nhiệm cụ thể cho tổ đội, lao động cụ thể trong việc sử dụng và bảo quản máy móc thiết bị, tránh tình trạng mất mát, hư hỏng do vô trách nhiệm.
Tiến hành mua sắm thêm những máy móc thiết bị mới nhưng luôn phải thực hiện so sánh với việc đi thuê để chọn phương án hiệu quả nhất.
Nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị nhằm nâng cao năng lực thi công, chất lượng công trình và tiến độ thi công công trình cũng như nâng cao khả năng thắng thầu. Vì vậy, trong công tác sử dụng máy móc thiết bị công ty cần chú ý
tới một số vấn đề sau: giải quyết vấn đề lựa chọn phương án cơ giới hóa xây dựng tối ưu, phân phối máy móc hợp lý theo tiến độ thi công, phân bố máy móc theo các địa điểm xây dựng và mặt bằng hợp lý, điều phối máy móc giữa các công trường. Có kế hoạch cải tiến sử dụng máy móc, nhằm nâng cao hệ số sử dụng máy theo công suất theo thời gian và đầu máy đưa vào hoạt động. Xác định hình thức sử dụng máy móc hợp lý như kết hợp tốt nhất giữa phương án mua sắm và phương án đi thuê, giữa phương án sử dụng máy móc tập trung hay phân tán các hình thức sử dụng máy, vừa có hiệu quả lại vừa đảm bảo máy móc lâu hư hỏng, các hình thức khoán sản phẩm nội bộ. Liên kết doanh nghiệp nhằm sử dụng nâng cao năng lực sản xuất thừa của nhau. Đặc biệt, công ty phải có kế hoạch tận dụng máy móc trong thời gian tạm thời nhàn rỗi do chưa kiếm được hợp đồng xây dựng bằng cách làm thầu phụ hay cho thuê. Lựa chọn phương án khấu hao phù hợp với kế hoạch sao cho có thể vừa đảm bảo vốn lại vừa đảm bảo tính cạnh tranh của giá thành cũng như tạo điều kiện để đổi mới kỹ thuật sản xuất của Công ty.
Ngoài việc mua sắm, cải tiến máy móc thiết bị thì còn phải tiến hành đào tạo lao động sử dụng hiệu quả máy móc đó. Tránh tình trạng máy móc hiện đại nhưng sử dụng lại không hết công suất có thể đạt được, hoặc tình trạng sử dụng máy móc không đúng dẫn đến hư hỏng.
Tuy nhiên, việc đầu tư vào máy móc thiết bị phải đầu tư có trọng điểm, tránh tình trạng đầu tư tràn lan, gây lãng phí, kém hiệu quả.
Những biện pháp trên nhằm khắc phục tình trạng này, góp phần nâng cao khả năng thắng thầu của Công ty.