Xây dựng chiến lược đấu thầu tổng hợp

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu của công ty thiết bị điện (Trang 61 - 65)

Đấu thầu ngày nay không chỉ đơn thuần là cạnh tranh về giá. Yếu tố cạnh tranh ngày nay càng gay gắt trên thị trường đòi hỏi Công ty phải có một chiến lược tổng hợp thì mới có khả năng thắng thầu cao nhất. Do đó, bên cạnh yếu tốt giá công ty cần chú ý:

- Chiến lược công nghệ và tổ chức xây dựng. Đây là chiến lược quan trọng có độ tin cậy cao việc nghiên cứu áp dụng công nghệ tiên tiến và phù hợp luôn luôn là hoạt động có tính chiến lược của đơn vị. Thực chất của chiến lược này là lập hồ sơ dự thầu, Công ty phải dốc toàn lực và việc thiết kế tổ chức xây lắp hợp lý dựa trên các công nghệ hiệu quả. Nếu công ty đưa ra được công nghệ độc đáo duy nhất mà chủ đầu tư đang cần cho việc xây dựng công trình của mình thì ưu thế cạnh tranh của Công ty sẽ tăng lên gấp bội lần

- Chiến lược liên kết: việc liên doanh liên kết bao giờ cũng tạo ra một nhà thầu mạnh hơn so với nhà thầu riêng rẽ. Đương nhiên một nhà thầu chỉ có thể mạnh hơn ở một hay một vài mặt như về thiết bị máy tính hay chuyên môn hay về tài chính hoặc công nghệ…

Sự liên doanh liên kết nhằm phối hợp bù trừ các ưu nhược điểm của từng nhà thầu. Tạo nên một nhà thầu với nhiều ưu điểm đồng thời đảm bảo tính hợp lệ tranh thầu của Nhà nước và tạo ra các nhà thầu đủ mạnh đảm bảo chất lượng công trình, đáp ứng được các yêu cầu của chủ đầu tư. Đặc biệt là đối với các dự án lớn và có nguồn vốn nước ngoài. Ngoài ra sự liên doanh, liên kết còn tạo ra mối quan hệ lâu dài giữa các đơn vị. Điều này hỗ trợ các đơn vị có điều kiện duy trì công việc kinh doanh ổn định hơn. Theo chiến lược này công ty có thể liên doanh để tranh thầu và thực hiện công trình. Trong trường hợp có thế yếu Công ty có thể tranh thủ khả năng làm thầu phụ cho một doanh nghiệp xây dựng khác có khả năng thắng thầu hơn cả.

- Chiến lược thay đổi thiết kế công trình

Trường hợp ngoại lệ cho phép và Công ty có khả năng thiết kế tốt, sau khi nhận được hồ sơ của bên mời thầu Công ty có thể đề xuất phương án thay đổi thiết kế hợp lý hơn cho chủ đầu tư. Để thực hiện điều này đòi hỏi nhà thầu phải có kinh nghiệm lớn, đủ khả năng thuyết phục chủ đầu tư cũng như các cấp có thẩm quyền phê duyệt, thẩm định… Thiết kế thay đổi phải hơn hẳn về cấu trúc và kết cấu đáp ứng tốt hơn mục đích xây dựng của chủ đầu tư đồng thời không làm ảnh hưởng đến dự toán vốn đầu tư dự tính ban đầu.

Trong trường hợp này, chủ đầu tư có thể dành cho Công ty thực hiện công trình với sự kiểm tra nhất định của cơ quan thiết kế tư vấn có uy tín.

- Chiến lược hạ thấp giá dự thầu

HSDT là tài liệu rất quan trọng để nhà thầu xem xét đưa ra quyết định nhà thầu thắng thầu. Yếu tố quan trọng mà nhà thầu xem xét trong HSDT đó là giá dự thầu mà nhà thàu đưa ra. Vì vậy để nâng cao khả năng thắng thầu thì việc hạ thấp giá dự thầu là cần thiết. Về cơ bản tính toán theo phương pháp nào với công thức tính đã có quy tắc chung, và trong giai đoạn thông tin phát triển như hiện nay thì các công ty đã quá hiểu về phương pháp tính của nhau để có những điều chỉnh cần thiết. Công tác tính giá dự thầu có hiệu quả hay không không hoàn toàn phụ thuộc vào phương pháp tính giá dự thầu bằng các công thức khác nhau mà nó nằm trong mối quan hệ phụ thuộc và tác động lẫn nhau giữa các yếu tố trong quá trình chuẩn bị lập hồ sơ, từ khảo sát giá cả, khảo sát địa chất, đối thủ cạnh tranh… cho đến việc bóc tách các bảng tiên lượng của chủ đầu tư để lập được một giá dự thầu thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo có lãi.

Trước hết phải thu thập đầy đủ các tài liệu, thông tin chi tiết rõ rang về quy mô, yêu cầu của gói thầu phù hợp với quy định của nhà nước và sát với thực tế thị

trường. Đồng thời phải có sự nghiên cứu và tính toán kỹ lưỡng các chi phí. Từ chi phí nguyên vật liệu, nhân công, máy móc thiết bị, chi phí chung…sao cho có thể giảm một cách tối đa. Tuy nhiên, cũng phải chú ý đến chất lượng công trình đảm bảo. Tránh việc giảm giá quá thấp khiến chủ đầu t ư nghi ngờ về chất lượng howacj gây thua lỗ, lợi nhuận quá thấp cho công ty. Muốn vậy phải tính kỹ được trước lợi nhuận và chi phí bỏ ra. Việc tính giá dự thầu phải cử cán bộ có khả năng phụ trách.

Ngoài ra. Công ty còn phải tìm hiểu thông tin về các đối thủ cạnh tranh để đưa ra giá dự thầu hợp lý. Vì thông thường các HSDT đều phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của chủ đầu tư đầu tiên, yếu tố quyết định khả năng thắng thầu sẽ là giá dự thầu. Sau khi xem xét đảm bảo yêu cầu kỹ thuật thì chủ đầu tư sẽ so sánh giá của các nhà thầu đưa ra. Các nhà thầu đều phải đảm bảo bí mật giá của mình nhưng nếu biết nhiều thông tin về đối thủ, có thể phỏng đoán được giá mà đối thủ có thể đưa ra thì công ty sẽ có lợi thế trong việc đưa ra giá dự thầu.

Trong thực tế công ty đã áp dụng các biện pháp giảm giá dự thầu bằng cách giảm chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy móc thiết bị, đẩy nhanh tiến độ thi công để giảm chi phí gián tiếp. Tuy nhiên, hiệu quả chưa cao. Về lý thuyết muốn giảm giá dự thầu thì phải giảm các chi phí trực tiếp, chi phí chung nhưng làm được điều này là rất khó. Mục tiêu của các công ty đều là giảm thiểu các chi phí này để giành hợp đồng về cho mình. Đối với Công ty thì các biện pháp sau có thể áp dụng một cách hiệu quả.

Để giảm chi phí nguyên vật liệu trước hết phải duy trì các nguồn cung cấp cũ vì đây thường là các nguồn tin cậy và có giá ưu đãi với khách hàng lâu năm như công ty. Đồng thời tích cực tìm kiếm các nguồn cung cấp mới để đảm bảo giá vật liệu mà công ty sử dụng là thấp nhất và có thể chủ động trong vấn đề đảm bảo nguyên vật liệu đúng chất lượng và tiến độ. Quan hệ tốt với các nhà cung cấp nguyên vật liệu, khai thác chính sách bán hàng của họ tốt.

Ngoài ra còn một số biện pháp sau: xác định chính xác định mức vật tư cho mỗi loại công việc, hạn chế hao hụt một cách tối đa. Khi lập đơn giá cần phải tính đến các biện pháp lãng phí nguyên vật liệu có thể.

Áp dụng biện pháp, công nghệ vận chuyển và sắp xếp phù hợp, tùy thuộc vào đặc điểm của từng loại nguyên vật liệu.

Giảm lãng phí trong quá trình gia công vật liệu hợp lý, nâng cao độ chính xác của phương pháp pha cắt, tận dụng phế liệu, tìm kiếm và thử nghiệm, khai thác các phương pháp thi công tiên tiến không chỉ tác dụng tiết kiệm mà còn đảm bảo chất lượng công trình.

Sử dụng và khai thác tối đa công suất của các tài sản luân chuyển như giàn giáo, giá đỡ…

Để hạ thấp chi phí nhân công và chi phí sử dụng máy móc thi công có thể áp dụng một số biện pháp sau:

Cơ sở xác định là bậc thợ bình quân cho từng loại công việc dựa theo thực tế đã được kiểm nghiệm qua nhiều công trình và giá nhân công trên thị trường xây dựng và khối lượng công việc mà họ sẽ thực hiện.

Chỉ nên hạ thấp chi phí nhân công bằng cách tăng năng suất lao động, nâng cao trình độ cơ giới hóa và tự động hóa trong thi công, tận dụng tối ưu phần công nghệ công ty sở hữu. Tuyệt đối không tính đến việc trả công lao động rẻ mạt, sẽ tác động ngược lại đến hiệu suất xây dựng và chất lượng công trình.

Phải tính đến những phân tích trên khi lập đơn giá dự thầu. Dựa trên nhứng gì đã làm được ở các công trình tương tự để ước tính chi phí nhân công hợp lý nhất có thể.

Đây là các khoản chi phí rất khó định lượng chính xác vì thực tế diễn ra không phải lúc nào cũng như chúng ta tính toán trước. Việc hạ thấp chi phí này chủ yếu phụ thuộc vào khả năng phán đoán và những ước tính có kinh nghiệm của người lập đơn giá dự thầu. Người có khả năng phán đoán và kinh nghiệm tốt sẽ có thể lập được một đơn giá phù hợp vì vậy công ty phải chọn được cán bộ tốt nhất cho công tác này.

Để tiết kiệm chi phí sản xuất chúng có thể áp dụng một số biện pháp:

Hiện nay công ty tính chi phí chúng theo tỷ lệ % so với chi phí nhân công theo quy định hiện hành. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp với những công trình thi công nhỏ, thi công chủ yếu bằng thủ công. Ngày nay khoa học công nghệ phát triển, việc thi công là sự kết hợp giữa thủ công và máy móc thiết bị hiện đại. Do vậy, chi phí chung này không phản ánh hết chi phí cho công trình.

Để phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay nên sử dụng phương pháp tính chi phí chung theo tỷ lệ % của chi phí trực tiếp. Tỷ lệ % do công ty lập lên dựa theo những kinh nghiệm cho từng loại công trình và những chi phí thực tế phát sinh trong điều kiện cụ thể.

Nếu thực hiện những biện pháp trên thì công ty sẽ luôn đưa ra được đơn giá hợp lý và nâng cao khả năng thắng thầu.

Sau khi đã tính được đơn giá các hạng mục công việc ở mức cạnh tranh nhất và cộng thêm phần lãi dự tính, giá bỏ thầu chính thức hình thành và được niêm phong nộp cho chủ đầu tư. Nhưng trong quá trình chờ đến ngày mở thầu các nhà thầu có thể có những thay đổi về mức giá do thu thập được các thông tin khác về

công trình, hoặc thay đổi lại đơn giá chi tiết vì tìm được nguồn nguyên vật liệu cung cấp rẻ hơn, có thêm thông tin về các đối thủ cạnh tranh… Giá dự thầu là yếu tố đặc biệt quan trọng vì vậy ngoài việc áp dụng các biện pháp giảm giá phải tính đến các thay đổi có thể đến với giá dự thầu. Do đó, phải nghiên cứu kỹ đặc điểm của công trình, đặc biệt là những đặc điểm có thể làm ảnh hưởng đến giá dựu toán. Nghiên cứu kỹ các nhân tố làm thay đổi giá dự thầu như thị trường vật liệu xây dựng, mạng lưới cung cấp nguyên vật liệu tại công trình, địa phương, khu vực lân cận, mạng lưới giao thông vận tải, nguồn lao động ở địa phương, giá cả máy móc thiết bị…

Thường xuyên cập nhật những văn bản pháp quy, các định mức kinh tế kỹ thuật của nhà nước, các quy chuẩn, tiêu chuẩn mới nhất để xác định giá dự thầu một cách chính xác.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu của công ty thiết bị điện (Trang 61 - 65)