TÓM TẮT
Cửa sông Soài Rạp, thuộc hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai là một trong những con sông lớn của Việt Nam. Cửa sông Soài Rạp ngày càng ô nhiễm do hoạt động các khu công nghiệp và quá trình đô thị hóa ven sông Sài Gòn. Nghiên cứu được thực hiện để đánh giá khả năng ô nhiễm kim loại nặng Cu, Pb, Cr và As tại vùng cửa sông này. Kết quả cho thấy, hàm lượng dao động của các kim loại nặng trong trầm tích không cao: Nồng độ Cr dao động 307 - 357 mg/kg, Pb là 28,2 - 43,9 mg/kg, Cu là 16,4 - 24,7 mg/kg và As là 4,8 - 11,7 mg/ kg. Cu có hệ số làm giàu thấp nhất (EF = 0.28-0.68) và cùng với chỉ số địa hoá (Igeo) của Cu ở hầu hết các vị trí được xác định là không bị ô nhiễm Cu tương tự cho As. Trong khi đó, hệ số làm giàu EF của Pb, Cr cao hơn (EF> 1.5). Điều này, kết hợp với các giá trị tích tụ địa chất Igeo cho Pb, Cr, cho thấy, trầm tích bề mặt ở các điểm thu mẫu ở vùng cửa sông Soài Rạp bị ô nhiễm bởi các kim loại Pb, Cr. Kết quả cũng cho thấy, các hoạt động của con người quanh vùng cửa sông Soài Rạp là nguồn xả thải chính các kim loại nặng và Arsen này. Chỉ số tải lượng ô nhiễm PLI có giá trị dao động từ 0,9-1,39 cho thấy, trầm tích tại vùng nghiên cứu có xu hướng ô nhiễm các kim loại nặng Pb, Cr, Cu và As gia tăng tại vùng cửa sông Soài Rạp.
Từ khóa: Trầm tích, kim loại nặng, Arsenic, cửa sông Soài Rạp.
1Học Viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm KH&CN VN
2Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, Viện Hàn lâm KH&CN VN 3Viện Công nghệ môi trường, Viện Hàn lâm KH&CN VN
ở một số sông ở Việt Nam. Ở khu vực kênh Tân Hóa - Lò Gốm, cầu Hậu Giang, hàm lượng một số kim loại nặng đã vượt tiêu chuẩn cho phép của Việt Nam, như Zn là 4,026 mg/kg, Cr là 2,29mg/kg và Cu là 1,033mg/ kg [3,4]. Các nghiên cứu trầm tích trên hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai trong thời gian qua như sông Thị Vải và rừng ngập mặn Cần Giờ [5] và sông Sài Gòn [6] đều cho thấy, có tồn lưu của các kim loại nặng Cu, Pb, Cr, Zn. Các sông ở phía Bắc cũng cho kết quả tương tự, trầm tích sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu có hàm lượng Cu (220 - 475 mg/kg), Pb ( 260 - 665 mg kg), Cr (505 - 655 mg/kg)[7]. Tuy nhiên, nghiên cứu về ô nhiễm kim loại nặng trong trầm tích ở vùng cửa sông Soài Rạp vẫn còn thiếu thông tin. Vì vậy, mục tiêu của đề tài: Đánh giá ô nhiễm kimloại (Cu, Pb, Cr) và As trong trầm tích cửa sông Soài Rạp, hệ thống sông Sài Gòn- Đồng Nai.