duy trì và mở rộng ứng dụng NLNT vì mục đích hòa bình.
Xuất phát từ nhu cầu đó, trong thời gian tới, Việt Nam và Nga sẽ xúc tiến hợp tác xây dựng Dự án
“Trung tâm Khoa học và Công nghệ hạt nhân” (Dự án)với hạng mục chính là lò phản ứng nghiên cứu, với công suất 10 - 15 MWt. Kế hoạch đã được đặt ra trong chuyến thăm chính thức Nga của Thủ tướng Việt Nam tháng 12/2009. Ngày 21/11/2011, Việt Nam và Nga đã ký Hiệp định giữa 2 Chính phủ về hợp tác xây dựng Dự án này trên lãnh thổ Việt Nam. Tiếp đó, nhân chuyến thăm và làm việc của Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Nga ngày 29/6/2017, Biên bản ghi nhớ giữa Bộ KH&CN và Tập đoàn Năng lượng hạt nhân Nhà nước của Nga (ROSATOM) đã được ký kết về Kế hoạch thực hiện Dự án. Hiện nay, phía Việt Nam đang nỗ lực thực hiện các bước tiếp theo để có thể phê duyệt chủ trương đầu tư của Dự án.
Mục đích chính của Trung tâm là thúc đẩy nghiên cứu, xây dựng và phát triển tiềm lực KH&CN hạt nhân quốc gia; đào tạo và huấn luyện đội ngũ cán bộ nghiên cứu, triển khai trình độ cao, có khả năng tiếp thu và làm chủ công nghệ hạt nhân tiên tiến; mở rộng và đẩy
BÀN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRONG ĐÁNH GIÁ
TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI LÒ PHẢN ỨNG HẠT NHÂN NGHIÊN CỨU HẠT NHÂN NGHIÊN CỨU
1 Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường
TÓM TẮT
Trong thời gian tới, Việt Nam và Liên bang Nga (Nga) sẽ xúc tiến hợp tác xây dựng Dự án “Trung tâm Khoa học và công nghệ hạt nhân” với hạng mục chính là lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu với công suất 10 - 15 MWt. Nhằm chuẩn bị công tác BVMT đối với loại hình dự án này, trong khuôn khổ Đề tài khoa học “Nghiên cứu xác lập quy trình và lựa chọn phương pháp đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đối với dự án nhà máy điện hạt nhân”, Bài viết đề cập đến 2 nhóm phương pháp: Phương pháp ĐTM truyền thống và các phương pháp khác. Để có được một báo cáo ĐTM bao quát, toàn diện và đầy đủ, một phương pháp có thể được sử dụng hoặc nhiều phương pháp được sử dụng đồng thời, kết hợp với nhau. Do đặc thù dự án liên quan đến yếu tố phóng xạ, phương pháp mô hình được xem làđạt hiệu quả nhất trong việc đánh giá mức độ ô nhiễm phóng xạ trong môi trường không khí hoặc đánh giá khả năng khuếch tán chất phóng xạ trong môi trường nước theo không gian và thời gian. Một số phần mềm phổ biến hiện nay đang được sử dụng là phần mềm Pavan, phần mềm tính toán phát tán CAP88, phần mềm tính toán phát tán XOQDOQ và phần mềm tính toán phát tán phóng xạ IXP.
Từ khóa: ĐTM, phản ứng hạt nhân, phóng xạ.