Nguyễn Nguyệt Nga Lê Tiến Đạt

Một phần của tài liệu CD 1-2018 (Trang 40 - 41)

Lê Tiến Đạt Đinh THị Phương Anh Nguyễn Đắc THành

(1)

TÓM TẮT

Mặc dù có lợi thế về sản xuất nông sản nói chung và rau quả nói riêng, rất nhiều sản phẩm của Việt Nam đã không đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng, mẫu mã của thị trường nhập khẩu. Trong bối cảnh Việt Nam tham gia ngày càng sâu và rộng vào thị trường quốc tế, với nhiều hiệp định thương mại tự do được ký kết, những cản trở liên quan tới hàng rào kỹ thuật môi trường sẽ càng nhiều và sẽ càng là khó khăn nếu bản thân các doanh nghiệp không ngừng nâng cao chất lượng và các cơ quan ban ngành không đưa ra những giải pháp hỗ trợ kịp thời. Bài viết phân tích những khó khăn của các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả thân thiện với môi trường của Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu nông sản vào hai thị trường trọng điểm là Mỹ và EU, đồng thời đưa ra những gợi ý cho các cơ quan quản lý chức năng, cũng như cho các doanh nghiệp trong việc tháo gỡ những khó khăn mang tính “một sống một còn” này.

Phần lớn các quy định thông thường đều tập trung đến phẩm chất, kích thước, trọng lượng và ghi nhãn bao bì. Quy định ghi nhãn mác yêu cầu các thông tin như: Nước xuất xứ, tên sản phẩm, chủng loại và số lượng. Những yêu cầu liên quan đến chất lượng thương mại là chủng loại, màu sắc, thời hạn sử dụng, hư hỏng bên ngoài và hình dạng của sản phẩm.

- Quy định về an toàn thực phẩm

Các quy định về an toàn thực phẩm thường tập trung vào hai vấn đề chính:

+ Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật/ thuốc trừ sâu tối đa trong sản phẩm. Như, trái cây muốn NK vào thị trường EU phải phù hợp với các tiêu chuẩn của Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế Codex. EU đã quy định mức dư lượng tối đa (MRL) có trong và trên các loại thực phẩm nói chung và trên nhãn, vải tươi nói riêng. Các sản phẩm này nếu chứa dư lượng thuốc trừ sâu cao hơn mức cho phép thì sẽ bị buộc rút khỏi thị trường EU.

+ Truy xuất nguồn gốc xuất xứ: Nhằm làm rõ nguồn gốc sản phẩm, các nước thường sử dụng những chứng nhận tự nguyện bền vững như phân tích nguy cơ và kiểm soát tới hạn (HACCP) cùng với việc áp dụng thực hành vệ sinh tốt (GHPs) và thực hành nông nghiệp tốt (GAPs). Đây là những tiêu chuẩn tự nguyện nhưng hiện nay đang được Chính phủ các nước áp dụng như tiêu chuẩn bắt buộc đối với các sản phẩm NK.

- Quy định kiểm dịch thực vật

Giấy chứng nhận kiểm dịch thực phẩm áp dụng với rau củ quả của Cơ quan Giám định thực phẩm có thẩm quyền của nước sản xuất để đảm bảo không bị côn trùng và bệnh tật. Luật Sản phẩm môi trường của EU (European Union Environment Product Legislation) nhấn mạnh, việc xử lý nguyên nhân của vấn đề môi trường, hơn là đối phó với các rắc rối đã xảy ra.

- Sản phẩm hữu cơ

Riêng đối với NS XK cần thêm chứng nhận về

nông nghiệp hữu cơ đối với đơn hàng hữu cơ. Như, chứng nhận nông nghiệp hữu cơ (IFOAM) hoặc chứng nhận USDA Organic.

- Các quy định về hệ thống quản lý tại đơn vị sản xuất

Các quy định về hệ thống quản lý tại đơn vị sản xuất như Chứng nhận ISO 14001, hệ thống kiểm toán và quản lý sinh thái (Eco-Management and Audit Scheme - EMAS), chứng nhận SA8000 cũng là điều kiện cần thiết để XK được sản phẩm sang các thị trường Âu Mỹ.

Một phần của tài liệu CD 1-2018 (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)