2.1. Địa điểm và phương pháp thu mẫu
Trầm tích tại cửa sông Soài Rạp được thu trong khoảng thời gian từ tháng 12/2016 - 3/2017 (Bảng 1).
Mẫu trầm tích được lấy cách mép bờ khoảng 15 - 25m và lấy lớp trầm tích mặt (0 - 10cm). Đây là lớp trầm tích phản ánh mức độ ô nhiễm hiện tại của vùng cửa sông.Dụng cụ lấy bằng nhựa, với lượng mẫu cần lấy là 20 kg/mẫu và được đựng trong thau nhựa [8].
2.2. Phương pháp xử lý mẫu
Mẫu được xử lý cho đồng nhất và sau đó phân tích hàm lượng các kim loại nặng Cu, Pb,Crvà As có trong trong trầm tích. Mẫu sau khi xử lý, chứa vào túi PE và bảo quản tránh ánh sáng trực tiếp. Sau đó mẫu được bảo quản và chuyển về phòng thí nghiệm để phân tích[8].
2.3 Phương pháp phân tích mẫu
Một số các chỉ tiêu lý hóa học của trầm tích được xác định bằng các phương pháp chuẩn. Xác định độ ẩm của trầm tích theophương pháp ASTM D 2216 -
98 [9]. Xác định pH của trầm tíchtheophương pháp ASTM D1293-95[10]. Độ mặn của trầm tích được xác định theo quy trình của TCVN 6194 : 1996 [11]. Hàm lượng các bon hữu cơ tổng số (TOC) được xác định bằng phương pháp Tiurin.
Mẫu được phá hủy theophương pháp đã được mô tả trong TCVN 6649 : 2000[12].Khoảng 1-2 gam (trọng lượng ướt) hoặc 1 gram (trọng lượng khô) được phá hủy bằng HNO3 và H2O2trong tủ phá mẫu.Sau đó, định mức tới thể tích 100 mL bằng HNO3 5% và bảo quản trong tủ lạnh đến khi phân tích. Phân tích bằng thiết bị ICP-MS AGILENT 7700.
2.4. Phương pháp xử lý số liệu và QA/QC
Các số liệu thu thập được tập hợp và xử lý thống kê bằng phần mềm Exel 2010. Các số liệu được thể hiện là trung bình của các lần phân tích lặp lại của mỗi điểm thu mẫu.
a. Phương pháp đánh giá chất lượng trầm tích
Đánh giá theo quy chuẩn và hướng dẫn chất lượng trầm tích (SQG)
Đánh giá SQG theo các tiểu chuẩn: (1) QCVN 43:2012/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng trầm tích[4]và(2) theo Khuyến cáo chất lượng trầm tích đối với kim loại nặng theo Wisconsin, EPA [13].
b. Dựa vào các chỉ số
Hệ số làm giàu EF (Enrichment Factor)
Hệ số EF nhằm hổ trợ xác định các chất ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo qua đó định hướng quản lý và xử lý các chất ô nhiễm này hợp lý hơn. Chỉ số EF đã được sử dụng trong các nghiên cứu [14,15]. Nếu hệ số làm giàu EF< 1,5 thì nguồn gốc ô nhiễm từ tự nhiên và EF > 1,5 thì nguồn gốc ô nhiễm từ các nguồn phát thải từ hoạt động của con người.
Bảng 1. Các vị trí thu mẫu tại cửa sông Soài Rạp
STT Vị trí Toạ độ X (N) Y (E) SR1 Gần cửa biển - Bờ Soài Rạp 10,421782 N 106,808735 E SR2 Bờ Trái Soài Rạp 10,440800 N 106,792608 E SR3 Bờ Soài Rạp 10,460229 N 106,770198 E SR4 Bờ Soài Rạp 10,467092 N 106,773012 E SR5 Ngã ba sông Vàm Cỏ Đông và sông Soài Rạp - Bờ Soài Rạp 10,495002 N 106,759500 E SR6 Bờ Cần Giuộc 10,561738 N 106,729077 E
Hàm lượng TOC có trong mẫu trầm tích dao động từ 3,28 - 3,48%, đây là giá trị dao động bình thường trong trầm tích biển [21]. Các thành phần hữu cơ không gây nguy hiểm cho sinh vật [22]. Tuy nhiên, nó có liên quan đến quá trình lưu giữ và vận chuyển kim loại nặng trong thủy vực [23].
Chỉ số tích tụ địa chất Igeo (Geoaccumulation Index)
Chỉ số tích tụ địa chất Igeođược dùng để xác định mức độ của các chất ô nhiễm trong trầm tích [16]và đã được sử dụng trong các nghiên cứu trước đây [5,14]. Nếu giá trị Igeo≤ 0 thì địa điểm nghiên cứu không ô nhiễm.Giá trị Igeo nằm trong phạm vi 1<Igeo<2 thì biểu hiện tình trạng ô nhiễm trung bình. Khi tiêu chuẩn địa hóa nằm trong phạm vi0 <Igeo<1 thì địa điểm nghiên cứu đó có thể ô nhiễm từ mức độ trung bình đến mức độ vừa. n geo 2 n C I log 1,5B =
Trong đó Cn là hàm lượng chất ô nhiễm trong trầm tích;Bn hàm lượng chất ô nhiễm trong mẫu nền [16] (Bảng 2).
Chỉ số tải lượng ô nhiễm PLI (Pollution Load Index).
Chỉ số PLI dùng để đánh giá xu hướng diễn biến ô nhiễm nhanh hay chậm và đã được sử dụng trong các nghiên cứu [17,18]. Khi chỉ số tải lượng ô nhiễm lớn hơn 1 (PLI > 1) chất ô nhiễm có xu hướng tiến triển nhanh. PLIi =( 1 2 n) 1 n f f f C C× ×…×C
Cf: Chỉ số ô nhiễm, n là số nguyên tố khảo sát. Cnền thường sử dụng đá phiến trung bình theo nghiên cứu của Turekian và Wedepolh làm nền [16].