1.1. Mẫu nước thí nghiệm
Mẫu nước để thí nghiệm ở đây là nước sông Đồng Nai. Năm 2015, 2016 nhóm có khảo sát chất lượng nước sông Đồng Nai tại 20 điểm dọc sông Đồng Nai, từ thủy điện Đồng Nai 4 tại tỉnh Đăk Nông, đến cầu Đồng Nai (tỉnh Đồng Nai). Mục đích của cuộc khảo sát để đánh giá sơ bộ chất lượng nước sông Đồng Nai, khảo sát diễn biến chất lượng nước sông, để từ đó lựa chọn ra một số vị trí phù hợp, có chất lượng nước tương đối sạch, để phục vụ cho việc lấy mẫu nước, tiến hành thí nghiệm vào năm 2017.
Năm 2017, nhóm đã tiến hành lấy mẫu tại bến đò Nam Cát Tiên, nơi có chất lượng nước tương đối tốt, như hàm lượng kim loại thấp, dư lượng thuốc trừ sâu không phát hiện được… để phục vụ cho thí nghiệm.
Thí nghiệm được thực hiện tại Đại học TN&MT TP. Hồ Chí Minh với phối hợp, giúp đỡ của Khoa Môi trường thuộc Trường Đại học TN&MT Hà Nội.
1.2. Cá sọc ngựa trưởng thành
Cá trưởng thành được nuôi trong môi trường nước thẩm thấu ngược, có pha thêm muối để đạt được nồng độ muối 6‰, điều chỉnh đến pH = 7,2, nhiệt độ phòng 27C ± 10C, độ sáng tối là 12h sáng : 12h tối.
Bể có hệ thống lọc tuần hoàn, môi trường nuôi được thay 2 lần/tuần, mỗi lần thay 1/3 lượng nước bằng cách hút phần nước nằm dưới đáy bể bằng ống xi phông. Sau đó sẽ làm đầy bể nuôi lại bằng đúng lượng nước rút ra. Thông thường, việc thay nước sẽ diễn ra đồng thời với vệ sinh bể.
Cá được cho ăn 3 lần/ngày bằng Tetramin vào 3 thời điểm sáng, trưa và tối, mỗi lần cách nhau 4 tiếng. Hàng tuần, bổ sung cho cá ăn thêm 2 lần bằng thức ăn tươi là Artemia và Daphnia.
Cá sọc ngựa sau đi được nuôi ở phòng thí nghiệm hơn 2 tháng sẽ được cho đẻ. Con của chúng sẽ được dùng cho thí nghiệm về độc học.
Cá sẽ được cho ăn 2 giờ trước khi bắt ra bình riêng để đẻ. Nước cũng được pha muối với nồng độ, điều chỉnh pH đến 7,2 sau đó sục ôzôn 10 phút, làm thoáng 30 phút. Dưới đây là quy trình cho cá đẻ:
ẢNH HƯỞNG CỦA pH ĐẾN ĐỘC TÍNH CỦA NIKEN