Giới thiệu chung

Một phần của tài liệu CD 1-2018 (Trang 51)

Hệ thống thoát nước (HTTN) TP. Hà Nội là hệ thống chung với sông hồ nội đô đóng vai trò tiếp nhận, vận chuyển và điều tiết nước mưa. Ngoài ra, sông hồ nội đô còn tạo nên khung sinh thái đô thị, góp phần điều tiết vi khí hậu và tạo cảnh quan cho TP. Do sự phát triển đô thị với tốc độ cao, điều kiện vệ sinh môi trường không tốt và hệ thống thoát nước chưa được cải thiện nhiều nên khi nước mưa mang theo nhiều chất thải trên bề mặt chảy vào sông hồ. Mặt khác, tại nhiều lưu vực, nước thải chưa được tách nên sông hồ vận chuyển và chứa nước thải ô nhiễm.

Kim loại nặng trong nước như As, Cd, Cr, Pb, Zn, Cu, Hg... thường lắng đọng và trầm tích trong bùn đáy sông hồ cùng với các thành phần chất rắn không hòa tan khác. Quá trình này phụ thuộc các điều kiện thủy hóa, thủy sinh và thủy văn trong nguồn nước. Hàm lượng kim loại nặng cao sẽ ảnh hưởng đến đời sống thủy sinh trong bùn đáy, gây khó khăn cho việc quản lý (thu gom, vận chuyển, xử lý và tái sử dụng) sau khi được nạo vét.

Trong khi đó, rác thải, chất rắn không hòa tan… lắng đọng trong sông hồ tạo nên bùn cặn trầm tích,

cần thiết phải nạo vét, vận chuyển đưa về điểm xử lý tập trung. Theo quy trình nạo vét bùn thải HTTN, phụ thuộc vào vị trí và chế độ hoạt động của sông mương bùn cặn thường được nạo vét với tần suất 1-3 năm/lần. Đối với hồ, tần suất này thường trên 5 năm hoặc khi cần thiết cải tạo hồ mới phải nạo vét bùn cặn.

Trong năm 2018-2019, TP. Hà Nội sẽ triển khai một số dự án cải thiện môi trường nước các sông hồ nội đô, đặc biệt là 2 dự án lớn là: Hệ thống xử lý nước thải (XLNT) Yên Xá và nạo vét bùn hồ Tây. Một lượng lớn bùn trầm tích là 1.316.547m3 của hồ Tây tập trung tại Yên Sở. Tuy nhiên, hiện nay, bãi chứa bùn thải Yên Sở với diện tích 14,1 ha, ngoài tiếp nhận bùn nạo vét sông Tô Lịch và hồ Tây còn phải xử lý các loại bùn Nhà máy XLNT, cống thoát nước và kênh mương hồ khác. Tình trạng quá tải của bãi chứa bùn Yên Sở với nguy cơ ô nhiễm môi trường nước và không khí khu vực là hiện hữu.

Mặc dù có tiếp nhận nước thải và nước mưa chảy tràn trên bề mặt, nhưng nhờ quá trình tự làm sạch trong pha nước và phân hủy các chất ô nhiễm trong trầm tích nên bùn cặn nhiều sông hồ nội đô không thuộc loại nguy hại, có thể xử lý hoặc sử dụng như bùn thải thông

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THÀNH PHẦN KIM LOẠI NẶNG TRONG BÙN TRẦM TÍCH SÔNG TÔ LỊCH VÀ HỒ TÂY -

Một phần của tài liệu CD 1-2018 (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)