Xuất giải pháp quản lý bùn nạo vét sông Tô Lịch và hồ Tây

Một phần của tài liệu CD 1-2018 (Trang 56 - 57)

sông Tô Lịch và hồ Tây

Hà Nội hiện nay chỉ có 1 bãi chứa bùn thải Yên Sở tiếp nhận các loại bùn thải hệ thống thoát nước (cống, kênh mương, hồ) và bùn thải nhà máy XLNT. Khối lượng bùn cặn nạo vét để khơi dòng và thi công tuyến cống bao đặt ngầm dưới đáy sông Tô Lịch đưa về Nhà máy XLNT Yên Xá và bùn trầm tích nạo vét để cải thiện chất lượng nước hồ Tây dự kiến thực hiện trong năm 2018 - 2019 rất lớn, có nguy cơ gây quá tải cho bãi bùn Yên Sở và ô nhiễm môi trường nước, không khí trong khu vực. Vì vậy, cần tìm kiếm các giải pháp quản lý lượng bùn nạo vét từ sông Tô Lịch và hồ Tây hợp lý.

Kết quả phân tích hàm lượng kim loại nặng trong bùn trầm tích nạo vét từ hồ Tây và sông Tô Lịch nêu trong mục 3 cho thấy, loại bùn này không phải là chất thải nguy hại nên quản lý như là các loại chất thải rắn thông thường khác. Với hàm lượng kim loại nặng không cao, bùn cặn nạo vét sau khi làm khô (Thông thường đến độ ẩm 75-80%) có thể sử dụng san nền để xây dựng các công trình công nghiệp, công trình dịch vụ, dân sinh hoặc xem xét để trồng một số loại cây nông nghiệp phù hợp.

Do trầm tích trong sông hồ lâu ngày, nhiều thành phần hữu cơ trong bùn bị phân hủy và khoáng hóa, độ tro của bùn cao nên bùn có thể được sử dụng làm cát nhân tạo trong vật liệu xây dựng.

Để làm khô bùn nạo vét, giải pháp kinh tế nhất vẫn là phơi bùn trên các ô chứa để làm mất nước nhờ các quá trình bay hơi và thấm lọc. Tuy nhiên, giải pháp làm khô tự nhiên này dễ gây mùi hôi và nước rỉ bùn chứa hàm lượng chất rắn lơ lửng, kim loại nặng… cao làm ô nhiễm môi trường nước khu vực xung quanh bãi chứa bùn. Một giải pháp hiệu quả để làm khô và tách kim loại nặng trong bùn là ổn định bùn thải trên bãi lọc trồng cây. Quá trình xử lý các chất ô nhiễm trong bùn cặn nhờ hệ thống vi sinh vật cư trú trên bộ rễ của các loại cây thân bấc. Các chất dinh dưỡng như N, P… cũng được chuyển thành sinh khối cây trồng. Kim loại nặng được tích tụ trong sinh khối thực vật nhờ quá trình hấp thụ qua bộ rễ. Ở lớp bùn vùng thiếu khí phía dưới bãi lọc, quá trình khử sunphat hình thành

nên S2 và kim loại nặng chuyển thành dạng hòa tan khi pH thấp do vi khuẩn khử sunphat tạo ra. Hàm lượng kim loại nặng trong bùn được giảm xuống, đảm bảo yêu cầu chất lượng đất nông nghiệp hoặc các loại đất sử dụng cho mục đích khác theo quy định của QCVN 03:2008/ BTNMT.Nước rỉ từ bùn thải được lọc qua lớp đá vôi (CaCO3) phía dưới và bơm về một bể chứa. Tại đây, bằng biện pháp kiềm hóa bổ sung (vôi hoặc xôđa) để nâng pH, các hydroxit kim loại hình thành và kết tủa. Kim loại nặng được thu hồi để tái sử dụng hoặc đưa đi xử lý riêng.

5. Kết luận

Bùn các sông hồ thoát nước Hà Nội được nạo vét thường xuyên theo quy trình duy tu, bảo trì hệ thống thoát nước. Mặt khác, khi thực hiện các dự án cải thiện môi trường nước, bùn trầm tích từ các sông, hồ nội đô được loại bỏ về bãi tập trung bùn với khối lượng lớn, dễ gây quá tải cũng như ô nhiễm môi trường nước, không khí và đất khu vực xử lý. Việc vận chuyển một khối lượng lớn bùn trầm tích từ sông Tô Lịch và hồ Tây về bãi chứa bùn Yên Sở khi thực hiện các dự án cải thiện chất lượng nước tại các sông hồ này trong năm 2018-2019 sẽ tạo nên các rủi ro về môi trường cho khu vực bãi chứa.

Do lắng đọng và trầm tích lâu năm trong sông Tô Lịch và hồ Tây nên nồng độ một số kim loại nặng như: As, Zn, Pb, Cr... vượt ngưỡng của QCVN 43:2012/BTNMT đối với trầm tích nước ngọt cho mục đích bảo vệ đời sống thủy sinh vì vậy việc loại bỏ bùn trầm tích này ra khỏi sông hồ là cần thiết. Tuy nhiên, hàm lượng trung bình các kim loại nặng như As, Cd, Pb, Cr, Zn, Cu, Hg… vẫn nằm dưới ngưỡng quy định đối với chất thải nguy hại, đảm bảo cho các loại bùn trầm tích khô có thể sử dụng để san nền xây dựng công trình công nghiệp, dịch vụ, dân sinh, trồng cây lâm nghiệp hoặc một số loại cây nông nghiệp khác phù hợp.

Đây là các giải pháp định hướng đề xuất để quản lý các loại bùn này sau khi nạo vét, nhằm đảm bảo hoạt động ổn định cho bãi chứa bùn Yên Sở cũng như giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước, không khí và đất khu vực■

Một phần của tài liệu CD 1-2018 (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)