2.2.1.1 Tình hình chung
❖ Sản xuất
Nghề chăn nuôi lợn ra đời từ rất sớm, cách đây một vạn năm chăn nuôi lợn đã xuất hiện và phát triển ở một số nước Châu Âu và Châu Á. Sau đó khoảng thế kỷ XVI bắt đầu phát triển ở Châu Mỹ và thế kỷ XVIII phát triển ở Châu Úc. Đến nay nuôi lợn đã trở thành nghề truyền thống của hầu hết các quốc gia.
Tuy nhiên, năm 2019 chứng kiến thị trường lợn thế giới chao đảo vì khủng hoảng giá và thiếu hụt nguồn cung khi dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) bùng phát tại nhiều nhà sản xuất heo lớn trên thế giới như: Trung Quốc, Việt Nam, Philippines. Sự lây lan của bệnh dịch tại Trung Quốc, các quốc gia khu vực châu Á, châu Âu và châu Phi đã làm thay đổi về bản chất triển vọng ngành thịt lợn trên thế giới. Theo báo cáo 1/2020 của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), tổng số đàn lợn của thế giới giảm 14,5% trong năm 2019 so với năm 2018 xuống gần 1,1 tỷ con (biểu đồ 2.1)
Đơn vị: 1.000 con
Trung Quốc, Việt Nam, EU đang là những quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất của DTLCP, trong đó số đàn lợn của Trung Quốc có tỷ lệ giảm mạnh nhất với 28,5%, xuống còn 490 triệu con. Tiếp sau đó là Việt Nam với tổng đàn lợn năm 2019 là 24,9 triệu con, giảm hơn 11,4% so với năm 2018. Tại EU, đàn lợn cũng giảm nhẹ 0,2% xuống 226,5 triệu con trong năm 2019 so với một năm trước đó.
Những quốc gia ít chịu ảnh hưởng của dịch bệnh như: Mỹ, Brazil, Canada, Hàn Quốc, Mexico, Nhật Bản báo sản lượng đàn lợn tăng 1,5 - 4,5% so với 2018, các quốc gia nuôi lợn trở lại ghi nhận số lượng lợn giảm gần 20% xuống 51 triệu con. Tính đến ngày 1/12/2019, số lượng heo của Mỹ tăng 3% so với cùng kì năm 2018 lên 77,3 triệu con.
Thống kê của USDA cũng đã cho thấy: sản lượng thịt lợn thế giới năm 2019 ước đạt 106 triệu tấn, giảm hơn 6% so với năm 2018. Nguyên nhân chủ yếu của sự sụt giảm có thể là sự bùng phạt của DTLCP tại nhiều nước, trong khi chưa điều chế được vắc-xin và thuộc phòng, chống bệnh dịch (biểu đồ 2.2).
Đơn vị: 1.000 tấn
Biểu đồ 2.2: Tình hình sản lượng thịt lợn ở các nước sản xuất lớn trên thế giới
Trung Quốc là quốc gia đứng đầu trong top 10 các quốc gia có sản lượng thịt lợn lớn nhất thế giới, nhưng cũng là quốc gia có mức giảm sản lượng thịt lợn năm 2019 lớn nhất với mức giảm là 21,26%, xuống còn 42,55 triệu tấn. Theo sau là Việt Nam (đứng thứ 6 trong top 10) giảm 15,3% so với năm 2018 xuống còn 2,38 triệu tấn. Tại EU, sản lượng thịt lợn giảm nhẹ 0,6% xuống 23,93 triệu tấn. Ngược lại, Mỹ, Brazil, Canada, Mexico, Philippines, Hàn Quốc và Nhật Bản đều ghi nhận sản lượng tăng so với năm 2018, với Mexico tăng nhiều nhất, gần 6,6 % lên 1,40 triệu tấn; Brazil tăng 5,63% lên gần 3,97 triệu tấn; Mỹ tăng 5% lên 12,5 triệu tấn.
❖ Tiêu thụ, nhập khẩu
Năm 2019, DTLCP ảnh hưởng rất lớn tới nhu cầu tiêu thụ thịt lợn thế giới trong năm 2019, với lượng tiêu thụ giảm hơn 6% so với năm trước nữa xuống 106 triệu tấn. Tổng khối lượng nhập khẩu thịt lợn trên thế giới trong 2019 cũng tăng 12,4% so với năm trước đó lên 8,9 triệu tấn, theo USDA.
Đơn vị: 1.000 tấn
Biểu đồ 2.3: Tình hình nhập khẩu thịt lợn ở các nước nhập khẩu lớn
trên thế giới
Trung Quốc đang đứng đầu là nhà tiêu thụ thịt lợn của thế giới, với tổng khối lượng nhập khẩu đạt 2,45 triệu tấn năm 2019. Úc và Canada dù nhập khẩu với sản lượng không nhiều nhưng cũng tăng lần lượt 24,4% và 6,1% trong 2019. Nhật Bản và Mexico cũng là hai nhà nhập khẩu dương, tăng khoảng 0,3 – 0,8% so với năm 2018 lên lần lượt 1,49 triệu tấn và 975 nghìn tấn. Trong khi đó, khối lượng thịt lợn nhập khẩu của Philippines giảm lớn nhất, 21,5% so với năm 2018 xuống 222 nghìn tấn; tiếp theo đó là Hồng Kông giảm 19,5%, còn 331 nghìn tấn. Hàn Quốc và Mỹ cũng giảm nhập khẩu 7 – 9% trong năm 2019.
❖ Xuất khẩu
Biểu đồ 2.4 cho ta thấy tình hình xuất khẩu thịt lợn ở các nước xuất khẩu lớn trên thế giới hiện nay. Năm 2019, EU vẫn là nhà cung cấp thịt lợn lớn nhất thị trường quốc tế với khối lượng xuất khẩu đạt hơn 35,5 triệu tấn, tăng hơn 25% so với 2018. Sở dĩ, xuất khẩu từ khu vực EU tăng mạnh trong thời gian qua do nhu cầu từ các quốc gia châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, khi nguồn cung thịt lợn trong nước thiếu hụt nghiêm trọng vì sự bùng phát của DTLCP khiến số đàn lợn giảm mạnh.
Đơn vị: 1.000 tấn
Biểu đồ 2.4: Tình hình xuất khẩu thịt lợn ở các nước xuất khẩu lớn
trên thế giới
Nhu cầu từ Trung Quốc và quốc gia châu Á khác cũng thúc đẩy thương mại tại Mexico, Brazil và Chile với khối lượng xuất khẩu thịt lợn từ ba nguồn cung này tăng lần lượt 29,9%, 19,2% và 17,47 so với năm 2018 lên 230 nghìn tấn, 861 nghìn tấn và 223 nghìn tấn. Nga là nước đứng thứ 8 trong top 10 các nước xuất khẩu thịt lợn lớn nhất thế giới chứng kiến sự gia tăng xuất khẩu mạnh mẽ năm 2019 khi tăng 83,8%, đạt 68 nghìn tấn.
Trong khi đó, những tranh chấp thương mại giữa Trung Quốc với Mỹ và Canada đã khiến hoạt động xuất khẩu tại hai nhà cung cấp này chỉ tăng nhẹ hoặc giảm. Cụ thể, khối lượng thịt lợn xuất khẩu của Mỹ tăng gần 7,6% so với năm 2018 lên 2,86 triệu tấn trong 2019; còn xuất khẩu thịt lợn của Canada giảm nhẹ 0,54% xuống 1,28 triệu tấn. Trung Quốc và Úc cũng ghi nhận xuất khẩu thịt lợn giảm về khối lượng trong năm 2019, lần lượt giảm 36% và 25%. Xuất khẩu từ các nhà cung cấp thịt lợn khác cũng giảm 85% trong năm 2019.