Nhóm quyết định sản xuất về đầu vào

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến ra quyết định trong chăn nuôi lợn thịt của hộ nông dân vùng đồi gò trên địa bàn huyện chương mỹ, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 65 - 74)

4.2.1.1 Quyết định quy mô, quy trình chăn nuôi

Thực hiện tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng ưu tiên phát triển chăn nuôi lợn bản địa, UBND huyện Chương Mỹ đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người chăn nuôi thúc đẩy việc tái đàn, tăng đàn lợn theo nguyên tắc đảm bảo an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh để sớm khôi phục sản xuất sau DTLCP. Bên cạnh đó, UBND huyện đã trực tiếp hướng dẫn và khuyến khích các cơ sở chăn nuôi xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh theo quy định tại Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT.

Quy mô chăn nuôi trong các hộ nông dân trên địa bàn ngày càng tăng, nhờ đó đã đóng góp đáng kế vào tổng thi nhập của hộ nông dân, để chăn nuôi lợn thịt trang trại phát triển, cần phải đầu tư hệ thống chuồng trại, lao động, cùng các cơ sở vật chất khác phù hợp với quy mô.

Kết quả qua điều tra (biểu đồ 4.1) cho thấy, phần lớn các hộ chăn nuôi đều quyết định sản xuất với QMN chiếm tới 78,33% tổng 60 hộ điều tra. Ngoài ra, hộ chăn nuôi QMV và QML chiếm tỷ lệ khiêm tốn lần lượt là 11,67% và 10,00%. Qua điều tra cho thấy rằng các hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn vùng đồi gò hình thành từ kinh tế hộ gia đình do tích lũy được điều kiện cơ sở vật chất, rồi mở rộng và phát triển sản xuất với quy mô lớn hơn. Quy mô chăn nuôi lớn đòi hỏi phải có một lượng vốn lớn. Phần lớn các hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn đã hoạt động từ khá lâu nên chủ yếu nguồn vốn đều là vốn tự có.

Biểu đồ 4.1: Cơ cấu quy mô chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân vùng đồi gò huyện Chương Mỹ

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Hiện nay quá trình đô thị hóa ngày càng nhanh khiến cho đất sản xuất, đất chăn nuôi ngày càng bị thu hep. Các trang trại và hộ chăn nuôi lợn đa

phần phải xây dựng ngay trong các khu dân cư. Kết quả điều tra cho thấy có gần 67% số trang trại nuôi lợn hiện nay nằm trong khu dân cư. Số trang trại nằm ngoài khu dân cư chỉ có khoảng hơn 33%. Điều này cũng tác động không nhỏ đến môi trường sinh sống xung quanh và càng khó khăn trong công tác phòng dịch, cách ly khi bị dịch bệnh.

Biểu đồ 4.2: Tình hình trang trại chăn nuôi lợn nằm trong và ngoài khu dân cư

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Về quy trình chăn nuôi là những nguyên tắc, trình tự hướng dẫn nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm từ lợn, sức khỏe người chăn nuôi và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.

Theo quyết định số 2509/QD-BNN-CN về quy chế chứng nhận cơ sở thực hiện quy trình thực hành chăn nuôi tốt trong hộ vào ngày 22/6/2016. Bên cạnh đó, ngày 27/09/2017, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành bộ tiêu chuẩn TCVN 1104 nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất nông nghiệp hữu cơ nói chung và chăn nuôi hữu cơ nói riêng để tăng chất lượng sản phẩm nông

Kết quả khảo sát, đa số các hộ chăn nuôi trên địa bàn sử dụng quy trình chăn nuôi thông thường, khảo sát 60 hộ chăn nuôi, có 38 hộ chiếm 63,33% chăn nuôi theo quy trình thông thường, 12 hộ chăn nuôi chiếm 20,00% tuân theo quy trình VietGAHP, có 10 hộ chiếm 16,67% chăn nuôi theo quy trình hữu cơ và không có hộ nào chăn nuôi theo quy trình an toàn dịch bệnh hay thảo dược.

Biểu đồ 4.3: Tình hình thực hiện quy trình trong chăn nuôi lợn thịt

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2020)

4.2.1.2 Quyết định lựa chọn con giống

Hiệu quả chăn nuôi lợn phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng con giống. Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và chăn nuôi lợn thịt nói riêng giống là yếu tố quan trọng bởi nó quyết định đến kết quả và hiệu quả của quá trình sản xuất. Nếu dùng một con giống tốt sẽ tăng trọng lượng tối đa trong một thời gian ngắn và chất lượng thịt ngon, tỷ lệ nạc cao, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, giảm thiểu được rủi ro dịch bệnh. Trong chăn nuôi lợn cùng một quá trình chăm sóc như nhau với những giống khác nhau sẽ cho chúng ta kết quả khác nhau. Kết quả chăn nuôi phụ thuộc nhiều vào chủng loại, chất lượng, tình trạng sức khỏe của con giống. Chất lượng con giống lại phụ thuộc

nhiều vào nguồn gốc của lợn giống bởi vì mỗi cơ sở sản xuất bởi vì mỗi cơ sở sản xuất sẽ có chất lượng lợn nái khác nhau và điều kiện chăm sóc khác nhau. Ngày 4/9/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 50/2014/QD-TTg về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai doạn 2015 - 2020 được áp dụng với các hộ gia đình trực tiếp chăn nuôi gia súc, đặc biệt là chăn nuôi lợn thịt.

Qua tìm hiểu thực tế, giống lợn lai được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất của các hộ chăn nuôi lợn thịt vùng đồi gò huyện Chương Mỹ. Trong tổng số 60 hộ điều tra có tới 47 hộ quyết định lựa chọn giống lai chiếm 78,33% tổng số hộ điều tra, giống lợn ngoại không được ưa chuộng bằng, số hộ sử dụng giống ngoại là 12 hộ chiếm 20% tổng số hộ điều tra và chỉ có 1 hộ lựa chọn giống bản địa chiếm 1,67%. Sở dĩ giống lợn lai được ưa chuộng nhất và chiếm đa số hộ chăn nuôi sử dụng là vì đặc điểm của giống lợn này có những ưu điểm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với những giống lợn khác như có tầm vóc lớn, lớn nhanh hơn, tiêu tốn thức ăn ít hơn và có tỷ lệ nạc cao hơn (44-50%).

Biểu đồ 4.4: Cơ cấu giống lợn thịt của các hộ điều tra

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2020) 4.2.1.3 Quyết định lựa chọn nơi mua giống

Giả thiết đặt ra trước khi khảo sát thực tế: giống công ty CP và trung tâm giống là 2 địa chỉ tin cậy của hộ chăn nuôi lợn thịt cung cấp con giống đảm bảo chất lượng vì đó là 2 địa chỉ có uy tín, có nguồn gốc xuất xứ lợn giống rõ ràng, có kỹ thuật chăm sóc con giống bài bản…Nhưng qua khảo sát thực tế, lại cho kết quả như biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 4.5: Cơ cấu về nơi mua giống của các hộ điều tra

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2020)

Khảo sát cho thấy thực tế khác với giả thiết đặt ra: các hộ chăn nuôi lợn thịt vùng đồi gò huyện Chương Mỹ phần lớn là tự sản xuất giống và mua giống ở các hộ khác. Qua biểu dồ 4.5 cho thấy rằng trong số 60 hộ được khảo sát có 31 hộ tự sản xuất giống cho lứa tiếp theo chiếm 51,33% tổng số hộ chăn nuôi được khảo sát. Số hộ mua ở các hộ chăn nuôi khác gồm 23 hộ chiếm 38,33% tổng số hộ. Mua ở các trang trại giống gồm có 12 hộ chiếm 20% tổng số hộ, mua tại công ty giống CP có 10 hộ chiếm 16,76% tổng số hộ và chỉ 5 hộ mua tại các trang trại giống chiếm 8,33%. Trong đó, có cả những hộ vừa sản xuất giống vừa mua giống hoặc vừa mua ở các trang trại giống vừa mua ở công ty CP. Đối với các hộ tự sản xuất giống, họ chủ động được nguồn giống sẽ tiết kiệm được chi phí so với giống được mua ở hộ khác. Đặc biệt chất lượng giống được kiểm soát tốt, hạn chế được dịch bệnh và môi

4.2.1.4 Quyết định lựa chọn loại thức ăn chăn nuôi

Trong chăn nuôi, thức ăn được coi là biện pháp hàng đầu quyết định sự tồn tại và phát triển của gia súc. Có con giống tốt mà yếu tố thức ăn không được coi trọng thì thì vật nuôi không được phát triển và sinh sản tốt. Hộ nông dân sử dụng cám ăn thẳng cho lợn thịt và theo từng chế độ cho từng giai đoạn. Phần lớn các hộ nông dân đều sử dụng cám ăn thẳng cho chăn nuôi thay cho phương thức chăn nuôi cũ, công nghệ trộn cám cũng như tỷ lệ dinh dưỡng sức kháng bệnh được cao hơn có sự khoa học và hợp lý hơn.

Trên địa bàn huyện Chương Mỹ, các hộ chăn nuôi lợn nói chung và chăn nuôi lợn thịt nói riêng đang áp dụng rộng rãi phương thức chăn nuôi bán công nghiệp và chăn nuôi công nghiệp. Người chăn nuôi theo hướng sử dụng thức ăn hỗn hợp khô hay còn gọi phương thức cho ăn thẳng thường đem lại giá trị sản xuất cao hơn. Lợn thịt cho ăn theo phương thức này sẽ không bị béo phì mà lợn thích ăn hơn, vừa tiết kiệm được thời gian lao động cũng như chi phí để nấu chín cám so với nuôi theo phương thức truyền thống. Thức ăn chăn nuôi chiếm khoảng trên 70% chi phí cho chăn nuôi lợn. Nếu hộ chăn nuôi phải mua cả cám gạo thì chi phí sẽ tăng lên so với hộ tận dụng được cám gạo có sẳn của gia đình. Hình thức cho ăn tự do ở giai đoạn đầu và thức ăn được cung cấp liên tục. Nguồn thức ăn chăn nuôi cho các xã tại huyện được các hộ dân chăn nuôi mua của nhiều cửa hàng khác nhau. Với những hãng sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn như CP, Cargirl…

Qua biểu đồ 4.6 cho thấy phần lớn các hộ nông dân trên địa bàn sử dụng TACN ăn thẳng làm nguồn thức ăn chính cho lợn thịt. Trong tổng 60 hộ điều tra có 45 hộ sử dụng TACN ăn thẳng chiếm 75%. Lựa chọn TACN chăn nuôi tự phối trộn có 14 hộ chiếm 23,33%, chỉ có 1 hộ lựa chọn thức ăn bán công nghiệp chiếm 1,67%.

Biểu đồ 4.6: Cơ cấu loại thức ăn chăn nuôi được sử dụng của các hộ điều tra

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra,2020) 4.2.1.5 Quyết định tham gia liên kết đầu vào

Hợp tác, liên kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp là việc thỏa thuận, tự nguyện cùng đầu tư, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của các đối tượng HTX, nông dân, chủ trang trại nói chung và hộ chăn nuôi lợn thịt nói riêng để nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp nói chung và hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm lợn thịt nói riêng.

Trong những năm qua, nhà nước đã có những can thiệp tích cực vào công tác thúc đẩy tham gia liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi; cụ thể, nghị định số 98/2018/NĐ - CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Quyết định tham gia liên kết trong các đầu vào trong chăn nuôi lợn thịt vùng đồi gò huyện Chương Mỹ giữa người sản xuất và người cung cấp với nhau chủ yếu là thỏa thuận miệng, không tồn tại cách thức hợp đồng văn bản cụ thể nào.

Qua biểu đồ 4.7 cho thấy tình hình liên kết trong sản xuất lợn thịt giữa các tác nhân đang có sự lỏng lẻo. Trong liên kết trong khâu sản xuất, chỉ 3 trong tổng số 60 hộ được khảo sát tham gia ký kết hợp đồng đầu vào với nhà

cung cấp các yếu tố đầu vào như giống, thức ăn chăn nuôi, 10 hộ tham gia HTX, tổ nhóm.

Đơn vị: hộ

Biểu đồ 4.7: Tình hình tham gia liên kết đầu vào

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến ra quyết định trong chăn nuôi lợn thịt của hộ nông dân vùng đồi gò trên địa bàn huyện chương mỹ, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 65 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)