Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến ra quyết định trong chăn nuôi lợn thịt của hộ nông dân vùng đồi gò trên địa bàn huyện chương mỹ, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 51 - 56)

3.1.2.1 Các chỉ tiêu cơ bản về kinh tế - xã hội vùng đồi gò huyện Chương Mỹ

Chương Mỹ là một trong những huyện lớn của thành phố Hà Nội, nên đã nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nắm bắt thời cơ thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Đến nay nền kinh tế của huyện đã có sự chuyển biến rõ nét dần dần thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, nhiều làng đã khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống. Trên địa bàn huyện còn có nhiều điểm có khả năng phát triển du lịch, đó là quẩn thể di tích văn hóa Chùa Trầm thuộc xã Phụng Châu, Chùa Trăm Gian thuộc xã Tiên Phương, điểm du lịch Ninh Sơn thuộc xã Ngọc Hòa; nhiều khu, cụm công nghiệp vừa và nhỏ như cum công nghiệp Phú Nghĩa, cụm công nghiệp Tân Tiến - Nam Phương Tiến - Hoàng Văn Thụ - Miếu Môn. Đặc biệt là vùng đồi gò do được thiên nhiên tạo nên các dãy núi đá vôi, có khả năng phát triển công nghiệp khai thác nguyên vật liệu cho xây dựng. Ngoài ra vùng đồi gò còn hình thành hai khu công nghiệp mới đang rất phát triển là khu đô thì Xuân Mai và khu đô thị Miếu Môn.

Tình trạng phát triển kinh tế chung của toàn huyện và của vùng đồi gò được thể hiện ở bảng 3.1.

Bảng 3.1: Một số chỉtiêu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội năm 2019

STT Chỉ tiêu ĐVT Toàn huyện Vùng đồi gò So sánh (%) 1 Tổng giá trị sản xuất Tỷ đồng 14.890,20 5.335,16 35,83 2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế % 12,10 11,00 90,91 3 Cơ cấu kinh tế:

+ Nông nghiệp % 24,40 35,42 -

+ Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp

% 56,60 51,95 -

+ Thương mại - dịch vụ % 19,00 12,63 -

4 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp:

+ Trồng trọt % 51,28 36,80 -

+ Chăn nuôi % 48,72 63,20 -

5 Tổng sản lượng chăn nuôi Tấn 129.000 36.700 33,10 6 Lương thực bình

quân/người/năm

Kg/người/ năm

399 324 80,56

(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Chương Mỹ, 2019)

Năm 2019, tổng giá trị sản xuất của tất cả các ngành kinh tế trên địa bàn huyện Chương Mỹ đạt 14.890,20 tỷ đồng, vùng đồi gò là 5.335,16 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 35,83% so với toàn huyện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm của huyện và vùng đồi gò đều đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, năm 2019 toàn huyện là 12,10%, vùng đồi gò là 11,00%.

Trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế huyện đã bắt kịp với xu hướng dịch chuyển cơ cấu kinh tế của Thành phố và cả nước là tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Trong cơ cấu kinh tế của vùng đồi gò, ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ khá cao là 35,42%, cao hơn khá nhiều so với tỷ lệ (24,40%) của ngành này trên toàn huyện.

Về cơ cấu kinh tế nông nghiệp, trong khi nhóm ngành trồng trọt trên toàn huyện vẫn là chủ yếu chiếm 51,28% thì vùng đồi gò ngành này chi chiếm 36,8%, điều này phản ánh đúng thực trạng tình hình chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn vùng đồi gò hiện nay và cho thấy nhóm ngành chăn nuôi chưa thực sự khai thác hét tiềm năng của nó.

Tổng sản lượng lương thực của vùng đồi gò chỉ đạt 36,700 tấn, chiếm tỷ lệ 33,10% so với toàn huyện, việc này dẫn đến giá trị lương thực bình quân đầu người/năm của vùng đồi gò chỉ là 324kg/người/năm bằng 80,56% so với toàn huyện.

Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Chương Mỹ tập trung chỉ đạo phát triển kinh tế; có giải pháp khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng phát triển mạnh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại - dịch vụ; phát triển du lịch tâm linh, du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch sinh thái, du lịch làng nghề, từng bước tạo nguồn thu và tăng nguồn thu từ du lịch.

Coi trọng phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sạch, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp công nghệ cao, hiệu quả và bền vững; phát triển các quy mô kinh tế theo chuỗi sản phẩm hàng hóa, đặc biệt xây dựng thương hiệu sản phẩm nổi bật của huyện như: Gạo hữu cơ Đồng Phú, bưởi Chương Mỹ, rau Chúc Sơn…

Huy động cho các nguồn lực phát triển kinh tế, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, trước mắt là đầu tư xây dựng quốc lộ 6, tỉnh lộ 419 tỉnh lộ Nguyễn Văn Trỗi và đường tránh quốc lộ 6 đi tỉnh lộ 419 nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn; tăng cường quản lý quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng, đẩy mạnh phát triển thị trấn sinh thái Chúc Sơn và đô thị vệ tinh Xuân Mai.

3.1.2.2 Tình hình dân số và lao động

Tình hình dân số và lao động của toàn huyện và của vùng đồi gò năm 2019 được thể hiện ở bảng 3.2.

Bảng 3.2: Tình hình dân sốvà lao động của vùng đồi gò năm 2019 STT Chỉ tiêu ĐVT Toàn huyện Vùng đồi So sánh (%) 1 Tổng số khẩu Người 275.650 113.271 41,09

Khẩu nông nghiệp Người 237.683 87.967 37,01

2 Tổng số hộ hộ 61.732 23.997 38,87

Hộ nông nghiệp Hộ 52.108 20.083 38,54

3 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 1,01 1,09 107,92

4 Tổng số lao động Người 145.309 55.916 38,48

Lao động nông nghiệp Người 120.375 50.386 41,85

5 Số khẩu nông nghiệp BQ/hộ

Người/hộ 3,85 3,67 95,32

6 Số lao động BQ/hộ Người/hộ 1,95 2,10 107,69

(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Chương Mỹ, 2019)

Tính đến năm 2019, tổng số nhân khẩu của toàn huyện Chương Mỹ là hơn 275,6 nghìn người với tổng số lao động là 145,3 nghìn người, trong đó số lao động trong nông nghiệp chiếm gần 83%. Tính riêng vùng đồi gò, năm 2019 tổng số nhân khẩu cả vùng là gần 113,3 nghìn người, chiếm 41,09% tổng số nhân khẩu của toàn huyện. Số lao động trong nông nghiệp vùng đồi gò là gần 55,4 nghìn người (năm 2019), chiếm hơn 90,1% số lao động toàn vùng và chiếm gần 42% số lao động nông nghiệp của toàn huyện.

Như vậy, có thể thấy hiện nay, lực lượng lao động trên địa bàn huyện và vùng đồi gò đang chiếm tỷ lệ lớn (trên 38%), trong đó chủ yếu là lao động trong nghành nông nghiệp (trên 80%). Tuy nhiên, giá trị của ngành nông nghiệp trong những năm gần đây ngày càng thấp, cùng với đó là hoạt động chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân trên địa bàn toàn huyện cũng như vùng đồi gò chưa đạt được hiệu quả cao và chưa phát huy được hết tiềm năng, lợi thế của vùng. Điều này cũng đặt ra bài toán cho chính quyền các cấp tại địa

phương khi hoạch định chính sách kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải đảm bảo đời sống cho người dân, chuyển đổi nghề nghiệp, an sinh xã hội.

3.1.2.3 Cơ sở hạ tầng giao thông - thủy lợi

- Về giao thông: vùng đồi gò có 2 quốc lộ chạy qua, quốc lộ 6 bắt đầu từ xã Thanh Bình đến hết xã Thủy Xuân Tiên dài 5km, bề rộng nền là 12m, bề rộng mặt đường 7m; quốc lộ 21A (đường Hồ Chí Minh) qua khu vực dài 11km, bắt đầu từ xã Thủy Xuân Tiên đến Cầu Cời, bề rộng nền là 12m, bề rộng mặt đường 7m, đường trục đi qua vùng gồm: đường Nguyễn Văn Trỗi có chiều dài 10km. Đường Hạ Dục - Miếu Môn tổng chiều dài 8km. Các trục đường còn lại gồm:

* Đường liên xã: đường liên xã có tổng chiều dài 90km. Trong đó đường nhựa có chiều dài 50km, đường cấp phối có chiều dài 32,7km, còn lại là đường đất.

* Đường xã, liên thôn: đường trục xã và liên thôn có tổng chiều dài 100km, trong đó bê tông được 12km, rải cấp phối 85km, đường sắt 15km. Đường thôn xóm có tổng chiều dài 150,76km, trong đó bê tông hoặc lát gạch 55,03km, cấp phối 74,24 km, đường đất 21,5km.

* Đường sông và cầu cống: đường sông có khoảng 10km, tổng số cầu của khu vực hiện nay có 7 chiếc. Tổng số cống trên 200 cái. Phục vụ và đáp ứng đủ cho các hoạt động chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn trong công tác đảm bảo vệ sinh chuồng trại trong chăn nuôi lợn của các hộ nông dân trên địa bàn.

Nhìn chung với đặc điểm mạng lưới giao thông dày đặc, đã tạo điều kiện phục vụ

* Thủy lợi: Về hệ thống tưới tiêu toàn khu vực có 11 trạm bơm với hơn 40 máy bơm các loại, công suất từ 1.000 - 4.000m3/h. Tổng công suất các trạm bơm tiêu là 375.300m3/h. Nguồn nước tưới tiêu bao gồm: Toàn huyện có

23 trạm bơm tưới với công suất 84.800m3/h. Nguồn nước hồ: 3 hồ lớn, 4 hồ vừa tưới cho các xã trung du, đồi gò trữ lượng 17,3 triệu m3. Ngoài ra còn có nguồn nước Đồng Mô - Ngải Sơn tưới cho 330ha đồng ruộng. Hệ thống thủy lợi còn bao gồm:

* Hệ thống kênh mương: Tổng chiều dài hệ thống kênh mương là 81km. Trong đó: Kênh tưới cấp 1: 13,6 km. Kênh tưới cấp 2: 18,4km. Kênh tưới tiêu cấp 1: 20km. Kênh tưới tiêu cấp 2: 29 km.

* Đê điều: Toàn khu vực có 25km đê điều. Hệ thống đê điều hằng năm được đầu tư tu bổ.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến ra quyết định trong chăn nuôi lợn thịt của hộ nông dân vùng đồi gò trên địa bàn huyện chương mỹ, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)