Tình hình chăn nuôi của các hộ nông dân vùng đồi gò huyện Chương

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến ra quyết định trong chăn nuôi lợn thịt của hộ nông dân vùng đồi gò trên địa bàn huyện chương mỹ, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 60 - 63)

Huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội

4.1.1 Tình hình chăn nuôi của các hộ nông dân vùng đồi gò huyện Chương Mỹ Mỹ

Vùng đồi gò huyện Chương Mỹ với diện tích rộng, các điều kiện về tự nhiên và khí hậu lý tưởng đã tạo điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi gia súc, gia cầm với nhiều mô hình như: chăn nuôi khép kín; chăn thả tự do; hay chăn nuôi nửa kín nửa hở;…. Chăn nuôi lợn trong những năm qua đã được người dân địa bàn vùng đồi gò huyện Chương Mỹ phát triển theo hướng tích cực và có xu hướng gia tăng về quy mô và số lượng, tuy nhiên hiệu quả kinh tế đem lại chưa thực sự cao do xu hướng chăn nuôi của người dân vẫn đang chạy theo thị trường, kém ổn định. Tình trạng bất ổn về giá cũng đang khiến cho các hộ dân không dám đầu từ nhiều cho chăn nuôi, mà chủ yểu chăn nuôi theo hướng hộ gia đình, nhỏ lẻ, manh mún, chưa có nhiều trang trại hay chăn nuôi theo quy mô lớn. Bên cạnh đó, năm 2019 cũng đánh giá một năm rất khó khăn cho chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng. Cả nước phải đối mặt với tình trạng DTLCP bùng phát mạnh mẽ, gây thiệt hại nặng nề đến thu nhập và đời sống kinh tế của hộ nông dân.

Thời gian qua, mặc dù huyện Chương Mỹ đã tích cực mở các lớp tập huấn kiến thức quản lý, kỹ thuật chăn nuôi, kỹ thuật phòng dịch bệnh cho người dân. Tuy nhiên, chăn nuôi vẫn chủ yếu nhỏ lẻ, số lượng nái giống và đực giống trên một hộ gia đình không cao, dẫn đến sự phát triển không đồng đều. Từ đây nguồn cung ứng lợn thịt ra thị trường không được mở rộng và đảm bảo thu nhập cho người dân dẫn đến tình trạng bỏ truồng trại, hình thành tâm lý ngại chăn nuôi.

Thống kê tại bảng 4.1 của trạm Chăn nuôi & Thú huyện Chương Mỹ cho thấy: tình hình chăn nuôi của các hộ nông dân vùng đồi gò huyện Chương Mỹ có nhiều sự biến động giữa các đàn vật nuôi qua các năm. Giai đoạn 2017 – 2019, đàn trâu của vùng không có sự biến động nhiều khi tăng 3,7% từ 518 con lên 557 con. Đàn bò giảm mạnh, gần 5,8% từ 7.258 con năm 2017 xuống 6.444 con năm 2019.

Biến động nhiều nhất là đàn lợn với lượng giảm sút qua 3 năm là hơn 35,8 nghìn con, tương ứng giảm gần 17%. Năm 2017, quy mô đàn lợn của vùng là 115.360 con thì đến năm 2019, chỉ còn 79.532 con, trong đó giảm nhiều nhất là lợn nái với hơn 17,1%, từ 13.653 con năm 2017 xuống 9.371 con năm 2019. Nguyên nhân chủ yếu của sự sụt giảm này là do ảnh hưởng của DTLCP và sự bất ổn trong giá cả thị trường khiến người dân một phần chưa thể tái đàn, một phần khác chưa muốn tái đàn để chăn nuôi.

Bảng 4.1: Quy mô chăn nuôi của các hộ nông dân vùng đồi gò huyện

Chương Mỹgiai đoạn 2017 – 2019

Chỉ tiêu ĐVT Năm Tốc độ phát triển (%)

2017 2018 2019 18/17 19/18 BQ 1. Trâu Con 518 553 557 106,76 100,72 103,70 2. Bò Con 7.258 7.740 6.444 106,64 83,26 94,23 3. Tổng lợn Con 115.360 112.719 79.532 97,71 70,56 83,03 - Lợn nái Con 13.653 12.494 9.371 91,51 75,00 82,85 - Lợn đực giống Con 200 176 145 88,00 82,39 85,15 - Lợn thương phẩm và theo mẹ Con 101.507 100.049 70.016 98,56 69,98 83,05

(Nguồn: Trạm Chăn nuôi & Thú y Chương Mỹ, 2020)

Vùng đồi gò huyện Chương Mỹ có tất cả 13 xã và 01 thị trấn, tuy nhiên không phải tất cả các xã trên địa bàn vùng đều chăn nuôi với số lượng lớn. Bảng 4.2 sẽ cho ta thấy quy mô đàn lợn thịt qua các năm tại các xã được chọn

Bảng 4.2: Sốlượng lợn thịt ởcác xã được chọn nghiên cứu địa bàn vùng

đồi gò huyện Chương Mỹ giai đoạn 2017 - 2019

STT Đơn vị 2017 2018 2019 Tốc độ phát triển (%) SL (con) TL (%) SL (con) TL (%) SL (con) TL (%) 18/17 19/18 BQ 1 Đồng Lạc 12.830 17,17 13.635 19,32 11.461 24,79 106,27 84,06 94,51 2 Hữu Văn 5.093 6,82 5.053 7,16 2.541 5,50 99,21 50,29 70,63 3 Hoàng Văn Thụ 9.715 13,06 9.148 12,96 6.100 13,19 94,16 66,68 79,24 4 Nam Phương Tiến 15.266 20,43 11.379 16,12 9.900 21,41 74,54 87,00 80,53 5 Thanh Bình 8.110 10,85 18.125 25,68 6.368 13,77 223,49 35,13 88,61 6 Trung Hòa 8.076 10,81 4.043 5,73 6.006 12,99 50,06 148,55 86,24 7 Thủy Xuân Tiên 15.641 20,93 9.209 13,05 3.862 8,35 58,88 41,94 49,69 8 Tổng 74.731 100 70.592 100 46.238 100 94,46 65,50 78,66

(Nguồn: Trạm Chăn nuôi & Thú y Chương Mỹ, 2020)

Tổng quy mô đàn lợn thịt tại 7 xã lựa chọn nghiên cứu năm 2019 là hơn 46,2 nghìn con, giảm 21,3% so với năm 2017. Hiện nay, có 3 xã nuôi lợn thịt với số lượng đàn lớn là các xã: Đồng Lạc, Nam Phương Tiến và Thanh Bình. Năm 2019, tổng số lượng đàn lợn của 3 xã này là hơn 27,7 nghìn con, chiếm gần 60% tổng số lợn của 7 xã được chọn nghiên cứu. Trong số 3 xã thì xã Đồng Lạc là xã có số lượng đàn lợn thịt nhiều nhất, tiếp sau đó là xã Nam Phương Tiến và xã Thanh Bình.

Số cơ sở và hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn vùng đồi gò huyện Chương Mỹ những năm gần đây cũng đang có xu hướng giảm. Bảng 4.3 cho ta thấy: Tổng số cơ sở và hộ chăn nuôi lợn năm 2017 là 3.557 hộ, năm 2018 là 2.811 hộ và đến năm 2019 giảm chỉ còn 2.713 hộ, tương ứng giảm bình quân 12,67%. Năm 2019, xã có số cơ sở chăn nuôi nhiều nhất là Nam Phương Tiến với 578 hộ và xã có cơ sở chăn nuôi ít nhất là xã Đồng Lạc

với 205 hộ chăn nuôi. Thanh Bình là xã có tỷ lệ hộ chăn nuôi giảm nhiều nhất với gần 40% trong giai đoạn 2017-2019, từ 853 hộ xuống còn 316 hộ.

Bảng 4.3: Sốcơ sở và hộchăn nuôi lợn của một sốxã vùng đồi gò huyện

Chương Mỹgiai đoạn 2017 - 2019

ĐVT: hộ STT Tên xã Năm Tốc độ phát triển (%) 2017 2018 2019 18/17 19/18 BQ 1 Đồng Lạc 238 180 205 75,63 113,89 92,81 2 Hữu Văn 344 560 251 162,79 44,82 85,42 3 Hoàng Văn Thụ 356 313 313 87,92 100,00 93,77

4 Nam Phương Tiến 733 581 578 79,26 99,48 88,80

5 Thanh Bình 853 436 316 51,11 72,48 60,87

6 Trung Hòa 563 386 462 68,56 119,69 90,59

7 Thủy Xuân Tiên 470 355 306 75,53 86,20 80,69

8 Tổng 3.557 2.811 2.713 79,03 96,51 87,33

(Nguồn: Trạm Chăn nuôi & Thú y Chương Mỹ, 2020)

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến ra quyết định trong chăn nuôi lợn thịt của hộ nông dân vùng đồi gò trên địa bàn huyện chương mỹ, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)