Một số giải pháp liên quan đến thay đổi hành vi ra quyết định chăn nuô

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến ra quyết định trong chăn nuôi lợn thịt của hộ nông dân vùng đồi gò trên địa bàn huyện chương mỹ, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 96)

nuôi lợn thịt

4.4.1 Giải pháp đối với nhóm quyết định về đầu vào

Trong ngắn hạn; phát triển quy mô phù hợp với trình độ, năng lực quản lý của các chủ hộ chăn nuôi, khuyến khích và tạo điều kiện để các trang trại QMN cùng loại hình gắn kết lại với nhau trong tổ chức tiêu thụ nông sản.

Về thức ăn chăn nuôi, khuyến khích xây dựng, hình thành các nhà máy sản xuất thức ăn công nghiệp nhằm chủ động dần nguồn thức ăn tại chỗ, giảm thiểu chi phí vận chuyện, phục vụ nhu cầu chăn nuôi trong vùng.

Về giống, đối với cấp huyện và xã, thông qua các buổi hội thảo để hướng dẫn cho người chăn nuôi về các loại giống, cách chọn giống tốt, liên hệ và giới thiệu các trung tâm, công ty, hay những hộ cung cấp giống uy tín, có chất lượng tốt. Thực hiện công tác thực hiện tuyển chọn đực giống, lợn nái ngoại, tuyên truyền rộng rãi đến đến các hộ chăn nuôi trung vùng những con giống bố mẹ tốt và đồng thời cũng khuyến kích các hộ chăn nuôi loại bỏ những giống bố mẹ kém hiệu quả sản xuất. Các hộ chăn nuôi cần phải nhạy bén, tìm hiểu thông tin với nhau địa chỉ mua giống tốt, có nguồn gốc trên thị trường cung cấp giống. Các hộ chăn nuôi lợn thịt với quy mô lớn cần được khuyến kích đầu tư xây dựng trại lợn ông bà nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp giống tại chỗ. Hỗ trợ mua mới lợn nái, khuyến khích hộ chăn nuôi nhập giống tốt, đặc biệt là tinh lợn có năng suất cao của các hãng nổi tiếng thế giới như Gencen…

Trong dài hạn; về quy hoạch khu chăn nuôi tập trung, cần rà soát lại quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp để đề nghị điều chỉnh quy hoạch, chuyển đổi một số đất lúa, đất màu kém hiệu quả sang xây dựng khu trang trại tập trung nhưng phải phù hợp với quy hoạch phát triển xã hội của vùng và quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi của tỉnh.

Về thức ăn chăn nuôi, địa phương cần bố trí lại cơ cấu cây trồng, chuyển đổi một số diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng

khác như ngô, câu họ đậu, khoai… góp phần nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, khắc phục dần sự lệ thuộc thức ăn nhập nguyên liệu từ nơi khác.

Về giống, cần xây dựng kế hoạch và có chính sách phát triển hỗ trợ đầu tư cho các tổ chức kinh tế các hộ chăn nuôi giống lợn có quy mô từ 50 - 200 lợn nái để phục vụ nhu cầu cấp giống nhằm xây dựng các vùng nhân giống phù hợp với điều kiện của địa phương. Việc hình thành các điểm nhân giống phải mang tính hiệu quả, bền vững và đảm bảo về môi trường trong thời gian dài.

4.4.2 Giải pháp đối với nhóm quyết định trong quá trình sản xuất

Trong ngắn hạn; cần tiêm phòng các loại bệnh thường gặp theo độ tuổi, áp dụng các biện pháp phòng bệnh bằng vệ sinh chuồng trại. Khuyến khích chủ hộ chăn nuôi cần chủ động tìm hiểu các loại bệnh, công tác thú y thông qua sách báo, phương tiện thông tin đại chúng, tham gia các buổi tập huấn, hội thảo về công tác thú y.

Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường đối với các hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn. Yêu cầu các hộ chăn nuôi ký cam kết bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất.

Trong dài hạn; đầu tư xây dựng và cung cấp nguồn lực của hệ thông thú y, đào tạo nâng cao năng lực chuẩn đoán, điều trị bệnh ở lợn cho các cho đội ngũ thú ý và chủ trang trại thông qua các buổi tập huấn, hội thảo. Cần nâng cao kiến thức về phòng chống các loại bệnh thường gặp trên lợn, đặc biệt là các loại bệnh chưa có vaccine phòng chống, có tỷ kệ lợn bệnh tử vong cao. Khuyến khích các hoạt động bảo hiểm vật nuôi. Đề cao công tác thanh tra chất lượng thuốc, vaccine tiêm phòng, đảm bảo công tác tiêm phòng được thường xuyên và tỷ lệ tiêm phòng cao của các hộ chăn nuôi lợn.

Phát huy, khuyến khích các hộ chăn nuôi áp dụng khoa học công nghệ trong xử lý chất thải chăn nuôi, bằng bể xục khí, hầm biogas, đệm lót sinh học; đảm bảo nước thải sau khi xử lý đạt chuẩn trước khi thải ra môi trường. thực hiện định kì công tác giám sát, quan trắc và dự báo chất lượng môi

trường, nhằm kịp thời ứng cứu khi có sự cố môi trường xảy ra, phục vụ phát triển chăn nuôi lợn thịt phát triển trên địa bàn. Chăn nuôi tập trung là một trong những giải pháp nhằm kiểm soát dịch bệnh, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường nhất là khu vực chăn nuôi gần khu dân cư, an toàn dịch bệnh và đảm bảo môi trường sinh thái.

4.4.3 Giải pháp đối với nhóm quyết định về đầu ra

Trong ngắn hạn; đẩy mạnh phát triển các hình thức liên kết trong sản xuất: Liên kế giữa người sản xuất hình thành các HTX và tổ hợp tác; liên kết dianh nghiệp và các HTX, tổ hợp tác, và các trang trại theo chuỗi giá trị, liên kết các xã có điều kiện tương đồng về địa hình tự nhiên thành liên kết vùng để phát triển nhanh, bền vũng để tạo ra khối lượng sản phẩm chăn nuôi hàng hóa lớn và đồng đều về chất lượng. Tổ chức phát triển theo hướng hình thành các HTX, tổ hợp tác chăn nuôi, cộng đồng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, tạo ra sản phẩm lớn kết nối với việc giết mổ ở các cơ sở tập trung tiêu thụ sản phẩm.

Trong dài hạn; các hộ nông cần phải xây dựng thương hiệu, trong đó coi trọng chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhà nước cần có chính sách giúp cho các hộ chăn nuôi tìm hiểu và mở rộng thị trường, tăng cường công tác thông tin thị trường và xúc tiến thương mại nhẳm cung cấp kịp thời thông tin cho các hộ chăn nuôi về tình hình giá cả dự báo ngắn hạn, dài hạn về xu hướng thị trường trong khu vực và trên thế giới, nhu cầu sản phẩm chăn nuôi cũng như thị hiếu của khách hàng trong và ngoài nước.

PHẦN V

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Trong những năm qua chăn nuôi gia súc nói chung và chăn nuôi lợn thịt nói riêng ở vùng đồi gò huyện Chương Mỹ đang là hoạt động tạo ra đóng góp phần lớn vào thu nhập của các hộ chăn nuôi tại địa phương. Các quyết định chăn nuôi lợn thịt là thước đo quan trọng ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh tế của quá trình chăn nuôi. Các quyết định sản xuất của hộ chăn nuôi vùng đồi gò huyện Chương Mỹ có sự đa dạng cùng với các giai đoạn phát triển của lợn thịt. Song, các quyết định chăn nuôi còn bộc lộ nhiều hạn chế tác động đến kết quả sản xuất như quyết định quy mô chăn nuôi phần lớn là chăn nuôi với quy mô nhỏ và vừa, chỉ có một số lượng ít số hộ chăn nuôi quyết định tham gia liên kết trong đầu vào cũng như đầu ra, hay các quyết định về lựa chọn loại thức ăn chăn nuôi, con giống, phương thức xử lý chất thải chăn nuôi, quyết định trong công tác thú y có nhiều nhược điểm cần thay đổi theo hướng có lợi hơn về hiệu quả kinh tế.

Các yếu tố ảnh hưởng chính đến ra quyết định trong chăn nuôi lợn như về mức độ đầu tư cơ sở vật chất cho chuồng trại, số lao động sử dụng trong chăn nuôi, kinh nghiệm chăn nuôi, trình độ học vấn của người chăn nuôi, độ tuổi, giới tính.Chính vì vậy, người chăn nuôi cần tăng cường đầu tư vào các hoạt động chăn nuôi nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, cũng như phát triển chăn nuôi lợn thịt được ổn định.

Để thay đổi hành vi ra quyết định trong chăn nuôi lợn của các hộ nông dân trên địa bàn vùng đồi gò huyện Chương Mỹ, một số giải pháp trong ngắn hạn và trong dài hạn được đề xuất như sau: Đối với nhóm quyết định trong đầu vào cần chú trọng đẩy mạnh quy mô chăn nuôi phù hợp năng lực quản lý, khuyến kích xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, lựa chọn giống lợn mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao, thúc đẩy liên kết trong cung

cấp yếu tố đầu vào. Đối với nhóm quyết định trong quá trình sản xuất, cần áp nâng cao trình độ kiến thức về công tác thú y; duy trì, đẩy mạnh hoạt động ứng dụng khoa học công nghệ vào xử lý chất thải trong chăn nuôi. Đối với nhóm quyết định đầu ra, cần thúc đẩy hình thức liên kết tổ, nhóm chăn nuôi, HTX; xây dựng thương hiệu cá nhân của hộ trong đó vấn đề chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm được đặt lên hàng đầu.

5.2 Kiến nghị

5.2.1 Đối với nhà nước

Thực hiện rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi trên địa bàn thành phố, huyện. Phối hợp thực hiện tốt công tác quản lý quy hoạch, trong đó chú trọng quản lý thực hiện các khu chăn nuôi tập trung xa dân cư.

Đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn, quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung, tạo điều kiện cho người chăn nuôi sản xuất và có hướng tiêu thụ sản phẩm.

Khuyến khích các hộ nông dân mạnh dạn đầu tư, tạo điều kiện về cơ chế, chính sách, hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi, đồng thời có định hướng về phát triển hiệu quả, bền vững.

5.2.2 Đối với huyện Chương Mỹ

Tăng cường vốn ngân sách của huyện, các địa phương; và tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ các Chương trình, dự án… cho việc quy hoạch vùng chăn nuôi lợn tập trung. Theo đó, các tổ chức và các nhân đều được hưởng chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở vật chất (công trình điện, nước, xử lý chất thải…).

Xây dựng chương trình thu hút nguồn nhân lực có chất lượng để thu hút nhân tài, chuyên gia giỏi trong tỉnh và nơi khác về phục vụ công tác phát triển chăn nuôi của huyện Chương Mỹ

Cần có sự quan tâm chặt chẽ đến công tác đào tạo cũng như tập huấn kỹ thuật chăn nuôi cho cán bộ khuyến nông tại xã. Chú trọng đến công tác

Cần xây dựng kế hoạch và có chính sách phát triển hỗ trợ đầu tư cho các tổ chức kinh tế các hộ chăn nuôi giống lợn có quy mô từ 50 – 200 lợn nái để phục vụ nhu cầu cấp giống cho địa phương mình nhằm xây dựng các vùng nhân giống phù hợp với điều kiện của địa phương.

Thực hiện tốt công tác phòng bệnh và dự báo dịch bệnh trong chăn nuôi, để có những hướng đi tích cực trong việc đảm bảo ngăn chặn dịch bênh, đi sâu vào từng hộ nông dân có sự hướng dẫn nhiệt tình chu đáo về cách phòng và điều trị bệnh cho con giống.

Quy hoạch phát triển chăn nuôi lợn gắn với bảo vệ môi trường dưới các quy trình chăn nuôi như quy trình VietGAHP, hữu cơ hay an toàn dịch bệnh, chăn nuôi theo hệ thống nông nghiệp bền vững. Cần khuyến khích, hỗ trợ áp dụng khoa học công nghệ xử lý chất thải trong chăn nuôi. Tuyên truyền, vận động hộ chăn nuôi xử lý chất thải chăn nuôi trước khi thải ra môi trường.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc,2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS Tập 1, NXB Hồng Đức.

2. Nguyễn Sinh Cúc (2001). Phân tích điều tra nông thôn.

3. Nguyễn Thị Xuân Lan, Bài giảng lý thuyết ra quyết định. https://tailieu.vn/doc/bai-giang-chuong-1-ly-thuyet-ra-quyet-dinh-ths- do-thi-xuan-lan-1662657.html.

4. Nguyễn Văn Phơ, Phạm Văn Hùng, Nguyễn Thị Thu Huyền, 2019. Thực trạng chăn nuôi lợn theo hướng an toàn thực phẩm ở huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 2018, 16(10):924 – 932.

5. Phạm Xuân Thanh, Mai Thanh Cúc, 2014. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương thức chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 12, số 6: 928 – 934.

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

1. AHDB, 2018. Understand how to influence famers’s decision – making behavior – Literature review.

2. Ajzen, I. 1991. The theory of planned behavior, Organizational Behavior and Human Decision Processes, 50 (2): 179-211.

3. Alarcon, P., Wieland, B., Mateus, A.L.P., Dewberry, C. 2014. Pig farmers' perceptions, attitudes, influences and management of inform. 4. Arunrat, N., Wang, C., Pumijumnong, N., Sereenonchai, S., Cai, W.

2017. Farmers' intention and decision to adapt to climate change: A case study in the Yom and Nan basins, Phichit province of Thailand, Journal of Cleaner Production, 143: 672-685.

5. Arunrat, N., Wang, C., Pumijumnong, N., Sereenonchai, S., Cai, W. 2017. Farmers' intention and decision to adapt to climate change: A

case study in the Yom and Nan basins, Phichit province of Thailand, Journal of Cleaner Production, 143: 672-685.

6. Arunrat, N., Wang, C., Pumijumnong, N., Sereenonchai, S., Cai, W. 2017. Farmers' intention and decision to adapt to climate change: A case study in the Yom and Nan basins, Phichit province of Thailand, Journal of Cleaner Production, 143: 672-685.

7. Aubert, B.A., Schroeder, A., Grimaudo, J. 2012. IT as enabler of sustainable farming: An empirical analysis of farmers' adoption decision of precision agriculture technology, Decision Support Systems, 54 (1): 510-520.

8. Bell, A., Zhang, W., Nou, K. 2016. Pesticide use and cooperative management of natural enemy habitat in a framed field experiment, Agricultural Systems, 143: 1-13.

9. Bruijnis, M., Hogeveen, H., Garforth, C., Stassen, E. 2013. Dairy farmers' attitudes and intentions towards improving dairy cow foot health, Livestock Science, 155 (1): 103 -113.

10.Cary, J., Roberts, A. 2011. The limitations of environmental management systems in Australian agriculture, Journal of Environmental Management, 92 (3): 878 - 885.

11.Chandni Singh, Peter Dorward, Henny Osbahr. 2016. Developing a holistic approach to the analysis of farmer decision – making: Imlication for adaption policy and practice in developing countries, 59:329 – 343.

12.Dang, H.L., Li, E., Nuberg, I., Bruwer, J. 2014. Understanding farmers' adaptation intention to climate change: A structural equation modelling study in the Mekong Delta, Vietnam, Environmental Science and Policy, 41: 11-22.

13.Edwards-Jones, 2006. Co-management Policy Can Reduce Resilience in Traditionally Managed Marine Ecosystems, 9: 951–966.

14.Elliott, J., Sneddon, J., Lee, J.A., Blache, D. 2011. Producers have a positive attitude toward improving lamb survival rates but may be influenced by enterprise factors and perceptions of control, Livestock Science, 140 (1-3): 103-110.

15.Elliott, J., Sneddon, J., Lee, J.A., Blache, D. 2011. Producers have a positive attitude toward improving lamb survival rates but may be influenced by enterprise factors and perceptions of control, Livestock Science, 140 (1-3): 103-110.

16.Enticott, G., Franklin, A., Van Winden, S. 2012. Biosecurity and food security: Spatial strategies for combating bovine tuberculosis in the UK, Geographical Journal, 178 (4): 327-337.

17.Espetvedt, M., Lind, A.-K., Wolff, C., Rintakoski, S., Virtala, A.-M., Lindberg, A. 2013. Nordic dairy farmers' threshold for contacting a veterinarian and consequences for disease recording: Mild clinical mastitis as an example, Preventive Veterinary Medicine, 108 (2-3): 114-124.

18.Fishbein and Ajzen, 2010. Predicting and Changing Behavior: The Reasoned Action Approach.

19.Floor H.W. Ambrosius and Gert Jan Hofstede, 2015. Modelling Farmer decision – making: the case of Dutch pork sector.

20. Frank Eliss (1995), Chính sách nông nghiệp trong các nước đang phát triển, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

21.Garbach, K., Long, R.F. 2017. Determinants of field edge habitat restoration on farms in California's Sacramento Valley, Journal of Environmental Management, 189: 134-141.

22.Gebrehiwot, T., van der Veen, A. 2015. Farmers Prone to Drought Risk: Why Some Farmers Undertake Farm-Level Risk-Reduction Measures While Others Not ,Environmental Management, 55 (3): 588- 602.

23.Hayes, T.M. 2012. Payment for ecosystem services, sustained behavioural change, and adaptive management: Peasant perspectives in the Colombian Andes, Environmental Conservation, 39 (2): 144-153. 24.Herath, C.S., Wijekoon, R. 2013. Study on attitudes and perceptions of

organic and non-organic coconut growers towards organic coconut farming Estudio sobre la actitud y per.

25.Home, R., Balmer, O., Jahrl, I., Stolze, M., Pfiffner, L. 2014. Motivations for implementation of ecological compensation areas on Swiss lowland farms, Journal of Rural Studies, 34: 26-36.

26.Jones, P.J., Marier, E.A., Tranter, R.B., Wu, G., Watson, E., Teale, C.J. 2015. Factors affecting dairy farmers' attitudes towards antimicrobial medicine usage in cattle in England and Wales, Preventive Veterinary Medicine, 121 (1-2)L 30-40.

27.Jones, P.J., Sok, J., Tranter, R.B., Blanco-Penedo, I., Fall, N.,

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến ra quyết định trong chăn nuôi lợn thịt của hộ nông dân vùng đồi gò trên địa bàn huyện chương mỹ, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)