Nhóm quyết định trong quá trình sản xuất

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến ra quyết định trong chăn nuôi lợn thịt của hộ nông dân vùng đồi gò trên địa bàn huyện chương mỹ, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 74 - 79)

4.2.2.1 Quyết định cách thức xử lý chất thải chăn nuôi

Trong những năm gần đây, huyện Chương Mỹ đã có những nỗ lực trong việc khuyến khích các hộ chăn nuôi ở trên địa bàn sử dụng công nghệ khí sinh học - Biogas để xử lý chất thải và được người dân hưởng ứng tích cực. Kết quả khảo sát ở các hộ chăn nuôi lợn tại địa bàn nghiên cứu cho thấy việc ra quyết định về xử lý và sử dụng chất thải được thể hiện qua sơ đồ 3.1.

Sơ đồ 4.1: Tình hình xử lý chất thải chăn nuôi lợn tại các hộ điều tra

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2020)

Khối lượng chất thải chăn nuôi lợn được các hộ chăn nuôi đưa vào xử lý chiếm 90%, phần còn lại không được xử lý chiếm 10%. Công tác xử lý chất

20% 30% 60% 100% 10% 80% 80% 20% 50% 10% 90% Hộ chăn nuôi Ủ phân Biogas Cho cá Biogas Ra ao cá Thải trực tiếp ra ao cá Thải ra cống, rãnh Phân Nước thải Thải trực tiếp 50% Thải ra cống, rãnh Tận dụng làm khí đốt Xử lý Không xử lý

thải được thực hiện bằng 2 phương pháp, đó là công nghệ xử lý khí sinh học (biogas) và phương pháp ủ. Theo kết quả điều tra tại 60 hộ chăn nuôi, tỷ lệ chất thải được xử lý bằng biogas chiếm 80%, phương pháp ủ chiếm 10%.

Theo bảng số liệu 4.6. chất thải chăn nuôi tại các hộ chăn nuôi với QML và QMV đã được xử lý 100% bằng công nghệ khí sinh học biogas. Đối với các hộ chăn nuôi nhỏ, tỷ lệ chất thải được xử lý chiếm 72,82%, trong đó xử lý bằng Biogas chiếm 53,19% và phương pháp ủ là 25,53%. Như vậy, quy mô chăn nuôi càng lớn thì vấn đề xử lý chất thải càng được coi trọng và ngược lại.

Bảng 4.6: Tình hình quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại các hộđiều tra

phân theo quy mô chăn nuôi

Đơn vị: % Chất thải QML QMV QMN 1. Xử lý (I) 100,00 100,00 78,82 - Biogas 100,00 100,00 53,19 - Ủ 0,00 0,00 25,53 2. Không xử lý (II) 0,00 21,28 Tổng (I+II) 100,00 100,00 100,00

(Nguồn: Tổng hợp số điều tra,2020) 4.2.2.2 Quyết định phòng, khám chữa bệnh cho lợn thịt

Lợn là sinh vật sống, chịu ảnh hưởng rất nhiều của chế độ chăm sóc và điều kiện ngoại cảnh. Phát triển chăn nuôi lợn thịt với quy mô lớn, nếu khi dịch bệnh xảy ra thì thiệt hại sẽ rất lớn, gây ảnh hưởng đến hiệu quả và xu hướng phát triển chăn nuôi của đơn vị chăn nuôi nói riêng và chăn nuôi của tỉnh nói chung. Do đó, mở rộng quy mô chăn nuôi lợn thịt thì một trong những nội dung quan trọng cần phải thực hiện là thực hiện tốt công tác chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho đàn lợn để hạn chế thấp nhất dịch bệnh có thể xảy ra đối với đàn lợn, giảm rủi ro cho người chăn nuôi. Biện pháp tốt nhất để

hạn chế dịch bệnh xảy ra là thực hiện tốt công tác vệ sinh thú y và tiêm phòng cho đàn lợn.

Trong chăn nuôi, tiêm phòng lợn giống đặc biệt được chú trọng tránh được những mất mát và rủi ro cho những người chăn nuôi khi dịch bênh xảy ra. Vì vậy, khi được hỏi các hộ chăn nuôi, họ đều ý thức được dịch bệnh có diễn biến rất phức tạp nên các hộ nông dân chủ động tiêm phòng vaccine theo đúng quy định. Những vaccine được sử dụng chính là: LMLM, dịch tả lợn và tai xanh, suyễn. Riêng đối với lợn con phải tiêm phòng thêm các bệnh về thương hàn, tụ huyết trùng và thường xuyên bổ sung sắt cho lợn. Nếu tiêm phòng đúng quy định sẽ giảm được tỷ lệ chết của vật nuôi, phòng chống tốt hơn các loại dịch bệnh, vật nuôi khỏe mạnh, tốc độ tăng trưởng nhanh hơn. Đối với các hộ chăn nuôi tại địa bàn nghiên cứu hầu hết hộ chăn nuôi đều thực sự biết đên tác dụng đó của công tác tiêm phòng nhưng vẫn chưa thực sự hiệu quả do lo ngại mất mộ khoản lớn chi phí cho thú y.

Các quy trình phòng bệnh trong chăn nuôi lợn được phổ biến rộng rãi tới bà con nông dân thông qua cán bộ thú y xã, huyện, các lớp tập huấn phổ biến kiến thức về chăn nuôi lợn thịt cùng các tài liệu liên quan đến con giống.

Bảng 4.7: Tình hình tiêm phòng vaccine phòng bệnh của các hộchăn

nuôi lợn theo quy mô trên địa bàn vùng đồi gò huyện Chương Mỹ

n=60 Vaccine Tổng QMN QMV QML Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) LMLM 53 100,0 40 75,5 7 13,2 6 11,3 Dịch tả 59 100,0 46 78,0 7 11,9 6 10,2 Tai xanh 58 100,0 45 77,6 7 12,1 6 10,3 Suyễn 37 100,0 25 67,6 6 16,2 6 16,2

Qua điều tra cho thấy, trong tổng 60 hộ điều tra có 53 hộ chiếm 88,33% tiêm phòng LMLM, số hộ tiêm phòng dịch tả là 59 hộ chiếm 98,33%, số hộ tiêm phòng tai xanh là 58 hộ chiếm 96,67% và số sộ tiêm phòng suyễn là 37 chiếm 61,67%.

Qua bảng 4.7 cho thấy các hộ chăn nuôi đều chủ động sử dụng thuốc phòng và chữa bệnh cho đàn lợn với QML và QMV thì có mức độ tiêm phòng đầy đủ nhất, khảo sát 6 hộ với QML và 7 hộ QMV thì cả 6 hộ QML và 7 hộ QMV chiếm 100,00% tiêm phòng cho đàn lợn thực hiện theo đúng quy trình thú y đầy đủ và thương xuyên, ở QMN tỷ lệ này giảm đi.

Đơn vị: %

Biểu đồ 4.8: Tình hình khám chữa bệnh cho đàn lợn thịt của các hộ điều tra

(Nguồn: Tổng hợp số điều tra,2020)

Qua biểu đồ 4.8 cho thấy; khi lợn bệnh, có 46 hộ gọi dịch vụ thú y để chữa trị cho lợn và 31 hộ quyết định tự chữa bệnh cho đàn lợn của mình. Trong đó có 17 hộ vừa gọi dịch vụ thú y vừa tự chữa trị. Qua khảo sát 60 hộ, khi được tự đánh giá khả năng chữa trị bệnh cho lợn; có 56,67% tổng số hộ cho rằng khả năng chữa bệnh cho lợn của họ ở mức trung bình; 28,33% trong

tổng số hộ cho rằng khả năng tự chữa bệnh cho lợn của họ ở mức tốt và ở mức kém là 15,00%.

Biểu đồ 4.9: Tình hình tự đánh giá khả năng chữa bệnh cho lợn của các hộ điều tra

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra,2020)

Qua kết quả phân tích tương quan giữa số lượng hộ chăn nuôi tự chữa trị khi lợn bị bệnh và khả năng tự chữa trị của họ (phụ lục 1) cho thấy rằng có sự tương quan tuyến tính ở độ tin cậy 99%, điều này có nghĩa là khả năng tự phát hiện và chữa trị bệnh của các hộ chăn nuôi càng tốt nên khả năng đưa quyết định tự chữa trị cho lợn càng cao.

Qua khảo sát cho thấy rằng có 38 hộ chăn nuôi chiếm 40% tổng số hộ điều tra có ghi lại các thông tin của thuốc, điều này thể hiện rằng họ đang có sự kiểm soát tình hình dịch bệnh trên đàn lợn của họ. Trong tổng 9 hộ điều tra sản xuất lợn thịt với quy mô lớn thì có đến 7 hộ là có ghi lại thông tin của thuốc, điều này cho thấy ở những hộ có quy mô lớn hơn họ càng chú trọng trong việc phòng ngừa dịch bệnh và chữa trị dịch bệnh cho đàn lợn. Các thông tin mà mà các hộ chăn nuôi ghi chép thường là tên thuốc sử dụng, các loại thuốc đã sử dụng, cách sử dụng và liệu trình của từng loại thuốc, thành phần của thuốc và kể cả giá tiền của thuốc.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến ra quyết định trong chăn nuôi lợn thịt của hộ nông dân vùng đồi gò trên địa bàn huyện chương mỹ, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)