Các công trình nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến ra quyết định trong chăn nuôi lợn thịt của hộ nông dân vùng đồi gò trên địa bàn huyện chương mỹ, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 44)

2.2.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương thức chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Phạm Xuân Thanh, Mai Thanh Cúc, 2014)

Nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương thức chăn nuôi công nghiệp/hộ trang trại, trong đó các yếu tố chủ yếu bao gồm: số năm đi học của chủ hộ; vốn đầu tư ban đầu, diện tích đất nông nghiệp của hộ, thu nhập của hộ, sự tham gia liên kết trong chăn nuôi… Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định này lại khác nhau. Nghiên cứu chỉ ra rằng, trong 5 yếu tố được lựa chọn vào mô hình phân tích, sự tham gia liên kết có ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định lựa chọn phương thức chăn nuôi công nghiệp của hộ, ảnh hưởng lớn thứ hai là số năm đi học của chủ hộ và kế tiếp là vốn đầu tư ban đầu.

2.2.3.2 Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Xuân, Nguyễn Hữu Ngoan về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng tiêu chuẩn chăn nuôi lợn theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) ở thành phố Hà Nội

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng tiêu chuẩn chăn nuôi lợn theo hướng VietGAP tạo thành phố Hà Nội (3 huyện Thạch Thất, Ứng Hòa, Gia Lâm) đưa ra các kết luận:

Tỷ lệ các cơ sở chăn nuôi áp dụng tiêu chuẩn VietGAP còn ít. Kết quả kháo sát 195 cơ sở đang áp dụng chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP cho biết chỉ 16,4% sở sở đang áp dụng trên 70 tiêu chí trong khi 49,2% cơ sở áp dụng dưới 30 tiêu chí VietGAP trong chăn nuôi.

Kết quả phân tích nhân tố chỉ ra 10 nhóm tiêu chí ảnh hưởng đến khả năng áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trong chăn nuôi lợn. Mười nhóm tiêu chí này quyết định 67,55% khả năng áp dụng VietGAP trong chăn nuôi tập trung, đặc biệt là nhóm tiêu chí “Vệ sinh chăn nuôi” có ảnh hưởng lớn nhất, quyết định 11,57% khả năng áp dụng tiêu chuẩn VietGAP. Kết quả phân tích nhân tố là cở sở để các nhà quản lý và cơ sở chăn nuôi thực hiện đầu tư các nhóm tiêu chí có ảnh hưởng lớn, có tính quyết định đến khả năng áp dụng VietGAP.

PHẦN III

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Chương Mỹ là một huyện ngoại thành nằm ở phía Tây Nam thành phố Hà Nội, có tọa độ địa lý từ 20023’ đến 20045’ vĩ độ bắc và từ 105030’ đến 105045’ độ kinh đông, trung tâm huyện cách thủ đô Hà Nội 20km theo quốc lộ 6. Tổng diện tích tự nhiên của huyện Chương Mỹ là 23.737.98 ha, với 33 đơn vị hành chính (02 thị trấn và 31 xã), thị trấn Chúc Sơn là khu huyện lị nằm giáp ranh với quận Hà Đông, thị trấn Xuân Mai là trung tâm kinh tế của huyện và địa giới hành chính:

- Phía Bắc giáp huyện Hoài Đức và Quốc Oai. - Phía Nam giáp huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức.

- Phía Đông giáp huyện Thanh Oai và quận Hà Đông. - Phía Tây giáp huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình).

Chương Mỹ là một huyện nằm trong Dự án quy hoạch chuỗi đô thị Miếu Môn - Xuân Mai - Hòa Lạc - Sơn Tây và nằm trong vùng quy hoạch phát triển hành lang thủ đô Hà Nội về phía Tây.

Trên địa bàn có tuyến đường quốc lộ 6, quốc lộ 21A chạy qua nối liền huyện với các tỉnh Tây Bắc, thủ đô Hà Nội và các huyện khác trong tỉnh. Chương Mỹ có ba dòng sông chính chảy qua là sông Tích, sông Đáy và sông Bùi cho huyện tiềm năng đa dạng: vừa có núi, vừa có sông, vừa có đồng bằng phù sa tươi tốt. Chương Mỹ còn có vị trí đặc biệt trong tuyến phòng thủ phía Tây của thủ đô Hà Nội, bên cạnh đó còn nằm trong tam giác du lịch nổi tiếng: Hà Nội - Ba Vì - Chùa Hương.

Hình 3.1: Bản đồ hành chính huyện Chương Mỹ

(Nguồn:https://chuongmy.hanoi.gov.vn)

Với vị trí trên đã tạo điều kiện thuân lợi cho Chương Mỹ có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội, đó là:

- Gần các thị trường lớn (nội thành Hà Nội, thị xã Sơn Tây, Hòa Bình và các vùng phụ cận) thuận tiện trong việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa (hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, hàng thủ công mỹ nghệ, đặc biệt là hàng hóa nông lâm thủy sản).

- Có hệ thống giao thông thủy, bộ phát triển, gần các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội nên thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội tiếp thu và ứng dụng cả tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất, đặc biệt hơn là việc đào tạo, bồi dưỡng nhân lực, nâng cao trình độ dân trí.

3.1.1.2 Đặc điểm địa hình

Do đặc điểm cấu tạo tự nhiên Chương Mỹ có địa hình vừa mang đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng vừa mang đặc trưng của vùng bán sơn địa. Địa hình được phân bổ thành 3 vùng rõ rệt:

Vùng đồi gò (vùng bán sơn địa): Vùng này có 13 xã, 01 thị trấn ven đường quốc lộ 6 và quốc lộ 21A, là thị trấn Xuân Mai, các xã Đông Phương Yên, Đông Sơn, Thanh Bình, Thủy Xuân Tiên, Tân Tiến, Nam Phương Tiến, Hoàng Văn Thụ, Hữu Văn, Mỹ Lương, Trần Phú, Đồng Lạc, Trường Yên, Trung Hòa.

Địa hình khu vực khá phức tạp, có độ dốc từ Tây sang Đông với đặc điểm chính của vùng đất là địa hình bị chia cắt bởi đồi gò và ruộng chũng. Đồi gò ở đây chủ yếu là đồi thấp với độ dốc trung bình là 50 đến 200. Số diện tích có độ dốc cao không nhiều (chiếm khoảng 11,31% tổng diện tích tự nhiên của vùng). Địa hình có xu hướng thấp dần từ dãy núi Lương Sơn về phía sông Bùi, sông Tích. Vùng gò đồi có tiềm năng phát triển nhiều loại hình sản xuất khác nhau, trong đó đặc biệt là phát triển các loại rau màu, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày, chăn nuôi gia gia súc, gia cầm và các mô hình nông lâm kết hợp.

Vùng bãi ven sông Đáy (vùng núi sót): Vùng này gồm thị trấn Chúc Sơn và 07 xã: Phụng Châu, Lam Điền, Thụy Hưng, Thượng Vực, Hoàng Diệu, Văn Võ, Phú Nam An, thích hợp để trồng lúa và rau màu, các loại cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày

Vùng đồng bằng thuộc khu vực trung tâm của huyện: Vùng này gồm 12 xã phân bố ở vị trí trung tâm của huyện gồm: Tiên Phương, Hòa Chính, Trường Yên, Ngọc Hòa, Trung Hòa, Tốt Động, Đại Yên, Hợp Đồng, Quảng Bị, Hồng Phong, Đồng Phú, Phú Nghĩa. Về địa hình vùng đồng bằng không bằng phẳng, có độ dốc từ bắc xuống nam, từ tây sang đông xen kẽ những ô trũng. Địa hình bị chia cắt bởi các tuyến đê bao, các bờ kênh, đường giao

thông, làng mạc tạo nên những khu vực trũng thấp, xen kẹp rất khó khăn cho việc tiêu thoát úng. Đây là vùng chuyên canh cây lúa của huyện.

Với điều kiện như trên, huyện Chương Mỹ có điều kiện rất thuận lợi để phát triển đa dạng các ngành sản xuất. Đặc biệt là vùng gò đồi, có thể sản xuất tổng hợp các ngành sản xuất như: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp địa phương và phát triển kinh doanh dịch vụ.

Nhưng bên cạnh đó, với tính chất khác biệt của địa hình cũng gây ra không ít những thử thách cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt là đối với ngành chăn nuôi lợn trên địa bàn. Vùng đất đai không bằng phẳng thường gây ra nhiều khó khăn trong việc xây dựng chuồng trại và cơ sở vật chất với quy mô lớn; việc phát triển hệ thống giao thông, thủy lợi thường gây nhiều khó khăn trong việc thiết kế, thi công và gây tốn kém nhiều về kinh tế. Một hạn chế lớn hơn nữa đó là việc huyện Chương Mỹ nằm trong vùng phân lũ của Trung ương cho nên việc thu hút vốn đầu tư cho phát triển sản xuất của tổ chức trong và ngoài nước còn gặp nhất nhiều khó khăn.

4.1.1.3 Khí hậu, thời tiết

Theo số liệu quan trắc của trạm khí tượng thủy văn về tình hình thời tiết khí hậu trong nhiều năm qua, tổng hợp được tình hình thời tiết, khí hậu của huyện Chương Mỹ như sau:

Nhiệt độ: Chương Mỹ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng đồng bằng Bắc Bộ, là vùng khí hậu chuyển tiếp giữa vùng núi Tây Bắc với vùng đồng bằng. Nhiệt độ trung bình từ tháng 11 đến tháng 4 (năm sau) xấp xỉ 200C, tháng 01 và đầu tháng 02 nhiều ngày có nhiệt độ thấp từ 80C - 120C, từ tháng 5 đến tháng 10 có nhiệt độ trung bình là 27,40C; tháng 6 - 7 nhiệt độ cao nhất là 380C, mùa hè có mưa nhiều, mùa đông mưa ít và đôi khi có sương muối.

Chế độ mưa: Lượng mưa trên địa bàn huyện Chương Mỹ bình quân 1.500 - 1.700mm/năm. Bình quân đạt 129,0mm/tháng. Lượng mưa tập trung

cao độ vào mùa hè đạt trung bình 1.300mm, chiếm 84% tổng lượng mưa cả năm. Mùa đông lượng mưa đạt khoảng 400mm. Cá biệt nếu tính cả năm trong những năm gần đây thì năm có lượng mưa thấp nhất là năn 1998 với 1.156,8mm và năm có lượng mưa cao nhất là năm 1994 với 2,728mm.

Mùa mưa huyện Chương Mỹ thường bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10. Mùa mưa bắt đầu từ các tháng 6 - 7 - 8, độ ẩm trung bình trong 3 tháng là tháng 89 - 91%, từ tháng 10 - 12 độ ẩm trung bình là 81 - 82%. Độ ẩm trung bình cả năm là 82 - 86%.

Chế độ gió: mùa đông có nhiều đợt gió mùa đông bắc, mùa hè có gió đông nam (mát và ẩm) song mỗi mùa đều có từ 4 - 5 đợt gió Tây Nam (nóng và khô) thổi qua, đối với vùng đất đồi gò loại gió Tây Nam thường làm cho mặt đất bị nóng.

Với đặc điểm khí hậu trên, huyện Chương Mỹ có điều kiện để sản xuất được nhiều loại cây trồng và vật nuôi khác nhau để phát triển một nền kinh tế nông nghiệp đa dạng. Song cũng gặp không ít khó khăn khi thời tiết khí hậu bất thường. Khi mưa ít vùng gò đồi thiếu nước nghiêm trọng, khi bước vào mùa mưa lớn những vùng trũng thường bị úng cục bộ, độ ẩm trong không khí cao, gây khó khăn cho quá trình phát triển sản xuất, đặc biệt đó là điều kiện thuật lợi cho quá trình cho các loại vi khuẩn, vi rút, khí sinh trùng mang theo mầm bệnh ở lợn dễ phát triển và lây lan và đang là vấn đề quan ngại trong quá trình đưa ra quyết định sản xuất trong chăn nuôi lợn của các hộ nông dân trên địa bàn.

3.1.1.4 Đặc điểm và tính chất đất đai

Theo tài liệu điều tra thổ nhưỡng của Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp xây dựng năm 1998, tổng diện tích đất đã điều tra của huyện là 16.290,21ha (không điều tra đất ở, đất chuyên dùng, sông suối núi đá), được chia thành các nhóm sau: đất đá bọt, đất xám feralit điển hình, đất xám điển hình, đất phù sa trung tính, ít chua, đất phù sa chua (trong đê) đất phù sa trung

tính, ít chua, đất phù sa chua (ngoài đê), đất phù sa gley trung tính, đất gley trung tính đất than bùn.

4.1.1.5 Thủy văn

Tài nguyên nước của huyện Chương Mỹ bao gồm các nguồn nước mặt, nước ngầm và nước mưa:

- Nguồn nước mặt: Chủ yếu chảy qua các sông và chứa trong các hồ. Trên địa bàn huyện có 3 con sông chảy qua là: sông Bùi, sông Tích và sông Đáy. Huyện có 03 hồ nhân tạo lớn là hồ Đồng Sương với diện tích 206ha nằm ở địa phận xã Đồng Phú. Hồ Văn Sơn diện tích 175ha nằm trên địa phận xã Hoàng Văn Thụ và hồ Miễu với diện tích 75ha nằm ở xã Nam Phương Tiến. Các hồ này vừa để chắn lũ rùng ngăn từ các khu rừng huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình chảy ra. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có 04 hồ chứa nước vừa và các đầm nhỏ nằm rải rác ở các xã Tân Tiến, Thụy Hưng, Phú Nghĩa và thị trấn Chúc Sơn đây là nguồn tài nguyên nước lớn giúp cho huyện Chương Mỹ.

Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện Chương Mỹ còn có hệ thống ao hồ, sông ngòi, mương máng, kênh dày đặc vừa phục vụ sinh hoạt cho nhân dân vừa phục vụ nước cho sản xuất và nuôi trồng thủy sản.

Nguồn nước ngầm: Theo tài liệu thống kê thì mực độ sâu nước ngầm ở các địa phương trong huyện giao động từ 5 - 55m. Nước ngầm sạch ở độ sâu 15 - 55m qua các tầng cát, sỏi cuội; nước đảm bảo chất lượng tốt và có thể khai thác được lâu dài.

Đối với vùng đồi gò, theo đánh giá của các nhà chuyên môn thì do ảnh hưởng của các dãy núi và các hồ chứa nước nên mạch nước ngầm có độ sâu từ 3 - 15m. Nguồn nước ngầm là tài nguyên vô cùng quan trọng, không những là nguồn nước chính cung cấp cho sinh hoạt mà còn là nguồn cung cấp nước lớn cho sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, nhân dân trong huyện Chương Mỹ sử dụng nước ngầm là nguồn cung cấp chủ yếu trong đời sống hằng ngày và sản xuất.

Nguồn nước mưa: Lượng mưa trên địa bàn huyện Chương Mỹ bình quân đạt 1,500 - 1,700mm/ năm, tạo điều kiện thuận lợi cho các đồi gò có độ dốc cao có thể sản xuất nhờ nước trời. Nhưng do điều kiện lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng chỉ tập trung vào một số tháng trong mùa mưa nên dễ gây úng cục bộ.

Nhìn chung, các nguồn nước trong huyện đều có trữ lượng mưa tương đối lớn, đảm bảo cơ bản phục vụ cho sản xuất và đời sống nhân dân. Nhưng do lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm, nên vẫn còn xảy ra tình trạng nhiều diện tích bị úng ngập cục bộ khi gặp mưa lớn và kéo dài, hoặc gặp hạn khi đến mùa khô.

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

3.1.2.1 Các chỉ tiêu cơ bản về kinh tế - xã hội vùng đồi gò huyện Chương Mỹ

Chương Mỹ là một trong những huyện lớn của thành phố Hà Nội, nên đã nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nắm bắt thời cơ thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Đến nay nền kinh tế của huyện đã có sự chuyển biến rõ nét dần dần thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, nhiều làng đã khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống. Trên địa bàn huyện còn có nhiều điểm có khả năng phát triển du lịch, đó là quẩn thể di tích văn hóa Chùa Trầm thuộc xã Phụng Châu, Chùa Trăm Gian thuộc xã Tiên Phương, điểm du lịch Ninh Sơn thuộc xã Ngọc Hòa; nhiều khu, cụm công nghiệp vừa và nhỏ như cum công nghiệp Phú Nghĩa, cụm công nghiệp Tân Tiến - Nam Phương Tiến - Hoàng Văn Thụ - Miếu Môn. Đặc biệt là vùng đồi gò do được thiên nhiên tạo nên các dãy núi đá vôi, có khả năng phát triển công nghiệp khai thác nguyên vật liệu cho xây dựng. Ngoài ra vùng đồi gò còn hình thành hai khu công nghiệp mới đang rất phát triển là khu đô thì Xuân Mai và khu đô thị Miếu Môn.

Tình trạng phát triển kinh tế chung của toàn huyện và của vùng đồi gò được thể hiện ở bảng 3.1.

Bảng 3.1: Một số chỉtiêu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội năm 2019

STT Chỉ tiêu ĐVT Toàn huyện Vùng đồi gò So sánh (%) 1 Tổng giá trị sản xuất Tỷ đồng 14.890,20 5.335,16 35,83 2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế % 12,10 11,00 90,91 3 Cơ cấu kinh tế:

+ Nông nghiệp % 24,40 35,42 -

+ Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp

% 56,60 51,95 -

+ Thương mại - dịch vụ % 19,00 12,63 -

4 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp:

+ Trồng trọt % 51,28 36,80 -

+ Chăn nuôi % 48,72 63,20 -

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến ra quyết định trong chăn nuôi lợn thịt của hộ nông dân vùng đồi gò trên địa bàn huyện chương mỹ, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)