Thực trạng chăn nuôi lợn ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến ra quyết định trong chăn nuôi lợn thịt của hộ nông dân vùng đồi gò trên địa bàn huyện chương mỹ, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 37 - 44)

2.2.2.1 Tình hình chung

Thấy rõ được vị trí quan trong của ngành chăn nuôi lợn trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, ngay từ khi đổi mới Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra từng bước hoàn thiện chủ trương, chính sách nhằm phát triển ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng trên phạm vi cả nước. Hình thành các vùng chăn nuôi tập trung găn với công nghiệp chế biế thực phẩm, khuyến kích và nhân rộng các chủ chăn nuôi giỏi, các nông trại chăn nuôi. Thực hiện chương trình nạc hóa đàn lợn, mở rộng mạng lưới chế biến thức ăn gia súc, thú y, bảo hiểm vật nuôi và các dịch vụ khác.

Với chủ trương phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, ngành chăn nuôi lợn là một trong những ngành trong điểm. Để phát triển chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi lợn nói riêng, Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành Quyết định số 10/2008/QĐ-TT ngày 16/01/2018 về việc phê duyệt

Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020. Đây là cơ sở quan trọng. Đây là cơ sở quan trọng để giúp các cơ sở chăn nuôi lớn phát triển.

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ kỹ thuật hiện đại là các chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước tạo điều kiện cho nền kinh tế nước ta có những bước nhảy vọt, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp đã đạt được những thành tựu to lớn, nó được thể hiện bằng việc cung cấp đầy đủ lương thực thực phẩm, đảm bảo an ninh lương thực. Trong ngành chăn nuôi, nước ta cũng đạt được những thành tựu đáng kể, đặc biệt là chăn nuôi lợn.

Tình hình quy hoạch

Trong quá trình đổi mới và phát triển kinh tế, nền kinh tế nước ta đã và đang nhận được những thành tựu đáng kích lệ nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Không những chúng ta đảm bảo được an ninh lương thực trong nước mà còn vươn lên là nước có lượng gạo xuất khẩu lớn thứ 2 thế giới sau (Ấn Độ). Cùng với sự phát triển của ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi cũng đạt được những thành tựu đáng kể. Quy mô đàn gia súc, gia cầm ngày càng tăng, giá trị ngành chăn nuôi đem lại ngày càng cao qua các năm, góp phần nâng cao giá trị cuộc sống của nông dân, đáp ứng được nhu cầu trong nước và một phần xuất khẩu.

Chăn nuôi nước ta đang chuyển dịch dần sang sản xuất hàng hóa. Các hộ nông dân đã và đang tăng cường đầu tư cho chăn nuôi, các trang trại, gia trại chăn nuôi cũng được hình thành và phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Trong những năm qua, những thành tựu về khoa học kỹ thuật, cũng như những đường lối đúng đắn về phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước đã làm cho nền kinh tế nước ta có những bước nhảy vọt, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp. Trong chăn nuôi ở nước ra cũng đạt được thành tựu đáng tự hào, nó được thể hiện bằng đàn lợn luôn tăng qua các năm. Chăn nuôi lợn ở một số vùng được chuyển theo hướng chăn nuôi hàng hóa, chăn

nuôi lợn ở các hộ nông dân được mở rộng quy mô theo hướng trang trại, gia trai, không những đáp ứng được nhu cầu lợn thịt trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.

2.2.2.2 Những thuận lợi và khó khăn của ngành chăn nuôi lợn thịt

Thuận lợi

Nhìn chung điều kiện tự nhiên ở nước ta cũng khá thuận lợi cho việc chăn nuôi lợn phát triển. Với điều kiện nền kinh tế thị trường như hiện nay thì việc mở rộng thị trường là động lực to lớn cho chăn nuôi lợn thịt thay đổi cả về chất lượng và số lượng. Đặc biệt là công tác phòng chống dịch bệnh và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, điều quan trọng là khi mở cửa nền kinh tế chúng ta có thể tiếp cận cới những kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến thì đã là một bước thay đổi cơ bản cho ngành chăn nuôi hiện nay. Đó sẽ là điều kiện để thay đổi ngành chăn nuôi với quy mô nhỏ lẻ, manh mún sang chăn nuôi theo hướng hàng hóa là tất yếu trong xu thế hiện nay.

Xã hội Việt Nam ngày càng phát triển, nhu cầu thịt lợn ngày càng tăng cao, là động lực khuyến kích người dân phát triển chăn nuôi lợn thịt. Bên cạnh đó, nguồn lao động nông thôn dồi dào, đây có thể coi như một nhân tố thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi lợn thịt. nhiều hộ có kinh nghiệm chăn nuôi lợn, thức ăn chăn nuôi được tận dụng từ các phụ phẩm trồng trọt. Hơn nữa đã xuất hiện nhiều nhà máy chế biến sản phẩm từ thịt lợn, nhà máy trực tiếp mua thịt lợn của người chăn nuôi, giúp người chăn nuôi trong khâu tiêu thụ và họ yên tâm hơn với đầu ra. Hiện nay nước ta có nhiều nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản phẩm này giúp người chăn nuôi tiết kiệm được thời gian nuôi, vốn đầu tư cho chăn nuôi thu hồi nhanh do chăn nuôi bằng thức ăn công nghiệp, lợn nhanh được xuất chuồng hiệu quả kinh tế cao và tăng lợi nhuận cho người sản xuất.

Khó khăn

Quy mô chăn nuôi còn manh mún, nhỏ lẻ, chăn nuôi theo hướng tận dụng, chưa hoạch toán kinh tế nên hiệu quả kinh tế còn thấp. Cơ sở vật chất kỹ thuật và công tác thú y được cải tiến nhưng còn yếu kém lại không đồng bộ; ứng dụng kỹ thuật vào chăn nuôi chưa triệt để. Nông dân thiếu vốn để đầu tư mở rộng sản xuất, không vay được ngân hàng do lãi xuất cao hoặc không thể vay với số vốn lớn. Gía cả không ổn định do bất lợi cho người chăn nuôi. Gía thành thức ăn gia súc cao, chất lượng thức ăn chưa được kiểm soát, chưa thực sự khuyến kích người chăn nuôi mở rộng sản xuất

Trong năm 2019, ngành chăn nuôi lợn đã phải đối mặt với bệnh DTLCP xuất hiện và lan rộng. Sau đó ổ dịch đầu tiên được phát hiện tại Miền Bắc từ tháng hai, đến tháng chín dịch đã lan rộng khắp 63 tỉnh, thành phố. Theo Tổng cục Thống kê, tổng đàn lợn cả nước đã giảm sụt mạnh do đó sản lượng thịt hơi xuất chuồng trong năm 2019 cũng giảm sâu so với năm 2018.

Bảng 2.1: Sản lượng thịt hơi xuất chuồng năm 2019

(Đơn vị: con) Stt Vùng Năm So sánh 2017 2018 2019 18/17 19/18 BQ (%) 1 Cả nước 27.407 28.152 19.616 102,72 69,68 84,60 2 ĐB Sông Hồng 7.086 7.158 4.179 101,02 58,38 76,80 3 Trung du và miền núi phía Bắc 6.787 7.120 5.109 104,91 71,75 86,76 4 Bắc Trung Bộ & DH miền Trung 4.978 5.153 3.883 103,52 75,35 88,32 5 Tây Nguyên 18.062 1.842 1.544 10,20 83,86 29,24 6 Đông Nam Bộ 3.245 3.423 3.215 105,47 93,92 99,53 7 ĐBSCL 3.505 3.456 1.686 98,62 48,78 69,36 (Nguồn: Tổng cục thống kê, 2020)

Năm 2017, cả nước có 27,4 triệu con lợn hơi xuất chuồng, đến năm 2018, con số này tăng lên 28,1 triệu con, tăng 2,72% so với năm 2017. Đến năm 2019, con số này giảm đi còn 19,6 triệu con, giảm 31,32% so với năm 2018 do ảnh hưởng của dịch bệnh, đặc biệt là ảnh hưởng nặng nề của DTLCP.

Theo thông tin từ Cục Thú y đến ngày 19/12/2019: Dịch lợn tai xanh: không có dịch tai xanh xảy ra.

Dịch lở mồm long móng (LMLM): Cả nước có 86 ổ dịch LMLM tại 86 xã thuộc 32 huyện của 12 tỉnh: Lạng Sơn, Bắc Kạn, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An, Trà Vinh, Vĩnh Long, Quảng Ninh, Cao Bằng, Sơn La và Bến Tre chưa qua 21 ngày.

DTLCP: Lũy kế từ đầu tháng 02/2019 đến ngày 19/12/2019, bệnh DTLCP đã xảy ra tại 8.527 xã thuộc 667 huyện của 63 tỉnh, thành phố với tổng số lợn tiêu hủy là 5.957.857 con với tổng trọng lượng là 340.823 tấn; trong đó: có 2.445 xã thuộc 472 huyện của 61 tỉnh, thành phố với tổng số lợn tiêu hủy là 1.774.538 con chưa qua 30 ngày. Có 6.082 xã thuộc 412 huyện của 56 tỉnh, thành phố với tổng số tiêu hủy là 4.183.319 con đã qua 30 ngày. Có 22 tỉnh, thành phố có trên 85% số xã đã qua 30 ngày gồm: Lạng Sơn, Thái Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Cao Bằng, Hải Phòng, An Giang, Tp. Cần Thơ, Gia Lai, Bình Phước, Tp. Hồ Chí Minh, Thái Nguyên, Đồng Nai, Bình Dương, Hậu Giang, Tây Ninh, Tp. Hà Nội, Long An, Bắc Kạn, Sơn La và Điện Biên. Có 599 xã thuộc 249 huyện của 47 tỉnh, thành phố có dịch bệnh đã qua 30 ngày nhưng sau đó phát sinh bệnh trở lại.

2.2.2.3 Kinh nghiệm chăn nuôi lợn thịt ở nước ta

Việc phát triển chăn nuôi lợn thịt thực sự có ý nghĩa nếu nó tạo thêm công ăn việc làm và mang lại lợi nhuận cho người nông dân. Sau đây là một số kinh nghiệm trong chăn nuôi lợn thịt ở nước ta:

Một là, cần thu hẹp diện tích phát triển lợn thịt, tập trung vào những vùng thuận lợi cung cấp về thức ăn, nhất là thức ăn tinh, thô xanh, trình độ kỹ thuật tương đối tốt. Không phát triển chăn nuôi lợn thịt ở những vùng hằng năm bị lũ lụt cũng như vùng bị hạn hán.

Hai là, thường xuyên tiến hành thống kê, đánh giá và chọn lọc lại đàn lợn, loại thải những con xấu. Cần lựa chọn những con giống tốt, có khả năng chống chịu tốt và cho năng xuất cao. Chú ý đầu tư đúng mức để nâng cao chất lượng đàn lợn và ưu tiên con giống.

Ba là chính sách đầu tư và hỗ trợ của Chính Phủ có vai trò quyết định cho sự phát triển của ngành, điều đó được thể hiện bằng các chương trình dự án và cơ chế khả thi nhằm vào các mục tiêu kinh tế xã hội rõ ràng, trong đó đặc biệt là lợi ích của người chăn nuôi.

Bốn là, chăn nuôi lợn thịt phải kết hợp với bảo về môi trường, phát triển chăn nuôi trong hệ thống nông nghiệp bền vững.

Năm là, phát triển nhiều hình thức chăn nuôi lợn thịt, trong đó hình thức trang trại, gia trại, hộ gia đình là phổ biến ở nhiều nước do đạt hiệu quả kinh tế cao.

Chăn nuôi lợn theo hướng an toàn thực phẩm ở huyện Lương Tài, Tỉnh Bắc Ninh

Người chăn nuôi hiện nay quan tâm nhiều hơn đến việc thiết kế chuồng khép kín, cách ly với khu nước sinh hoạt, có hố sát trùng trước khu chăn nuôi để hạn chế sự lây lan dịch bệnh đến đàn lợn. Đa số các hộ xử lý phân thải bằng biogas hoặc ủ phân cho trồng trọt. Đối với quản lý con giống, hơn một nửa số hộ chăn nuôi đã tự sản xuất con giống để đảm bảo chất lượng, số hộ còn lại chủ yếu mua lại từ các hộ nông dân tại địa phương để đảm bảo rõ nguồn gốc con giống. Việc quản lý thức ăn chăn nuôi của các hộ tương đối tốt, các hộ kiểm tra bao bì, hạn sử dụng của thức ăn đúng cách. Các hộ đều sử dụng nước giếng khoan cho chăn nuôi lợn bao gồm cả cho ăn và vệ sinh

chuồng vì họ cho rằng nước giếng khoan đủ đảm bảo chất lượng để chăn nuôi lợn. (Nguyễn Văn Phơ, Phạm Văn Hùng, Nguyễn Thị Thu Huyền, 2019)

Kinh nghiệm chăn nuôi lợn thịt ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

Hệ thống chuồng trại chăn nuôi: Hệ thống chuồng trại chăn nuôi được thiết kế bao gồm chuồng nuôi lợn nái ngoại, lợn thịt, lợn sữa. Các chuồng đều có hệ thống quạt hút gió, làm mát vào mùa hè. Mùa đông có hệ thống đèn thắp bằng khí biogas để sưởi ấm cho lợn. Với hệ thống chuồng trại như vậy người chăn nuôi có thể chủ động được nguồn giống không những hạn chế được tình trạng mua phải giống kém chất lượng mà còn còn giảm chi phí đầu vào, tăng hiệu quả. Ngoài ra, để tận dụng chất thải chăn nuôi, các hộ chăn nuôi xây hầm biogas xử lý bằng công nghệ phủ bạt do đó không những vấn đề môi trường được đảm bảo mà đây cũng là nguồn năng lượng góp phần không nhỏ trong việc giảm thiểu các khoản chi phí về nhiên liệu cho hộ. Do đó, nhiều thời điểm giá lợn xuống thấp, đa phần hộ chăn nuôi nhỏ lẻ bị thô lỗ nhưng với mô hình chăn nuôi này, các hộ nông dân vẫn có lãi (Trịnh Lan, 2014).

Liên kết phát triển chăn nuôi lợn thịt: Với tổng đàn lợn hơn 200 nghìn con mỗi năm, Yên Thế là huyện dẫn đầu tỉnh về chăn nuôi lợn. Tuy nhiên, chăn nuôi trên địa bàn tiềm ẩn không ít rủi ro về đầu ra, giá cả bấp bênh, dịch bệnh đe dọa. Nhằm phát huy lợi thế về chăn nuôi lợn, UBND huyện đã đề nghị và được UBND tỉnh cho phép thành lập Hội Chăn Nuôi Lợn Sạch Tân Yên để tập hợp những người chăn nuôi lợn vào một tổ chức. Việc tham gia vào Hội Chăn Nuôi Lợn Sạch, các hội viên phải tuân thủ quy trình chăn nuôi đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tuyệt đối không sử dụng chất cấm; giám sát lẫn nhau về cách chăm sóc, nuôi dưỡng lợn. Khi có nhãn hiệu, Hội sẽ từng bước liên kết với các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thực phẩm để có đầu ra ổn định (Trịnh Lan, 2014).

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến ra quyết định trong chăn nuôi lợn thịt của hộ nông dân vùng đồi gò trên địa bàn huyện chương mỹ, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)