PHẦN I : MỞ ĐẦU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.5. Nội dung nghiên cứu thực trạng thông qua hàng hóa nông sản
khẩu sang Trung Quốc
2.1.5.1 Đánh giá bộ máy, tổ chức cơ quan Hải quan phục vụ thông quan
Cục Hải quan là đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan, có chức năng giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quản lý nhà nước về Hải quanvàtổ chức thực thi pháp luật về hải quan, các quy định khác của pháp luật có liên quan trên địa bàn tỉnh Lào Cai theo quy định của pháp luật. Cục Hải quan có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Chi cục Hải quan là đơn trực thuộc Cục Hải quan có chức năng trực tiếp thực hiện các quy định quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và thu khác đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới theo quy định của pháp luật. Chi cục Hải quan có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Trình độ học vấn của các cán bộ phục vụ thông quan phải đảm bảo chất lượng, đủ điều kiện để phục vụ công tác thông quan. Thái độ và ý thức của các cán bộ là chỉ tiêu để các doanh nghiệp đánh giá một cách khách quan về chất lượng nguồn nhân lực của cơ quan Hải quan. Nghiên cứu đánh giá bộ máy cục Hải quan Lào Cai về số lượng cán bộ, chức năng nhiệm vụ, thái độ phục vụ, trình độ học vấn, số năm kinh nghiệm và những thuận lợi, khó khăn gặp phải.
2.1.5.2 Đánh giá quy trình thông quan hải quan hàng hóa nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc tại cửa khẩu Lào Cai
Bước 1: Đánh giá, kiểm tra lô hàng hóa thuộc diện nào (thường thì hàng hóa nông sản được xuất khẩu với mức thuế là 0%)
Bước 2 : Chuẩn bị chứng từ
Với những loại hàng thông thường không yêu cầu kiểm tra chuyên ngành, thì chứng từ cần thiết cũng khá đơn giản. Đa số chứng từ bạn cũng cần gửi cho người mua hàng nước ngoài.
Để lên tờ khai hải quan ở bước 3, cần chuẩn bị những chứng từ như: (1) Hợp đồng ngoại thương (Sale Contract)
(2) Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) (3) Phiếu đóng gói (Packing List)
(4) Thỏa thuận lưu khoang (Booking Note): để lấy thông tin tên tàu, số chuyến, cảng xuất
(5) Phơi phiếu xác nhận container đã hạ bãi cảng: để lấy số container, số seal…
Với những loại hàng đặc thù, phải yêu cầu kiểm tra chuyên ngành, nhà xuất khẩu phải chuẩn bị những giấy tờ riêng theo quy định hiện hành. Chẳng hạn như gỗ hay sản phẩm của gỗ, bạn phải chuẩn bị thêm hồ sơ lâm sản có dấu xác nhận của kiểm lâm, hay hàng thủy sản phải kiểm dịch động vật.
Bước 3 : Khai và truyền tờ khai hải quan xuất khẩu hàng hóa
Đây là bước quan trọng nhất. Trước hết doanh nghiệp cần có sẵn chữ ký số đã đăng ký với Tổng cục Hải quan và hệ thống máy đã cài sẵn phần mềm khai báo hải quan điện tử.
Dựa vào các chứng từ đã chuẩn bị, nhập thông tin cần thiết lên hệ thống khai báo như mã cảng, mã loại hình, mã chi cục hải quan, mã đại điểm lưu kho,…
Sau khi hoàn tất thì truyền tờ khai quan, xong thì chờ kết quả trả về thuộc luồng xanh, vàng hay đỏ (đối với hàng hóa nông sản thì sẽ là luồng xanh)
Bước 4: Chuẩn bị hồ sơ nộp cho Chi cục Hải quan
In mã vạch và tờ khai thông quan từ website Tổng cục Hải quan, đến Chi cục Hải quan để hoàn tất một số thủ tục .
Lúc này Hải Quan sẽ ký nháy hoặc đóng dấu nội bộ lên tờ khai
Nội dung nghiên cứu, điều tra, đánh giá về quy trình, thủ tục, các bước doanh nghiệp cần thực hiện để thông quan hàng hóa nông sản, những khó khăn, thuận lợi gặp phải.
2.1.5.3 Đánh giá quy mô hàng hóa nông sản thông quan xuất khẩu sang Trung Quốc tại cửa khẩu Lào Cai
Quy mô hàng hóa nông sản thông quan xuất khẩu sang Trung Quốc được thể hiện qua số lượt xe thông quan mỗi ngày qua cửa khẩu, số lượng hàng hóa nông sản thông và các loại mặt hàng thông quan chủ yếu ở cửa khẩu.
Mặt hàng xuất khẩu chủ đạo vẫn là nông sản gồm thanh long, chuối, xoài, vải, tinh bột sắn,…Đặc biệt là vải, chuối và thanh long là 3 mặt hàng nông sản thông quan với sản lượng lớn nhất.
Nhờ đó đánh giá được quy mô hàng hóa thông quan xuất khẩu, quy mô doanh nghiệp lớn hay nhỏ với lượng hàng hóa thông quan được và một phần thể hiện được quy mô cửa khẩu, một ngày thông quan được bao nhiêu lượt xe.
2.1.5.4 Hậu cần, bến bãi phục vụ thông quan xuất khẩu sang Trung Quốc tại cửa khẩu Lào Cai
Hậu cần, bến bãi phục vụ thông quan xuất khẩu sang Trung Quốc là những yếu tố rất cần thiết, không thể thiếu. Mỗi cửa khẩu đều cần bến bãi tập trung hàng hóa trước và sau thông quan. Cũng là kho chứa, bảo quản hàng hóa chờ thông quan. Mỗi cửa khẩu đều có điều kiện riêng khác nhau nên cơ sở hạ tầng khác nhau. Các bến bãi tập trung càng lớn, trang thiết bị hiện đại đầy đủ, các phương pháp bảo quản đa dạng thì chứng minh cửa khẩu lớn, phát triển và ngược lại.
2.1.5.5 Kết quả thông quan hải quan hàng hóa nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc tại cửa khẩu Lào Cai
Nông sản thuộc luồng xanh, luồng ưu tiên, nếu đầy đủ các thủ tục và tuân thủ biện pháp chống dịch thì chỉ mất thời gian rất ngắn đã được thông quan. Kết quả thông quan được thể hiện bằng tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa qua các giai đoạn. Không những thế, còn được thể hiện ở số lượng hàng hóa nông sản thông quan được, số lượt xe thông quan trong 1 ngày của từng loại nông sản.
2.2 Cơ sở thực tiễn về thông quan hàng hóa nông sản xuất khẩu
2.2.1 Kinh nghiệm thế giới về thông quan hàng hóa nông sản xuất khẩu
2.2.1.1. Kinh nghiệm thông quan hàng hóa nông sản xuất khẩu của Trung Quốc
Hiện tại, Trung Quốc là nước có sản lượng nông sản lớn so với Châu Á và thế giới. Trung Quốc đã lựa chọn và thực hiện chiến lược khai thác thị trường thông quan hàng hóa nông sản xuất khẩu thế giới theo hai hướng: Tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới và gia tăng kim ngạch xuất khẩu tại các thị trường hiện có. Chiến lược này được ban hành từ năm 2000, Trung Quốc phân chia thị trường theo nhiều tiêu thức như trình độ phát triển, dung lượng thị trường và vị trí địa lý. Việc phân loại thị trường thế giới theo các tiêu thức khác nhau đã giúp Trung Quốc đề ra kế sách khai thác thị trường một cách hợp lý, hiệu quả hơn. Bên cạnh chiến lược khai thác thị trường “cơ bản”, Trung Quốc còn thực hiện chiến lược “bổ khuyết” để tìm cho mình một phương hướng thị trường thích hợp. Theo thuyết “ bổ khuyết”, Trung Quốc phát triển thị trường và mặt hàng mới cho xuất khẩu hàng hoá của mình theo cả hai hướng: Vừa mở rộng thị trường xuất khẩu hiện có với những hàng hoá có sức cạnh tranh cao, vừa phát triển sản xuất các sản phẩm mới (Đào Xuân Kỳ, 2015).
a) Tăng cường khai thác thị trường thông quan hàng hóa nông sản xuất khẩu hiện có
Trong khi triển khai chiến lược phát triển thị trường thông quan hàng hóa nông sản xuất khẩu theo hướng khai thác thị trường hiện có, Trung Quốc đã kiên trì theo đuổi hai sách lược cơ bản là:
(1) Đi theo xu hướng toàn cầu hoá để khai thác tiềm lực của thị trường hiện đã chiếm lĩnh nhằm tăng cường xuất khẩu tới mức tối đa;
(2) Không tập trung quá mức vào một thị trường đặc biệt nào, thông qua việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu để đảm bảo phát triển ổn định.
Trung Quốc thực hiện chiến lược đa dạng hoá thị trường xuất khẩu theo cả chiều rộng và chiều sâu. Khu vực APEC, chiếm khoảng 80% giá trị hàng nông sản xuất khẩu của Trung Quốc; thị trường Bắc Mỹ, Đông Nam Á và Tây Âu là ba trung tâm mậu dịch lớn của Trung Quốc. Trung Quốc coi các thị trường này là các thị trường trọng điểm cần tiếp tục khai thác, còn các thị trường cấp hai khác có tiềm lực lớn như Châu Phi và Trung Đông có thể là những thị trường tiềm năng Trung Quốc cần khai thác trong những năm sắp tới (Đào Xuân Từ, 2015).
b) Mở rộng thị trường thông quan hàng hóa nông sản xuất khẩu thông qua tham gia các liên kết kinh tế khu vực và thế giới
Từ sau cải cách mở cửa nền kinh tế (1979) cho đến nay, Trung Quốc đã tích cực hợp tác kinh tế thương mại với nhiều quốc gia, ký kết hàng trăm hiệp định thương mại song phương và đa phương. Đặc biệt vào giai đoạn cuối thế kỷ XX, Trung Quốc lại càng quan tâm nhiều hơn tới vấn đề hội nhập và đa phương hóa quan hệ. Gia nhập WTO và thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) là những cố gắng hội nhập kinh tế khu vực và thế giới gần đây của Trung Quốc. Kim ngạch xuất khẩu nông sản của Trung Quốc duy trì tốc độ tăng trưởng 9,37% trong giai đoạn hậu khủng hoảng 2008-2014 (Đào Xuân Từ, 2015).
c) Đa dạng hóa thông quan hàng hóa nông sản xuất khẩu và nâng cao chất lượng sản phẩm theo hướng toàn diện
Đa dạng hóa sản phẩm nông sản xuất khẩu, cải thiện chất lượng và hiệu quả kinh tế được coi là định hướng cơ bản của Trung Quốc trong quá trình điều chỉnh sản xuất nông nghiệp. Trung Quốc đã có những chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp theo hướng xuất khẩu tập trung sản xuất sản phẩm có ưu thế.
Những chương trình thành công là “Chương trình Đốm lửa” và “ Chương trình bó đuốc” đã tạo ra nền tảng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp và đã được Liên hiệp quốc đánh giá cao. Tính đến cuối năm 2014, Trung Quốc đã có 54 khu khai thác ngành nghề kỹ thuật cao và mới cấp Nhà nước với khoảng 12.000 doanh nghiệp tương ứng, trong đó có hơn 1.400 doanh nghiệp sử dụng vốn nước ngoài. Tổng thu nhập từ các thành tựu mới về kỹ thuật – công nghiệp – mậu dịch trong năm 2014 đạt tới hơn 94 tỷ nhân dân tệ, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 1,27 tỷ USD.
Để tăng sức cạnh tranh của hàng hoá Trung Quốc nói chung và hàng nông sản nói riêng, chính phủ Trung Quốc luôn kiểm soát chặt chẽ sự tăng hay giảm giá của đồng NDT. Trên thực tế, đồng NDT bị cáo buộc là yếu hơn giá trị thực, song Trung Quốc vẫn duy trì tỷ giá hối đoái không đổi đối với đồng USD để đảm bảo sự ổn định của đồng tiền và giữ vững khả năng cạnh tranh. Đây được coi là một trong những yếu tố chính nhằm hỗ trợ hàng hoá xuất khẩu nước này xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường nước ngoài.
Tóm lại, Trung Quốc đã có chiến lược phát triển sản phẩm nông sản thông quan xuất khẩu phù hợp với thực tiễn và biến động trên thị trường thế giới. Trung Quốc không chạy theo số lượng và khối lượng như trước đây mà chuyển sang nâng cao chất lượng và hiệu quả. Chú trọng nâng cao giá trị gia tăng của hàng nông sản xuất khẩu vừa giúp tăng trưởng nhanh kim ngạch xuất
khẩu vừa làm giảm tranh chấp thương mại và nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất, giảm lượng sản xuất dư thừa (Đào Xuân Từ, 2015).
d) Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thông quan hàng hóa nông sản xuất khẩu
Những năm gần đây, Trung Quốc còn thành lập các cơ quan đại diện thường trú cho công ty ngoại thương tại nhiều nước nhằm mở rộng mối liên hệ với giới kinh doanh ở nước ngoài, tăng cường xuất khẩu hàng hóa và mua vật tư cần thiết cho trong nước. Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới cơ quan xúc tiến thương mại, Bộ thương mại Trung Quốc cũng bắt đầu xuất bản báo cáo thường niên về tiếp cận thị trường thế giới từ năm 2003. Báo cáo này nhằm giúp các doanh nghiệp Trung Quốc hiểu biết một cách rõ ràng và khách quan về cơ chế, chính sách thương mại và đầu tư của các nước đối tác cũng như thị trường thế giới để có thể cạnh tranh hiệu quả hơn (Đào Xuân Từ, 2015)
e) Thu hút đầu tư nước ngoài gắn với phát triển thị trường thông quan quan hàng hóa nông sản xuất khẩu
Với tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài hướng về xuất khẩu đã tạo thuận lợi cho việc tiếp cận và mở rộng thị trường quốc tế, nâng cao năng lực xuất khẩu của Trung Quốc. Nhờ quy mô và khả năng tiếp cận với mạng lưới phân phối và mạng lưới marketing quốc tế, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài dễ dàng thâm nhập thị trường xuất khẩu hơn so với các công ty nội địa.
Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài hướng vào thông quan hàng hóa nông sản xuất khẩu đã thành công đáng kể.
Khu vực đầu tư nước ngoài không chỉ góp phần mở rộng thị trường thông quan hàng hóa nông sản xuất khẩu mà còn thúc đẩy việc cải thiện cơ cấu và nâng cấp sản phẩm xuất khẩu. Số liệu điều tra mới đây cho thấy, hơn 60% các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc áp dụng những công nghệ mới được đưa ra trong ba năm gần nhất (Đào Xuân Từ, 2015)
2.2.1.2. Kinh nghiệm thông quan hàng hóa nông sản xuất khẩu của Thái Lan
Sự thành công trong xuất khẩu hàng nông sản của Thái Lan chính là nhờ vào chính sách đổi mới của chính phủ trên quan điểm phát triển nông nghiệp, nông thôn là xương sống của đất nước. Các chính sách nhằm phát triển thị trường thông quan hàng hóa nông sản xuất khẩu của Thái Lan được thể hiện trên các mặt sau:
a) Lựa chọn thị trường xuất khẩu trên cơ sở kết hợp chính sách đa dạng hoá thị trường và chính sách xây dựng thị trường trọng điểm
Thái Lan nỗ lực gia tăng số lượng thị trường xuất khẩu và tăng thị phần trên các thị trường xuất khẩu hiện có. Để đạt được mục tiêu đa dạng hoá thị trường thông quan hàng hóa nông sản xuất khẩu, Thái Lan vừa tìm cách duy trì, thắt chặt quan hệ với các thị trường truyền thống, vừa đặc biệt quan tâm đến mở các thị trường mới, nhất là tăng cường đi sâu vào các quan hệ láng giềng để khai thác các lợi thế về địa lý- kinh tế, địa lý- văn hoá… Đặc biệt, Thái Lan tận dụng rất tốt cơ hội để xâm nhập vào các thị trường ngách. Chẳng hạn, nhận thức được Trung Quốc là một đối thủ cạnh tranh lớn, có lợi thế về quy mô sản xuất và thị trường, Thái Lan đã xúc tiến chương trình thâm nhập vào các khâu sản xuất và thị trường ngách, những lĩnh vực mà Thái Lan có lợi thế hơn so với Trung Quốc. Thái Lan cũng đã xúc tiến xây dựng hệ thống nhà hàng ăn uống tại Trung Quốc trong kế hoạch “Thái Lan là bếp ăn của thế giới”.
Bên cạnh chính sách đa dạng hoá thị trường, Thái Lan xây dựng 10 thị trường thông quan hàng hóa nông sản xuất khẩu trọng điểm để mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước khác. Nâng số thị trường xuất khẩu trọng điểm từ 7 lên 10 để giảm bớt sự lệ thuộc quá lớn vào một vài thị trường riêng lẻ nhằm phân tán bớt rủi ro.
FTA, EPA song phương, khu vực với quan điểm tự do hóa thương mại song phương được đặt song song với tự do hóa thương mại đa phương. Tính đến năm 2014, Thái Lan đã tham gia vào 5 FTA song phương, 2 FTA khu vực, 4 EPA song phương và 1 EPA khu vực (Hoàng Thị Thúy, 2017).
b) Phát triển thị trường thông qua chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu
Chính phủ Thái Lan đã xây dựng chiến lược phát triển các sản phẩm nông nghiệp thông quan xuất khẩu dựa trên sự kết hợp giữa kinh nghiệm truyền thống và khoa học công nghệ hiện đại, đa dạng hoá sản phẩm nông sản xuất khẩu theo