Đặc điểm địa bàn

Một phần của tài liệu Thực trạng thông quan hàng hóa nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc tại cửa khẩu Lào Cai (Khóa luận tốt nghiệp) (Trang 41)

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lí, địa hình

Vị trí địa lý: Lào Cai là một tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc Việt Nam, diện tích tự nhiên 6.383,89km2 (chiếm 2,44% diện tích cả nước, là tỉnh có diện tích lớn thứ 19/64 tỉnh, thành phố cả nước). Vị trí nằm ở các điểm: Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc; phía Nam giáp tỉnh Yên Bái; phía Đông giáp tỉnh Hà Giang; phía Tây giáp tỉnh Lai Châu. Lào Cai có 203,5 km đường biên giới với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc. Lào Cai có vị trí địa lý quan trọng trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, là “cửa ngõ”, “cầu nối” của Việt Nam, các nước ASEAN với thị trường Vân Nam và miền Tây Nam Trung Quốc. Với vị trí địa lý như vậy tạo cho Lào Cai có những lợi thế phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.

Địa hình: Địa hình tỉnh Lào Cai đặc trưng là núi cao xen kẽ với đồi núi thấp, bị chia cắt lớn, với phần thung lũng dọc sông Hồng và các tuyến đường bộ, đường sắt chạy qua vùng trung tâm của tỉnh. Các huyện miền núi nằm bao quanh hành lang trung tâm này từ Đông - Bắc sang Tây – Nam, gồm nhiều dãy núi và thung lũng nhỏ biệt lập, nơi có các cộng đồng dân cư sinh sống. Những vùng có độ dốc trên 250m chiếm tới 80% diện tích đất đai của tỉnh. Địa hình tự nhiên của tỉnh có độ cao thay đổi từ 80 m đến 3.143 m so với mực nước biển tại đỉnh Phan Si Păng, đỉnh núi cao nhất Việt Nam. Địa hình vùng núi với các tác động tiểu khí hậu đã giúp tạo nên một môi trường thiên nhiên rất đa dạng với nhiều vùng sinh thái khác nhau (tiểu vùng).

3.1.1.2 Khí hậu, thời tiết

Lào Cai có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa rõ rệt do bị chi phối bởi yếu tố địa hình phức tạp, phân tầng độ cao lớn nên có đan xen một số tiểu vùng á nhiệt đới, ôn đới rất thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản, đặc biệt là nhiều loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao như cây ăn quả ôn đới, cây dược liệu, thảo quả, v.v… Nhiệt độ trung bình hàng năm thường từ 22 – 240C; cao nhất 360C, thấp nhất 100C (có nơi dưới 00C như ở Sa Pa); độ ẩm trung bình năm trên 80%, cao nhất là 90% và thấp nhất 75%. Thường có sự chênh lệch giữa các vùng, vùng cao độ ẩm lớn hơn vùng thấp; lượng mưa trung bình năm trên 1.700 mm, năm cao nhất ở Sa Pa là 3.400 mm, năm thấp nhất ở thành phố Lào Cai 1.320 mm. Sương mù thường xuất hiện phổ biến trên toàn tỉnh, có nơi mật độ rất dày. Trong các đợt rét đậm thường xuất hiện sương muối, ở những vùng có độ cao trên 1.000m (Sa Pa, Bát Xát) nhiều năm có tuyết rơi.

3.1.1.3 Thủy văn

3.1.1.4 Đất đai, thổ nhưỡng

Đất có độ phì cao, màu mỡ, đa dạng bao gồm 10 nhóm, 30 loại đất, phù hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau.

3.1.2 Đặc điểm kinh tế- xã hội

3.1.2.1 Dân số và lao động

Dân số trung bình năm 2019 của toàn tỉnh đạt 733,337 nghìn người, tăng 12,508 nghìn người, tương đương tăng 1,74% so với năm 2018, bao gồm dân số thành thị 171,538 nghìn người, chiếm 23,39%; dân số nông thôn 561,799 nghìn người, chiếm 76,61%; dân số nam 372,887 nghìn người, chiếm 50,85%; dân số nữ 360,450 nghìn người, chiếm 49,15%.

Tổng tỷ suất sinh năm 2019 đạt 2,44 con/phụ nữ, tiếp tục duy trì ở mức sinh thay thế. Tỷ số giới tính của trẻ em mới sinh là 103 bé trai/100 bé gái; tỷ

dưới 1 tuổi là 27,20‰. Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi là 41,50‰. Tuổi thọ trung bình của dân số toàn tỉnh năm 2019 là 69,20 tuổi, trong đó nam là 66,3 tuổi và nữ là 72,2 tuổi.

Năm 2019, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên toàn tỉnh đạt 452,212 nghìn người, tăng 7,999 nghìn người so với năm 2018, trong đó lao động nam chiếm 51,57%; lao động nữ chiếm 48,43%; lực lượng lao động ở khu vực thành thị chiếm 20,20%; lực lượng lao động ở nông thôn chiếm 79,80%. Lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2019 ước tính 445,725 nghìn người, tăng 6,028 nghìn người so với năm 2018, trong đó khu vực kinh tế Nhà nước 48,524 nghìn người, chiếm 10,89%; khu vực kinh tế ngoài Nhà nước 394,401 nghìn người, chiếm 88,48%; khu vực đầu tư nước ngoài 2,8 nghìn người, chiếm 0,63%. Năm 2019, tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc đã qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 19,15% (cao hơn mức 19,11% của năm 2018), trong đó lao động đã qua đào tạo khu vực thành thị đạt 48,32%; khu vực nông thôn đạt 11,56%.

Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi năm 2019 là 1,35%, trong đó khu vực thành thị 2,55%; khu vực nông thôn 1,03%.

3.1.2.2 Cơ sở hạ tầng

3.1.2.3 Đặc điểm phát triển các ngành kinh tế

a. Sản xuất công nghiệp:

Hoạt động sản xuất công nghiệp trong tháng diễn ra ổn định. Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 8/2020 ước đạt 3.840,7 tỷ đồng, lũy kế đạt 24.525 tỷ đồng, tăng 14,6% so cùng kỳ. Trong đó:

Công nghiệp khai khoáng ước đạt 250,4 tỷ đồng; lũy kế 1.788,3 tỷ đồng, giảm 15,1% so với cùng kỳ.

Công nghiệp chế biến, chế tạo ước đạt 2.601,5 tỷ đồng; lũy kế 18.028 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ.

Công nghiệp điện, nước ước đạt 988,8 tỷ đồng; lũy kế 4.708,6 tỷ đồng, tăng 20,4% so với cùng kỳ. Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 59 dự án điện hoàn thành.

Giá trị tồn kho cuối tháng ước đạt 1.720,9 tỷ đồng (chủ yếu một số sản phẩm như: Quặng Apatit các loại 1,74 triệu tấn; Quặng sắt 368 ngàn tấn; NPK 36 ngàn tấn; Manhetit 29 ngàn tấn; gạch xây dựng 22 triệu viên).

b. Xây dựng cơ bản:

Tính đến ngày 25/8/2020: Kế hoạch đầu tư phát triển năm 2020 (bao gồm cả vốn kéo dài):

Tổng vốn giao: 5.806 tỷ đồng. Giá trị giải ngân đạt 2.878 tỷ đồng, bằng 50% kế hoạch. Nếu không tính 531 tỷ đồng vốn nước ngoài ODA năm 2020 đang đề nghị Trung ương điều chỉnh giảm thì tỷ lệ đạt 55% kế hoạch, bao gồm:

Kế hoạch đầu tư phát triển năm 2019 được phép kéo dài sang năm 2020: Tổng vốn giao: 489 tỷ đồng; giá trị giải ngân đạt 373 đồng, bằng 76% kế hoạch

Kế hoạch đầu tư phát triển năm 2020: Tổng vốn giao: 5.317 tỷ đồng; giá trị giải ngân đạt 2.505 tỷ đồng, bằng 47% kế hoạch. Nếu không tính 531 tỷ đồng thì tỷ lệ đạt 52% kế hoạch

c. Hoạt động thương mại:

Trong tháng, hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh trầm lắng hơn so với tháng trước. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trong tháng 8/2020 ước đạt 2.213 tỷ đồng, lũy kế 15.875,7 tỷ đồng, bằng 55,1% kế hoạch, tăng 0,6% so cùng kỳ.

Hoạt động xuất nhập khẩu: Công tác quản lý hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh tiếp tục được chú trọng. Giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu tháng 8/2020 ước đạt 280,1 triệu USD, lũy kế 1.983,3 triệu USD, bằng 43,1% kế hoạch, giảm 16,5% so cùng kỳ

Công tác quản lý thị trường: Tháng 8/2020, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và vận chuyển trái phép hàng hóa trên địa bàn tỉnh giảm so với tháng trước; tiến hành kiểm tra 127 vụ; phát hiện và xử lý 50 vụ (chiếm 39,4% tổng số vụ), với tổng giá trị xử phạt hơn 638 tỷ đồng.

d. Du lịch:

Trong tháng, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 bùng phát trở lại tại một số tỉnh, thành, lượng khách du lịch đến Lào Cai giảm mạnh (94%) so với tháng trước, ước đạt 23,2 nghìn lượt, luỹ kế 1,316 triệu lượt khách, bằng 24% kế hoạch, giảm 65% so với kế hoạch. Tổng thu từ khách du lịch ước tính đạt 66,7 tỷ đồng, luỹ kế đạt 4.538 tỷ đồng, bằng 20% kế hoạch, giảm 69% so với cùng kỳ.

e. Hoạt động vận tải hàng hóa, hành khách:

Tháng 8/2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 bùng phát, hoạt động vận tải hàng hóa, hàng khách trên địa bàn tỉnh giảm so với tháng trước. Cụ thể: Vận tải hành khách ước đạt 2.069 nghìn người, giảm 3,37% so với tháng trước, lũy kế 12.931,9 nghìn người, giảm 2,9% so cùng kỳ; vận tải hàng hóa ước đạt 723,42 nghìn tấn, giảm 5,26% so với tháng trước, lũy kế 6.021,6 nghìn tấn, giảm 17,03% so cùng kỳ.

f. Dịch vụ bưu chính, viễn thông:

Mạng lưới dịch vụ viễn thông, Internet cung cấp dịch vụ đến 100% trung tâm huyện, xã, phường, thị trấn, đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh, công tác quản lý và nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân. Trước diễn biến phức tạp khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại tại một số tỉnh, thành trên cả nước, triển khai thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thông tin Truyền thông và Bộ Y tế, tỉnh Lào Cai đã đẩy mạnh tuyên truyền khuyến cáo người dân trên địa bàn tỉnh cài đặt ứng dụng Khẩu trang điện tử - Bluezone trên điện thoại thông minh (smartphone) nhằm cảnh báo tiếp xúc gần với người nhiễm Covid-19, giảm thiểu nguy cơ lây lan trong cộng đồng.

Tính đến ngày 13/8/2020, tỉnh Lào Cai có khoảng 60.500 người cài đặt ứng dụng Bluezone, đạt 8,28% dân số của tỉnh, xếp thứ 43/63 tỉnh, thành phố trong cả nước.

g. Tài chính, tín dụng, giá cả thị trường Thu, chi ngân sách:

Do bị ảnh hưởng chung bởi dịch Covid-19, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn giảm so với cùng kỳ, tháng 8 ước đạt 580 tỷ đồng, lũy kế đạt 4.260 tỷ đồng, bằng 57,7% dự toán Trung ương (DTTW), bằng 44,8% dự toán điều chỉnh (DTĐC), giảm 19,6% so cùng kỳ.

Tổng thu ngân sách địa phương ước đạt 1.543 tỷ đồng, lũy kế 11.170 tỷ đồng, bằng 85,1% DTTW, bằng 62,1% DTĐC, tăng 4,6% so cùng kỳ.

Tổng chi ngân sách địa phương đạt 1.050 tỷ đồng, lũy kế 9.250 tỷ đồng, bằng 68,5% DTTW, bằng 50,7% DTĐC, tăng 18,9% so cùng kỳ.

Hoạt động tín dụng:

Hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh duy trì ổn định, đảm bảo an toàn, phục vụ tốt cho phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo. Các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 như: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ,... (đến ngày 31/7/2020, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã hỗ trợ cho 1.901 khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 với dư nợ được hỗ trợ là 6.997 tỷ đồng). Ước đến 31/8/2020, tổng nguồn vốn ước đạt 51.800 tỷ đồng, tăng 2.723 tỷ đồng (5,5%) so với 31/12/2019; trong đó, nguồn vốn huy động trên địa bàn ước đạt 28.700 tỷ đồng, tăng 2.488 tỷ đồng (9,5%) so với 31/12/2019. Tổng dư nợ ước đạt 47.000 tỷ đồng, tăng 644 tỷ đồng (1,39%) so với 31/12/2019. Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại ở ngưỡng an toàn 0,89%.

Chỉ số giá tiêu dùng:

Chỉ số giá tiêu dùng tại Lào Cai tháng 8/2020 giảm 0,44% so với tháng trước. Các nhóm có chỉ số giảm là: Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 2,54%; Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép giảm 2,09%; Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,55%; Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình giảm 0,11%. Nhóm có chỉ số tăng là: Nhóm giao thông tăng 0,12%; Nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng tăng 0,08%; Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,18%

h. Thu hút đầu tư, phát triển các thành phần kinh tế Thu hút dự án đầu tư:

Từ đầu năm đến nay, cấp mới quyết định chủ trương đầu tư cho 14 dự án đầu tư trong nước với tổng mức đầu tư 1.926 tỷ đồng; thực hiện cấp chứng nhận đầu tư cho 01 dự án FDI với tổng vốn đầu tư là 2,3 triệu USD ; hiện trên địa bàn tỉnh có 21 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt 540,2 triệu USD.

Các thành phần kinh tế:

Tháng 8/2020, thực hiện cấp mới đăng ký doanh nghiệp cho 47 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký 683,82 tỷ đồng, lũy kế từ đầu năm đến nay đăng ký thành lập mới cho 330 doanh nghiệp với tổng vốn 2.810 tỷ đồng; 21 doanh nghiệp hoạt động trở lại; 22 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, lũy kế 252 doanh nghiệp (tăng 50% so cùng kỳ); 10 doanh nghiệp giải thể, lũy kế 58 doanh nghiệp. Tổng số doanh nghiệp hiện đang hoạt động trên hệ thống đăng ký doanh nghiệp quốc gia là 5.177 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký 73.143,5 tỷ đồng.

3.1.3. Hiện trạng sử dụng đất đai, tài nguyên rừng 3.1.4. Giới thiệu về cửa khẩu Lào Cai 3.1.4. Giới thiệu về cửa khẩu Lào Cai

Đây là cửa khẩu quốc tế dành cho người, phương tiện vận tải xuất - nhập cảnh, hàng hóa xuất - nhập khẩu chính ngạch và nằm trên tuyến đường cao tốc Côn Minh - Hà Khẩu (Trung Quốc) nối liền với đường cao tốc Hà Nội

- Lào Cai, Đã hoàn thành đưa vào sử dụng vào cuối năm 2013. Với lợi thế là cửa khẩu nối với đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai (Việt Nam) với Hà Khẩu - Côn Minh (Trung Quốc) - một phần của tuyến đường bộ xuyên Á, có vị trí quan trọng trong giao lưu kinh tế, thương mại qua biên giới đất liền giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc, cửa khẩu đã điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất - nhập khẩu chính ngạch và các hoạt động giao lưu giữa hai nước Việt Nam, Trung Quốc.

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp chọn điểm, chọn mẫu

Chọn mẫu nghiên cứu: 30 doanh nghiệp thông quan hàng hóa nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc tại cửa khẩu Lào Cai và các cán bộ Hải quan phục vụ thông quan (5 cán bộ)

3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin

3.2.2.1 Thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp trong tiếng anh là secondary data. Thông tin thứ cấp là dữ liệu được thu thập cho mục đích khác, nhà nghiên cứu sử dụng lại cho nghiên cứu của mình. Cũng có thể hiểu rằng:

Thông tin thứ cấp là dữ liệu do người khác thu thập, sử dụng cho các mục đích có thể là khác với mục đích nghiên cứu của chúng ta.

Thông tin thứ cấp có thể là dữ liệu chưa xử lí (còn gọi là dữ liệu thô) hoặc dữ liệu đã xử lí.

Ở đây thông tin thứ cấp là số liệu thu thập được trong quá trình điều tra, đi thực tập tại Cục Hải quan Lào Cai (bao gồm các báo cáo, đánh giá thông quan hàng hóa nông sản,…)

Thông tin thứ cấp cấp là các báo cáo liên quan đến thông quan xuất khẩu nông sản của Cục Hải quan Lào Cai và các nghiên cứu có liên quan

3.2.2.2 Thông tin sơ cấp

đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu, hoặc không tìm được dữ liệu thứ cấp phù hợp thì các nhà nghiên cứu sẽ phải tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp.

Đặc điểm: Các dữ liệu sơ cấp sẽ giúp giải quyết cấp bách và kịp thời những vấn đề đặt ra. Dữ liệu sơ cấp là do trực tiếp thu thập nên độ chính xác cao hơn. Tuy nhiên, dữ liệu sơ cấp phải qua quá trình nghiên cứu thực tế mới có được, vì vậy việc thu thập dữ liệu sơ cấp thường tốn nhiều thời gian và chi phí. Vì vậy, các nhà nghiên cứu sẽ phải cân nhắc khi nào sẽ phải thu thập dữ liệu sơ cấp và lựa chọn phương pháp thu thập hiệu quả để hạn chế nhược điểm này. Ở đây số liệu sơ cấp là dữ liệu thu được từ phiếu điều tra các doanh nghiệp thực hiện thông quan hàng hóa nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Thực trạng thông quan hàng hóa nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc tại cửa khẩu Lào Cai (Khóa luận tốt nghiệp) (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)