Quy mô hàng hóa nông sản thông quan xuất khẩu sang Trung

Một phần của tài liệu Thực trạng thông quan hàng hóa nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc tại cửa khẩu Lào Cai (Khóa luận tốt nghiệp) (Trang 65)

PHẦN I : MỞ ĐẦU

PHẦN I V : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Thực trạng thông quan hải quan hàng hóa nông sản xuất khẩu

4.1.3. Quy mô hàng hóa nông sản thông quan xuất khẩu sang Trung

Quốc tại cửa khẩu Lào Cai

Theo thống kê thì mỗi ngày, các doanh nghiệp thường có thể thông quan hàng hóa nông sản từ 700 - 800 lượt xe tương 10500 - 12000 tấn/ ngày. Cụ thể ở bảng dưới đây:

Bảng 4.5: Sản lượng hàng hóa nông sản thông quan trung bình 1 ngày của các doanh nghiệp và các loại hàng hóa doanh nghiệp thông quan

ĐVT: Doanh nghiệp

Chỉ tiêu Doanh nghiệp Tỷ lệ (%)

1. Nông sản

Thanh long 20 66,67

Chuối 4 13,33

Vải 6 20

2. Sản lượng hàng hóa thông quan

<500 tấn 22 73,33

từ 500 đến 750 tấn 3 10

> 750 tấn 5 16,67

Nguồn: điều tra doanh nghiệp, 2020 Với những nông sản phố biến và được xuất khẩu nhiều như thanh long, vải, chuối thì mỗi ngày mỗi doanh nghiệp lớn có thể thông quan với số lượt xe lên tới 50 lượt/ngày tương đương 750 tấn. Số doanh nghiệp thông quan hàng hóa nông sản > 750 tấn/ ngày đạt 16,67% . Số doanh nghiệp thông quan hàng hóa nông sản từ 500 – 750 tấn/ ngày đạt 10%. Còn lại các doanh nghiệp thông quan hàng hóa nông sản dưới 500 tấn/ ngày đạt 73,33%. Theo như số liệu điều tra, số doanh nghiệp thông quan xuất khẩu thanh long là 20/30 doanh nghiệp chiếm 66,67%. Số doanh nghiệp tham gia thông quan chuối là 4/30 doanh nghiệp, chiếm 13,33%. Còn lại 6 doanh nghiệp tham gia thông quan vải chiếm 20%. Có rất ít doanh nghiệp có đủ quy mô lớn, nguồn vốn đủ về chiều sâu để có thể thông

quan hàng hóa nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc với số lượng lớn. Chính vì vậy đã tạo nên sự khác nhau, phân khúc giữa các doanh nghiệp. Dưới đây là hình ảnh xe qua cửa khẩu thông quan sang Trung Quốc:

Hình 4.2: Xe được thông quan qua cửa khẩu sang Trung Quốc 4.1.4. Hậu cần, bến bãi phục vụ thông quan xuất khẩu sang Trung Quốc 4.1.4. Hậu cần, bến bãi phục vụ thông quan xuất khẩu sang Trung Quốc tại cửa khẩu Lào Cai

Bảng 4.6: Bảng thống kê doanh nghiệp biết đến các bến tập trung hàng hóa thông quan 2020

ĐVT: Doanh nghiệp

Chỉ tiêu Số doanh nghiệp

(n=30)

Tỉ lệ (%)

5 bến bãi tập trung hàng hóa 21 70

4 bến bãi tập trung hàng hóa 3 10

3 bến bãi tập trung hàng hóa 5 16,67

2 bến bãi tập trung hàng hóa 1 3,33

1 bến bãi tập trung hàng hóa 0 0

Theo số liệu từ bảng trên của các doanh nghiệp tham gia thông quan hàng hóa nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc thì có 27 doanh nghiệp biết đến 5 bãi phục vụ thông quan hàng hóa (chiếm 90%), các doanh nghiệp còn lại chỉ biết đến 2-3 bến bãi phục vụ thông quan chiếm 10%.

Sự chênh lệch trên do quy mô các doanh nghiệp lớn nhỏ khác nhau, thời gian hoạt động của doanh nghiệp khác nhau (doanh nghiệp hoạt động lâu năm có thể nhiều kinh nghiệp nên biết đến nhiều bến bãi tập trung hàng hóa hơn). Một phần cũng có thể do thu thập thông tin của doanh nghiệp chưa tốt, chưa tìm hiểu kỹ môi trường kinh doanh… Đa số các doanh nghiệp chỉ biết đến các bến bãi lớn như Trung tâm Logictics Kim Thành và bãi Việt Trung với quy mô lớn. Một số doanh nghiệp nhỏ đã bỏ qua những bến bãi tập trung còn lại, khi chỉ tập trung vào 2 bến bãi lớn, có tên tuổi. Nhưng chính các bến bãi tập trung hàng hóa nhỏ còn lại đã góp phần rất lớn vào việc thông quan hàng hóa được diễn ra suôn sẻ, thuận lợn, không bị ách tắc, ủ đọng lại ở cửa khẩu lâu dài. Mặc dù do ảnh hưởng của dịch covid 19 đã tác động đến việc thông quan hàng hóa nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc gặp nhiều khó khăn, ứ đọng, tắc nghẽn nhưng với bến bãi hậu cần đầy đủ, hàng hóa nông sản không bị hư hỏng, không gây thiệt hại gì lớn cho các doanh nghiệp. Dưới đây là hình ảnh bến bãi tập trung hàng hóa chờ thông quan :

Các bến bãi ở đây thường có những phương pháp bảo quản hàng hóa nông sản chờ thông quan như bảo quản ở nhiệt độ thường, thông thoáng; bảo quản ở nhiệt độ lạnh (thường đối với vải và thanh long).

Có 5 bãi phục vụ thông quan hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc đó là: bãi Việt Trung, bãi 379, bãi Nghĩa Anh, bãi logictic Kim Thành, bãi Dịch vụ.

Đứng đầu là Trung tâm Logistics Kim Thành với diện tích 57.049 m2, có đầy đủ hệ thống kho chứa hàng (kho tổng hợp, kho CFS, kho lạnh...) và máy thiết bị nâng hạ, bốc xếp hàng hóa. Hệ thống sân bãi đậu đỗ xe, chứa container có đầy đủ các dịch vụ hỗ trợ (nhà nghỉ cho lái xe, ăn uống, rửa xe, sửa chữa bảo dưỡng...)

Theo số liệu điều tra, ta có bảng đánh giá chất lượng các bến bãi của các doanh nghiệp được thể hiện dưới đây:

Bảng 4.7: Bảng thống kê các bến bãi tập trung của doanh nghiệp thông quan năm 2020

Chỉ tiêu ĐVT Diện tích ĐVT Số lượng xe

Logistics Kim Thành m2 57049 xe 2000

Việt Trung m2 48689 xe 1680

379 m2 33560 xe 1100

Nghĩa Anh m2 24860 xe 680

Dịch vụ m2 21680 xe 500

Nguồn: Điều tra doanh nghiệp, 2020 Theo bảng thống kên trên ta thấy bãi Logistics Kim Thành có diện tích rộng lớn nhất lên tới 57049 m2, có chỗ để được 2000 xe chờ thông quan. Đến bãi Việt Trung có diện tích 48689 m2, có chỗ để cho 1680 xe chờ thông quan. Bãi 379 có diện tích 33560m2 với chỗ xe để lên tới hơn 1000 chỗ. Sau cùng là bãi Nghĩa Anh và bãi Dịch vụ diện tích lần lượt là 24860 m2 và 21680m2. Với lợi thế về diện tích, bãi tập trung Logistics Kim Thành đang được các doanh nghiệp đánh giá rất cao cùng với những trang thiết bị hiện đại, đầy đủ. Đây là bãi tập trung

tích nhỏ nhất, trang thiết bị không được đầy đủ nên cũng không phải doanh nghiệp nào cũng biết đến.

Cửa khẩu Lào Cai với bến bãi phục vụ thông quan rộng lớn, hiện đại và chuyên nghiệp, các xe chờ thông quan luôn có đủ chỗ và kỹ thuật bảo quản hàng hóa nông sản nên hiếm khi xảy ra trường hợp ách tắc, ứ đọng hàng hóa nông sản chờ thông thông. Mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch covid 19, thông quan hàng hóa nông sản qua cửa khẩu còn chậm do phải kiểm dịch và đảm bảo an toàn nhưng với những chính sách của Hải quan Lào Cai nhằm đẩy nhanh lượng hóa nông sản thông quan sang Trung Quốc nên tình trạng ứ đọng hàng hóa nông sản còn rất ít…

Bảng 4.8: Phương pháp bảo quản hàng hóa nông sản chờ thông quan Phương pháp bảo quản Doanh nghiệp

(n=30)

Tỷ lệ (%)

Bảo quản thoáng 20 66,67

Bảo quản lạnh 10 33,33

Nguồn: Điều tra doanh nghiệp, 2020 Theo như số liệu khảo sát thống kê được, có tới 20/30 doanh nghiệp tương ứng 66,67 % doanh nghiệp khảo sát thường xuyên sử dụng phương pháp bảo quản nông sản thoáng là để khối nông sản tiếp xúc với môi trường không khí bên ngoài dễ dàng, nhằm điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ trong kho và khối nông sản một cách kịp thời thích ứng với môi trường bảo quản. Đây là phương pháp bảo quản chủ yếu vì nó mất chi phí thấp, hàng hóa nông sản thông quan không bị ách tắc lâu dài thì sau khi thông quan nông sản vẫn mang chất lượng tốt, không bị hỏng.

Còn 10/30 doanh nghiệp tương ứng 33,33% doanh nghiệp khảo sát thường xuyên sử dụng phương pháp bảo quản nông sản chờ thông quan bằng phương pháp làm lạnh. Các nông sản chờ thông quan sẽ được bảo quản trong container kín, có máy luôn giữ ở nhiệt độ thấp. Đây là thường là những doanh nghiệp lớn, thông quan hàng hóa nông sản với số lượng lớn. Thường thì vải là nông sản được bảo quản bằng phương pháp này, số ít doanh nghiệp sử dụng phương pháp này với thanh long.

Bảo quản nông sản phụ thuộc cả vào cơ sở hạ tầng của từng doanh nghiệp và của cửa khẩu. Các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long và vải thường trong container có chứa thêm các trang thiết bị, máy làm lạnh để bảo quản được trong thời gian dài nếu thời gian chờ thông quan kéo dài. Còn đối với doanh nghiệp xuất khẩu chuối thì đa số thường bảo quản bằng cách thông thường, thoáng khí. Đối với các doanh nghiệp không có đầy đủ trang thiết bị để bảo quản lạnh thì tại cửa khẩu có các bến bãi tập trung hàng hóa chờ thông quan. Ở đây đầy đủ các trang thiết bị để sử dụng các phương pháp bảo quản khác nhau. Nhưng nếu kéo dài thì đây là vấn đề rất lớn đối với các doanh nghiệp vì chi phí cho 1 ngày thuê không rẻ.

4.1.5. Kết quả thông quan hải quan hàng hóa nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc tại cửa khẩu Lào Cai

Bảng 4.9: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nông sản sang Trung Quốc năm 2017 đến tháng 6 năm 2020 ĐVT: tỷ đồng Năm Nông sản 2017 2018 2019 6 tháng đầu năm 2020 Thanh long 3788,99 10302,82 12445,63 4039,94 Chuối 35,34 89,12 163 69,76 Vải 80,79 400,71 376,92 432,28

Nguồn: Điều tra doanh nghiệp, 2020 Theo số liệu thống kê thì tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 2017 là 10613,59 tỷ đồng. Trong đó kim ngạch xuất khẩu thanh long là 3788,99 tỷ đồng chiếm 35,7%; chuối là 35,34 tỷ đồng chiếm 0,34%; vải là 80,79 tỷ đồng chiếm 0,76%; còn lại là các mặt hàng nông sản khác như khoai tây, hành khô, tỏi, khoai lang,…

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu thanh long là 10302,82 tăng 171,9% so với năm 2017 tương đương 6513,82 tỷ đồng, chiếm 39,27% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 2018.

Chuối có kim ngạch xuất khẩu là 89,12 tỷ đồng tăng 152,2% so với năm 2017 tương đương 53,78 USD, chiếm 0,34% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 2018.

Vải có kim ngạch xuất khẩu là 400,71 tỷ đồng tăng 395,97 % so với năm 2017 tương đương 319,91 tỷ đồng, chiếm 1,5% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nông sản.

Đến năm 2019 tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản là 23358,39 tỷ đồng giảm 12,29% tương đương 2873,19 tỷ đồng so với năm trước (2018) . Trong đó, kim ngạch xuất khẩu thanh long là 12445,63 tỷ đồng tăng 20,8% so với năm 2018 tương đương 2142,81 tỷ đồng, chiếm 53,28% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2018. Chuối có kim ngạch xuất khẩu là 163 tỷ đồng tăng 82,9% so với năm 2018 tương đương 73,88 tỷ đồng, chiếm 0,7% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2018. Vải có kim ngạch xuất khẩu là 376,92 tỷ đồng giảm 6 % so với năm 2018 tương đương 23,79 tỷ đồng, chiếm 1,6% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Hết 6 tháng đầu năm 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản là 8061,26 tỷ đồng giảm 31% so với cùng kỳ 2020. Trong đó kim ngạch xuất khẩu thanh long đạt 4039,94 tỷ đồng giảm 30% so với cùng kỳ. Chuối có kim ngạch xuất khẩu là 69,76 tỷ đồng giảm 35,1% so với cùng kỳ năm trước. Còn vải có kim ngạch xuất khẩu đạt 432,28 tỷ đồng tăng 129,37% so với cùng kỳ.

Vào cuối năm 2019 xảy ra dịch covid 19 nên có ảnh hưởng đến thông quan hàng hóa nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc. Điển hình là tổng kim ngạch xuất khẩu 2019 giảm xuống còn là 23359,38 tỷ đồng giảm 12,29% tương đương 2873,19 tỷ đồng so với năm trước (2018). Tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản là 8061,26 tỷ đồng giảm 31% so với cùng kỳ 2020. Trong đó kim ngạch xuất khẩu thanh long đạt 4039,94 tỷ đồng giảm 30% so với cùng

kỳ. Chuối có kim ngạch xuất khẩu là 69,76 tỷ đồng giảm 35,1% so với cùng kỳ năm trước. Còn vải có kim ngạch xuất khẩu đạt 432,28 tỷ đồng tăng 129,37% so với cùng kỳ.

Sự tăng trưởng nhanh chóng của năm 2018 so với 2017 là nhờ có sự thay đổi từ các chính sách của nhà nước, rút ngắn thủ tục thông quan, nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp như hỗ trợ về bảo quản hàng hóa chờ thông quan, hỗ trợ bến bãi,… Cũng phải kể đến nhờ có sự tin tưởng hợp tác từ nước bạn, nhu cầu của Trung Quốc lớn và đang dần dần chấp những sản phẩm của nước ta. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nước ta đã dần cải thiện sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm đã góp phần tăng tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nông sản lên cao. Ta có bảng so sánh của thanh long qua các năm:

Nhìn vào bảng 4.10 ta thấy rõ sản lượng thanh long thông quan xuất khẩu qua các năm có sự thay đổi. Năm 2018 sản lượng thanh long chiếm 604,25% so với năm 2017, tăng 504,25%. Năm 2019 so với năm 2018 chiếm 144,96% tăng 44,96%. Giá bán thanh long cũng thay đổi theo từng năm. Năm 2017 giá thanh long là 0,04 tỷ/ tấn nhưng đến năm 2018 và 2019 giảm chỉ còn 0,018 và 0,015 tỷ/tấn. Đến năm 2020, giá có sự thay đổi theo chiều hướng tốt lên, giá tăng lên 0,023 tỷ/ tấn. Có sự thay đổi do thanh long chúng ta xuất khẩu rất nhiều, các nhà buôn Trung Quốc ép giá, làm giá giảm thấp. Nhưng đến năm 2020, do ảnh hưởng của covid 19, giá cả có tăng nhẹ do khan hiếm nguồn nông sản.

Vào cuối năm 2019 xảy ra dịch covid 19 nên có ảnh hưởng đến thông quan hàng hóa nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc. Điển hình là tổng kim ngạch xuất khẩu 2019 giảm xuống còn là 23359,38 tỷ đồng giảm 12,29% tương đương 2873,19 tỷ đồng so với năm trước (2018). Tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản là 8061,26 tỷ đồng giảm 31% so với cùng kỳ 2020. Trong đó kim ngạch xuất khẩu thanh long đạt 4039,94 tỷ đồng giảm 30% so với cùng kỳ. Chuối có kim ngạch xuất khẩu là 69,76 tỷ đồng giảm 35,1% so với cùng kỳ năm trước. Còn vải có kim ngạch xuất khẩu đạt 432,28 tỷ đồng tăng

60

Bảng 4.10: Bảng so sánh thanh long thông quan xuất khẩu từ năm 2017 đến 6 tháng đầu năm 2020

STT Chỉ tiêu ĐVT Thanh long 2017 2018 2019 6 tháng đầu năm 2020 So sánh (%) 2018/2017 So sánh (%) 2019/2018 1 Sản lượng tấn 94724,75 572378,89 829708,67 175649,57 604,25 144,96 2 Giá bán tỷ/tấn 0,04 0,018 0,015 0,023 45 83,34 3 Tổng kim ngạch tỷ đồng 3788,99 10302,82 12445,63 4039,94 271,91 120,8 Nguồn: Cục Hải quan Lào Cai, 2020

Theo số liệu thống kê ta thấy kim ngạch xuất khẩu thanh long năm 2018 tăng mạnh so với năm 2017, từ 3788,99 tỷ đồng lên 10302,82 tỷ đồng tăng 6513,82 tỷ đồng, tương đương tăng 171,9%. Sự tăng lên nhanh chóng này do đến năm 2018 Trung Quốc có số lượng hàng đặt thanh long tăng lên nhanh chóng. Trung Quốc là đất nước có số dân, nhu cầu lớn, khi đã chấp nhận mặt hàng thanh long nước ta, đã tạo điều kiện tốt để chúng ta thông quan hàng hóa nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc nhanh chóng, nên lượng thanh long xuất khẩu đã tăng lên nhanh chóng.

Hình 4.4: Đồ thị kim ngạch xuất khẩu thanh long từ năm 2017 đến 6 tháng đầu năm 2020

Nguồn: Điều tra doanh nghiệp, 2020 Đến năm 2019, kim ngạch xuất khẩu thanh long tăng từ 10302,82 tỷ

2142,81 tỷ đồng. Do có những kinh nghiệm từ trước và không ngừng học tập nâng cao kiến thức, các doanh nghiệp ngày càng thông quan được nhiều thanh long, nâng cao được kim ngạch xuất khẩu. Cùng với đó là sự tham gia hỗ trợ từ các chính sách của nhà nước và của Hải quan Lào Cai, đã giúp cho các doanh nghiệp ngày càng phát triển.

Đến 6 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu thanh long đạt 4039,94 tỷ đồng. Mặc dù do ảnh hưởng của dịch covid 19 trên toàn thế giới, các hoạt động thông quan xuất nhập khẩu dường như bị đóng băng. Nhưng nước ta đã kiên cường chống lại dịch bệnh, đưa ra nhiều phương pháp giải quyết tốt vấn đề dịch bệnh, đưa ra nhiều giải pháp giúp đỡ cho các doanh nghiệp thông quan hàng hóa nông sản, hạn chế ách tắc nhất có thể.

Từ bảng 4.11 ta thấy tổng kim ngạch xuất khẩu của chuối tăng khá mạnh. Năm 2017 tổng kim ngạch chỉ là 35,34 tỷ đồng, nhưng đến năm 2018 tổng kim ngạch đã tăng lên 89,12 tỷ đồng. Kim ngạch năm 2018 so với 2017

Một phần của tài liệu Thực trạng thông quan hàng hóa nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc tại cửa khẩu Lào Cai (Khóa luận tốt nghiệp) (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)