Bộ máy, tổ chức cơ quan Hải quan phục vụ thông quan

Một phần của tài liệu Thực trạng thông quan hàng hóa nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc tại cửa khẩu Lào Cai (Khóa luận tốt nghiệp) (Trang 53 - 60)

PHẦN I : MỞ ĐẦU

PHẦN I V : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Thực trạng thông quan hải quan hàng hóa nông sản xuất khẩu

4.1.1. Bộ máy, tổ chức cơ quan Hải quan phục vụ thông quan

Hiện nay, Cục Hải quan tỉnh Lào Cai (viết tắt là Cục Hải quan) có 11 đơn vị thuộc và trực thuộc, trong đó: 05 đơn vị thuộc Cục gồm: Phòng Tổ chức cán bộ - Thanh tra, Phòng Nghiệp vụ, Phòng Tài vụ - Quản trị, Phòng Chống buôn lậu và xử lý vi phạm và Văn phòng Cục; 06 đơn vị trực thuộc Cục gồm: Chi cục Hải quan cửa khẩu Lào Cai, Chi cục Hải quan ga đường sắt quốc tế Lào Cai, Chi cục Hải quan Bát Xát, Chi cục Hải quan cửa khẩu Mường Khương, Chi cục Kiểm tra sau thông quan và Đội Kiểm soát Hải quan.

Cục Hải quan là đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan, có chức năng giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quản lý nhà nước về Hải quan và tổ chức thực thi pháp luật về hải quan, các quy định khác của pháp luật có liên quan trên địa bàn tỉnh Lào Cai theo quy định của pháp luật. Cục Hải quan có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Chi cục Hải quan là đơn trực thuộc Cục Hải quan có chức năng trực tiếp thực hiện các quy định quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và thu khác đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới theo quy định của pháp luật. Chi cục Hải quan có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật. Ta có sơ đồ bộ máy tổ chức dưới đây:

Sơ đồ 4.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của cơ quan Hải quan Lào Cai

Nguồn: Cục hải quan Lào Cai, 2020 Ở đây, Phòng Nghiệp vụ có chức năng thực hiện thủ tục hải quan, thực hiện kiểm tra, giám sát hải quan đối với các hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển khẩu, quá cảnh, tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập, gia công, đầu tư, chế xuất, hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, trung chuyển tại các địa bàn hoạt động hải quan và các địa điểm khác được giao theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan; thực hiện cập nhật, thu thập, phân tích thông tin nghiệp vụ hải quan theo quy định của Cục Hải quan và Tổng cục Hải quan…Các cán bộ phục vụ công tác thông quan hàng hóa thuộc nguồn nhân lực của phòng Nghiệp vụ.

Cục trưởng 3 Phó Cục trưởng Đội kiểm soát Hải quan (14 người) Văn phòng (12 người) Phòng tổ chức cán bộ - Thanh tra (9 người) Phòng Nghiệp vụ (5 người) Phòng chống buôn lậu,xử lý vi phạm (5 người) Phòng Tài vụ - Quản trị (7 người)

42

Bảng 4.1: Nguồn nhân lực các phòng ban cơ quan Hải quan

ĐVT: người Chỉ tiêu 2017 2018 2019 6 tháng đầu năm 2020 So sánh (%) 2018/2017 2019/2018 2020/2019 Bình quân (%) Số cán bộ Phòng Tổ chức cán bộ - thanh tra 7 7 9 9 100 128,57 100 109,5 Số cán bộ Phòng Nghiệp vụ 4 4 5 5 100 125 100 108,3 Số cán bộ Phòng Tài vụ - Quản trị 6 6 7 7 100 116,67 100 105,5 Số cán bộ Văn phòng Cục 10 10 12 12 100 120 100 106,6 Số cán bộ Phòng chống buôn lậu và xử lý vi phạm 4 4 5 5 100 125 100 108,3

Từ bảng trên ta thấy nguồn nhân lực của mỗi phòng ban khác nhau. Số người ở mỗi phòng ban còn phụ thuộc vào công việc, chức năng có cần nhiều nguồn nhân lực hay không. Số người ở mỗi phòng ban cũng khác nhau theo từng năm. Số cán bộ phòng Tổ chức – Thanh tra năm 2017 và 2018 chỉ là 7 người, đến nay đã nâng lên đến 9 người, tương đương 128,57%. Do tính chất công việc nên biên chế phòng ban đã được tăng lên nhằm đáp ứng được yêu cầu, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Số cán bộ phòng Nghiệp vụ năm 2017 và 2018 chỉ là 4 người. Đến nay đã tăng lên thành 5 người, tương đương 125%. Mặc dù đây là bộ phận quan trọng nhưng số lượng cán bộ còn hạn chế. Số lượng công việc lớn mà nguồn nhân lực có hạn, dẫn đến mỗi cán bộ đều phải cố gắng hơn nữa trước những sức ép ngày càng lớn từ công việc. Trong vòng 3 năm, số biên chế phòng Nghiệp vụ chỉ tăng có 1 người, từ đó đòi hỏi các cán bộ phải có năng lực, kinh nghiệm thật tốt mới có thể đảm nhận được.

Cán bộ phòng Tài vụ - Quản trị cũng có sự thay đổi theo thời gian. Năm 2017 và 2018, số lượng cán bộ là 6, đến năm 2019 và 2020 đã tăng thêm 1 cán bộ, nâng tổng số cán bộ lên mức 7 cán bộ, tương đương 116,67%.

Cán bộ Văn phòng Cục chiếm số lượng nguồn nhân lực lớn nhất. Vào năm 2017, 2018 số lượng cán bộ Văn phòng Cục là 10 người. Đến năm 2019 và 2020 số lượng cán bộ đã tăng lên 12 cán bộ, tương ứng 120%. So với các phòng, ban khác ta có thể thấy rất rõ, đây là bộ phận đảm nhiệm nhiều công việc, có số lượng cán bộ nhiều nhất ở Cục Hải quan.

Số cán bộ phòng chống buôn lậu và xử lý năm 2017, 2018 là 4 cán bộ, đến năm 2019, 2020 số lượng cán bộ đã tăng lên thành 5 cán bộ, tương đương 125%. Vì là biên giới 2 nước, nhiều yếu tố ảnh hưởng tác động nên không phải ai cũng xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu. Nhiều cá nhân, tổ chức lợi dụng sơ hở, buôn lậu hàng hóa qua biên giới nhằm thu được lợi nhuận cao.

và xử lý. Điều tra, kiểm tra sát sao để tìm ra những sai phạm, xử lý nghiêm minh những tổ chức, cá nhân vi phạm. Tuy số lượng cán bộ không nhiều, nhưng với kỹ năng, kinh nghiệm cao, các cán bộ thuộc phòng Phòng chống buôn lậu và xử lý vi phạm vẫn thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Các cán bộ thông quan được thể hiện qua bảng 4.2.

Chúng ta có thể thấy 100% cán bộ Hải quan đều phải là người có bằng cấp, có trình độ (12/12) mới đảm nhiệm được công việc quan trọng này. Tránh xảy ra tình trạng người không có bằng cấp, trình độ, không làm được việc, gây ảnh hưởng xấu đến dây chuyền thông quan hàng hóa.Ta thấy số cán bộ phục vụ công tác thông quan không nhiều, năm 2017 và 2018 chỉ là 4 cán bộ. Từ năm 2019 đến nay số cán bộ mới tăng lên là 5 người. Công việc tuy nhiều nhưng dựa vào số năm kinh nghiệm làm việc của các cán bộ ta thấy mọi người đều có kinh nghiệm sắp xếp công việc hợp lý nên mới hoàn thành tốt được. Năm 2017, số năm kinh nghiệm trung bình là 2,5 năm. Đến năm 2018 số năm kinh nghiệm trung bình đã tăng lên 3. Năm 2019 và 2020 đều có số năm kinh nghiệm là 3. Chứng tỏ trong khoảng thời gian 2018-2020 có sự thay đổi nguồn nhân lực. Số cán bộ nam phục vụ công tác thông quan nawm 2017 là 3 chiếm 75%, chỉ có 25% là nữ. Đến năm 2018, số cán bộ nam đã giảm đi 25% dẫn đến tỷ lệ nam nữ bằng nhau. Số cán bộ năm 2019 và 2020 tăng lên thêm 1 người so với năm 2018, từ 4 cán bộ lên 5 cán bộ. Tỷ lệ nam nữ lại có sự thay đổi do thêm 1 cán bộ nam mới vào. Vì ngày càng nhiều doanh nghiệp thông quan, lượng hàng hóa cũng tăng nhanh, số lượng công việc của các cán bộ ở đây cũng trở nên nhiều hơn. Vì vậy mà Cục Hải quan đã có sự thay đổi, tăng nhân sự ở công tác phục vụ thông quan nhằm giảm áp lực cho mọi người.

Bảng 4.2: Cán bộ Hải quan phục vụ thông quan qua các năm 2017-2020 Chỉ tiêu ĐVT 2017 2018 2019 6 tháng đầu năm 2020 So sánh (%) 2018/2017 2019/2018 2020/2019 Bình quân

Số cán bộ phục vụ công tác thông quan người 4 4 5 5 100 125 100 108,33

Số cán bộ nam % 75 50 60 60 66,67 120 100 95,56

Số cán bộ nữ % 25 50 40 40 200 80 100 126,67

Trình độ bình quân năm 12 12 12 12 100 100 100 100

Số năm kinh nghiệm bình quân năm 2,5 3 3 3 120 100 100 106,67

Bên cạnh đó, không những cán bộ Hải quan đều là những người có trình độ bằng cấp cao mà còn tận tâm với công việc, hòa đồng vui vẻ, làm việc rất có trách nhiệm. Không những thế, các cán bộ Hải quan làm việc rất nghiêm túc, khẩn trương, thủ tục được hoàn thiện nhanh chóng giúp cho doanh nghiệp rút ngắn thời gian thông quan đáng kể, được thể hiện rõ ở bảng dưới đây :

Bảng 4.3: Đánh giá của doanh nghiệp về thái độ và thời gian làm thủ tục thông quan của các cán bộ Hải quan

ĐVT: Doanh nghiệp

Chỉ tiêu Doanh nghiệp (n=30) Tỷ lệ (%) 1. Thời gian Nhanh gọn 24 80 Chậm 4 13,33 Rất chậm 2 6,67 2. Thái độ Tốt 25 83,33 Bình thường 5 16,67 Kém 0 0

Nguồn: Điều tra doanh nghiệp, 2020 Như số liệu trên, ta có thể thấy có đến 83,33% tương ứng với 25/30 doanh nghiệp tham gia khảo sát đánh giá thái độ, trách nhiệm làm việc của cán bộ Hải quan làm việc tốt, chỉ có 16,67% tương đương 5 doanh nghiệp đánh giá thái độ, trách nhiệm làm việc của các cán bộ bình thường, không có doanh nghiệp nào đánh giá thái độ và trách nhiệm làm việc kém. Điều đó chứng tỏ, các cán bộ Hải quan phục vụ công tác thông quan được mọi người đánh giá rất cao, làm việc nghiêm túc, có trách nhiệm thật sự.

Bên cạnh đó ta thấy có tới 80% tương đương 24/30 doanh nghiệp khảo sát xác nhận thời gian các cán bộ Hải quan làm thủ tục nhanh chóng, ko rườm rà, hàng hóa nhanh được thông quan. Nhưng cũng có tới 13,33 % tương đương 4 doanh nghiệp đánh giá chậm và 6,67% tương đương 2 doanh nghiệp

đánh giá rất chậm, kém. Có thể vì lý do thủ tục thông quan chưa đúng, cần thời gian kiểm tra và làm lại. Cũng có thể do tác động của dịch covid 19 mà thông quan trở nên khó khăn hơn, mất thời gian kiểm tra, kiểm dịch hơn nên dẫn đến tình trạng chậm này. Với tình trạng khối lượng công việc lớn, thiếu nguồn nhân sự cũng là nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ này.

Một phần của tài liệu Thực trạng thông quan hàng hóa nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc tại cửa khẩu Lào Cai (Khóa luận tốt nghiệp) (Trang 53 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)