PHẦN I : MỞ ĐẦU
PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn
3.1.3. Hiện trạng sử dụng đất đai, tài nguyên rừng
3.1.4. Giới thiệu về cửa khẩu Lào Cai
Đây là cửa khẩu quốc tế dành cho người, phương tiện vận tải xuất - nhập cảnh, hàng hóa xuất - nhập khẩu chính ngạch và nằm trên tuyến đường cao tốc Côn Minh - Hà Khẩu (Trung Quốc) nối liền với đường cao tốc Hà Nội
- Lào Cai, Đã hoàn thành đưa vào sử dụng vào cuối năm 2013. Với lợi thế là cửa khẩu nối với đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai (Việt Nam) với Hà Khẩu - Côn Minh (Trung Quốc) - một phần của tuyến đường bộ xuyên Á, có vị trí quan trọng trong giao lưu kinh tế, thương mại qua biên giới đất liền giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc, cửa khẩu đã điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất - nhập khẩu chính ngạch và các hoạt động giao lưu giữa hai nước Việt Nam, Trung Quốc.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp chọn điểm, chọn mẫu
Chọn mẫu nghiên cứu: 30 doanh nghiệp thông quan hàng hóa nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc tại cửa khẩu Lào Cai và các cán bộ Hải quan phục vụ thông quan (5 cán bộ)
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin
3.2.2.1 Thông tin thứ cấp
Thông tin thứ cấp trong tiếng anh là secondary data. Thông tin thứ cấp là dữ liệu được thu thập cho mục đích khác, nhà nghiên cứu sử dụng lại cho nghiên cứu của mình. Cũng có thể hiểu rằng:
Thông tin thứ cấp là dữ liệu do người khác thu thập, sử dụng cho các mục đích có thể là khác với mục đích nghiên cứu của chúng ta.
Thông tin thứ cấp có thể là dữ liệu chưa xử lí (còn gọi là dữ liệu thô) hoặc dữ liệu đã xử lí.
Ở đây thông tin thứ cấp là số liệu thu thập được trong quá trình điều tra, đi thực tập tại Cục Hải quan Lào Cai (bao gồm các báo cáo, đánh giá thông quan hàng hóa nông sản,…)
Thông tin thứ cấp cấp là các báo cáo liên quan đến thông quan xuất khẩu nông sản của Cục Hải quan Lào Cai và các nghiên cứu có liên quan
3.2.2.2 Thông tin sơ cấp
đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu, hoặc không tìm được dữ liệu thứ cấp phù hợp thì các nhà nghiên cứu sẽ phải tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp.
Đặc điểm: Các dữ liệu sơ cấp sẽ giúp giải quyết cấp bách và kịp thời những vấn đề đặt ra. Dữ liệu sơ cấp là do trực tiếp thu thập nên độ chính xác cao hơn. Tuy nhiên, dữ liệu sơ cấp phải qua quá trình nghiên cứu thực tế mới có được, vì vậy việc thu thập dữ liệu sơ cấp thường tốn nhiều thời gian và chi phí. Vì vậy, các nhà nghiên cứu sẽ phải cân nhắc khi nào sẽ phải thu thập dữ liệu sơ cấp và lựa chọn phương pháp thu thập hiệu quả để hạn chế nhược điểm này. Ở đây số liệu sơ cấp là dữ liệu thu được từ phiếu điều tra các doanh nghiệp thực hiện thông quan hàng hóa nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc. Bên cạnh đó, chúng ta cũng thu được các dữ liệt sơ cấp từ việc phỏng vấn các cán bộ Hải quan tham gia phục vụ công tác thông quan.
Ở đây thông tin sơ cấp là số liệu chúng ta thu thập được quá trình đi nghiên cứu, điều tra, khảo sát các doanh nghiệp thông quan hàng hóa nông sản (vải, thanh long, chuối) và cán bộ Hải quan phục vụ công tác thông quan.
Điều tra 30 doanh nghiệp tham gia vào thông quan hàng hóa nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc về các nội dung sau: loại hàng hóa nông sản thông quan xuất khẩu; độ thành thạo quy trình, thủ tục thông quan; số lượt xe thông quan 1 ngày của doanh nghiệp; các bến bãi tập trung mà doanh nghiệp biết đến; phương pháp bảo quản nông sản chờ thông quan thường sử dụng.
Phỏng vấn 5 cán bộ Hải quan về: trình độ học vấn, số năm kinh nghiệm, tính phù hợp của quy trình thông quan, các yếu tố ảnh hưởng,…
3.2.3 Phương pháp phân tích thông tin
3.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả là các hệ số mô tả ngắn gọn hay tóm tắt một tập dữ liệu nhất định, có thể là đại diện cho toàn bộ hoặc một mẫu của một tổng thể. Thống kê mô tả được chia thành đo lường xu hướng tập trung và đo lường biến động. Đo lường xu hướng tập trung có giá trị trung bình, trung vị và yếu
vị, trong khi các đo lường biến động gồm độ lệch chuẩn, phương sai, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất, độ nhọn và độ lệch.
Thống kê mô tả giúp mô tả và hiểu được các tính chất của một bộ dữ liệu cụ thể bằng cách đưa ra các tóm tắt ngắn về mẫu và các thông số của dữ liệu. Loại thống kê mô tả phổ biến nhất là các thông số xu hướng tập trung gồm: giá trị trung bình, trung vị và yếu vị, các thông số này được sử dụng ở hầu hết các cấp độ toán học và thống kê. Giá trị trung bình được tính bằng cách cộng tất cả các số liệu trong tập dữ liệu sau đó chia cho số lượng dữ liệu trong tập. Yếu vị của tập dữ liệu là giá trị xuất hiện thường xuyên nhất và trung vị là số nằm ở giữa tập dữ liệu. Ngoài ra, có những thông số thống kê mô tả ít phổ biến hơn nhưng vẫn rất quan trọng.
Thống kê mô tả được sử dụng để cung cấp những thông tin định lượng phức tạp của một bộ dữ liệu lớn thành các mô tả đơn giản.
3.2.3.2 Phương pháp so sánh
Phương pháp này được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối của chỉ tiêu phân tích. Khi sử dụng phương pháp này cần lưu ý những vấn đề sau:
Thứ nhất, điều kiện so sánh phải tồn tại ít nhất 2 đại lượng (2 chỉ tiêu). Các đại lượng (các chỉ tiêu) phải đảm bảo tính chất so sánh được. Đó là sự thống nhất về nội dụng kinh tế, thống nhất về phương pháp tính toán, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lường
Thứ hai, xác định gốc để so sánh: Gốc so sánh tùy thuộc vào mục đích phân tích. Khi xác định xu hướng và tốc độ phát triển của chỉ tiêu phân tích thì gốc so sánh là trị số của chỉ tiêu phân tích ở thời điểm trước. Khi xác định vị trí của doanh nghiệp thì gốc so sánh là giá trị trung bình của ngành hay chỉ tiêu phân tích của đối thủ cạnh tranh.
Thứ ba, kỹ thuật so sánh: Kỹ thuật so sánh thường được sử dụng bằng số tuyệt đối của chỉ tiêu phân tích, so sánh bằng số tuwong đối để thấy được xu hướng tăng hay giảm.
3.2.4 Phương pháp xử lý thông tin
Xử lý thông tin là hoạt động phân tích, phân loại thông tin theo các nguyên tắc và phương pháp nhất định, trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp giải quyết công việc.
Xử lý thông tin là quá trình đối chiếu, chọn lọc, chỉnh lý, biên tập thông tin theo mục đích, yêu cầu xác định. Đây là công việc bắt buộc nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng thông tin, tránh sự quá tải, nhiễu thông tin.
Xử lý thông tin là việc sắp xếp, phân tích các dữ liệu có được theo yêu cầu, tiêu chí cụ thể một cách khoa học, chính xác, khách quan nhằm cung cấp những cơ sở để xem xét, giải quyết một vấn đề.
Kết quả của việc xử lý thông tin trong yêu cầu hiện nay là phải góp phần tạo ra những quyết định đúng đắn và sự năng động của cơ quan, tổ chức trong cạnh tranh. Nó phải giúp cho cáccấp quản lý đạt tới sự sáng tạo, dự báo vấn đề nảy sinh và giải quyết các vấn đề.
Việc xử lý thông tin còn có khả năng tạo ra những thông tin mới hoặc bổ sung những thông tin mà trước đó chưa được biết đến.
Chất lượng thông tin mà người xử lý cung cấp tới đối tượng tiếp nhận có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố như trình độ, sự nhạy bén trong phân tích, thái độ khách quan.
3.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Chỉ tiêu đánh giá bộ máy cơ quan Hải quan bao gồm:
1) Số cán bộ ở mỗi phòng, ban
2) Số cán bộ phục vụ công tác thông quan 3) Trình độ năng lực bình quân
5) Thái độ của cán bộ tham gia phục vụ công tác thông quan
Chỉ tiêu đánh giá quy trình thông quan hàng hóa nông sản xuất khẩu bao gồm:
1) Độ thành thạo làm thủ tục của các doanh nghiệp 2) Tần suất tập huấn
3) Thủ tục nhanh gọn hay không
Chỉ tiêu đánh giá quy mô thông quan hàng hóa nông sản xuất khẩu bao gồm:
1) Số lượt xe thông quan mỗi ngày 2) Sản lượng hàng hóa thông quan
Chỉ tiêu đánh giá hậu cần, bến bãi phục vụ thông quan:
1) Số bến bãi tập trung hàng hóa mà các doanh nghiệp biết đến 2) Diện tích từng bến bãi tập trung hàng hóa chờ thông quan 3) Chất lượng bến bãi
4) Các phương pháp bảo quản nông sản mà các doanh nghiệp sử dụng
Chỉ tiêu đánh giá kết quả thông quan hàng hóa nông sản xuất khẩu bao gồm:
1) Tổng kim ngạch xuất khẩu của từng loại nông sản 2) Sản lượng nông sản thông quan
3) Giá bán từng nông sản
PHẦN IV : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thực trạng thông quan hải quan hàng hóa nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc tại cửa khẩu Lào Cai Trung Quốc tại cửa khẩu Lào Cai
4.1.1. Bộ máy, tổ chức cơ quan Hải quan phục vụ thông quan
Hiện nay, Cục Hải quan tỉnh Lào Cai (viết tắt là Cục Hải quan) có 11 đơn vị thuộc và trực thuộc, trong đó: 05 đơn vị thuộc Cục gồm: Phòng Tổ chức cán bộ - Thanh tra, Phòng Nghiệp vụ, Phòng Tài vụ - Quản trị, Phòng Chống buôn lậu và xử lý vi phạm và Văn phòng Cục; 06 đơn vị trực thuộc Cục gồm: Chi cục Hải quan cửa khẩu Lào Cai, Chi cục Hải quan ga đường sắt quốc tế Lào Cai, Chi cục Hải quan Bát Xát, Chi cục Hải quan cửa khẩu Mường Khương, Chi cục Kiểm tra sau thông quan và Đội Kiểm soát Hải quan.
Cục Hải quan là đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan, có chức năng giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quản lý nhà nước về Hải quan và tổ chức thực thi pháp luật về hải quan, các quy định khác của pháp luật có liên quan trên địa bàn tỉnh Lào Cai theo quy định của pháp luật. Cục Hải quan có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Chi cục Hải quan là đơn trực thuộc Cục Hải quan có chức năng trực tiếp thực hiện các quy định quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và thu khác đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới theo quy định của pháp luật. Chi cục Hải quan có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật. Ta có sơ đồ bộ máy tổ chức dưới đây:
Sơ đồ 4.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của cơ quan Hải quan Lào Cai
Nguồn: Cục hải quan Lào Cai, 2020 Ở đây, Phòng Nghiệp vụ có chức năng thực hiện thủ tục hải quan, thực hiện kiểm tra, giám sát hải quan đối với các hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển khẩu, quá cảnh, tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập, gia công, đầu tư, chế xuất, hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, trung chuyển tại các địa bàn hoạt động hải quan và các địa điểm khác được giao theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan; thực hiện cập nhật, thu thập, phân tích thông tin nghiệp vụ hải quan theo quy định của Cục Hải quan và Tổng cục Hải quan…Các cán bộ phục vụ công tác thông quan hàng hóa thuộc nguồn nhân lực của phòng Nghiệp vụ.
Cục trưởng 3 Phó Cục trưởng Đội kiểm soát Hải quan (14 người) Văn phòng (12 người) Phòng tổ chức cán bộ - Thanh tra (9 người) Phòng Nghiệp vụ (5 người) Phòng chống buôn lậu,xử lý vi phạm (5 người) Phòng Tài vụ - Quản trị (7 người)
42
Bảng 4.1: Nguồn nhân lực các phòng ban cơ quan Hải quan
ĐVT: người Chỉ tiêu 2017 2018 2019 6 tháng đầu năm 2020 So sánh (%) 2018/2017 2019/2018 2020/2019 Bình quân (%) Số cán bộ Phòng Tổ chức cán bộ - thanh tra 7 7 9 9 100 128,57 100 109,5 Số cán bộ Phòng Nghiệp vụ 4 4 5 5 100 125 100 108,3 Số cán bộ Phòng Tài vụ - Quản trị 6 6 7 7 100 116,67 100 105,5 Số cán bộ Văn phòng Cục 10 10 12 12 100 120 100 106,6 Số cán bộ Phòng chống buôn lậu và xử lý vi phạm 4 4 5 5 100 125 100 108,3
Từ bảng trên ta thấy nguồn nhân lực của mỗi phòng ban khác nhau. Số người ở mỗi phòng ban còn phụ thuộc vào công việc, chức năng có cần nhiều nguồn nhân lực hay không. Số người ở mỗi phòng ban cũng khác nhau theo từng năm. Số cán bộ phòng Tổ chức – Thanh tra năm 2017 và 2018 chỉ là 7 người, đến nay đã nâng lên đến 9 người, tương đương 128,57%. Do tính chất công việc nên biên chế phòng ban đã được tăng lên nhằm đáp ứng được yêu cầu, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Số cán bộ phòng Nghiệp vụ năm 2017 và 2018 chỉ là 4 người. Đến nay đã tăng lên thành 5 người, tương đương 125%. Mặc dù đây là bộ phận quan trọng nhưng số lượng cán bộ còn hạn chế. Số lượng công việc lớn mà nguồn nhân lực có hạn, dẫn đến mỗi cán bộ đều phải cố gắng hơn nữa trước những sức ép ngày càng lớn từ công việc. Trong vòng 3 năm, số biên chế phòng Nghiệp vụ chỉ tăng có 1 người, từ đó đòi hỏi các cán bộ phải có năng lực, kinh nghiệm thật tốt mới có thể đảm nhận được.
Cán bộ phòng Tài vụ - Quản trị cũng có sự thay đổi theo thời gian. Năm 2017 và 2018, số lượng cán bộ là 6, đến năm 2019 và 2020 đã tăng thêm 1 cán bộ, nâng tổng số cán bộ lên mức 7 cán bộ, tương đương 116,67%.
Cán bộ Văn phòng Cục chiếm số lượng nguồn nhân lực lớn nhất. Vào năm 2017, 2018 số lượng cán bộ Văn phòng Cục là 10 người. Đến năm 2019 và 2020 số lượng cán bộ đã tăng lên 12 cán bộ, tương ứng 120%. So với các phòng, ban khác ta có thể thấy rất rõ, đây là bộ phận đảm nhiệm nhiều công việc, có số lượng cán bộ nhiều nhất ở Cục Hải quan.
Số cán bộ phòng chống buôn lậu và xử lý năm 2017, 2018 là 4 cán bộ, đến năm 2019, 2020 số lượng cán bộ đã tăng lên thành 5 cán bộ, tương đương 125%. Vì là biên giới 2 nước, nhiều yếu tố ảnh hưởng tác động nên không phải ai cũng xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu. Nhiều cá nhân, tổ chức lợi dụng sơ hở, buôn lậu hàng hóa qua biên giới nhằm thu được lợi nhuận cao.
và xử lý. Điều tra, kiểm tra sát sao để tìm ra những sai phạm, xử lý nghiêm minh những tổ chức, cá nhân vi phạm. Tuy số lượng cán bộ không nhiều, nhưng với kỹ năng, kinh nghiệm cao, các cán bộ thuộc phòng Phòng chống buôn lậu và xử lý vi phạm vẫn thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Các cán bộ thông quan được thể hiện qua bảng 4.2.
Chúng ta có thể thấy 100% cán bộ Hải quan đều phải là người có bằng cấp, có trình độ (12/12) mới đảm nhiệm được công việc quan trọng này.