Kinh nghiệm cho thông quan hàng hóa nông sản xuất khẩu sang

Một phần của tài liệu Thực trạng thông quan hàng hóa nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc tại cửa khẩu Lào Cai (Khóa luận tốt nghiệp) (Trang 36 - 41)

PHẦN I : MỞ ĐẦU

2.2.3 Kinh nghiệm cho thông quan hàng hóa nông sản xuất khẩu sang

Trung Quốc tại cửa khẩu Lào Cai

Mặc dù sau nhiều năm thực hiện chính sách phát triển thông quan hàng hóa nông sản xuất khẩu, cả hai nước đều đạt được mức tăng trưởng xuất khẩu nông sản ấn tượng nhưng chủ yếu là tăng trưởng theo chiều rộng, chưa thực sự gắn với tăng trưởng và phát triển bền vững. Cụ thể là:

Thứ nhất, phát triển thị trường hàng nông sản chưa tính đến những ảnh hưởng từ rủi ro chính trị. Trong bối cảnh khủng hoảng nền kinh tế thế giới, Trung Quốc đã chuyển trọng tâm xuất khẩu sang thị trường châu Á, đặc biệt chú trọng đến thị trường các nước láng riềng. Tuy nhiên, vấn đề tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc với Nhật Bản (trên biển Hoa Đông) và một loạt các nước Phi-lip-pin, Việt Nam, Bru-nây, Ma-lai-xi-a (khu vực biển Đông) và vùng lãnh thổ Đài Loan đã khiến kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc sang các thị trường này giảm mạnh.

Thứ hai, phát triển thị trường thông quan hàng hóa nông sản xuất khẩu chưa chú trọng đến bảo vệ môi trường. Yêu cầu thực hiện tiêu chuẩn thực tiễn nông nghiệp tốt (GAP) hoặc nền nông nghiệp hữu cơ đang rất được các nước phát triển chú trọng kiểm soát đối với hàng nông sản từ các nước đang phát triển. Mặc dù những yêu cầu này đã và đang được cả hai nước thực hiện nhưng còn mang tính thụ động và chưa triệt để.

Thứ ba, vấn đề sản xuất và thông quan hàng hóa nông sản xuất khẩu tại Trung Quốc và Thái Lan chưa mang tính bền vững, đặc biệt vấn đề xã hội chưa được quan tâm thỏa đáng. Thực tiễn cho thấy vấn đề đảm bảo an toàn cho người sản xuất, an toàn thực phẩm còn nhiều hạn chế đã làm giảm uy tín và gây ra không ít thiệt hại cho các nhà sản xuất và xuất khẩu nông sản.

a) Thực trạng thông quan hàng hóa nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc tại cửa khẩu Tân Thanh Lạng Sơn

Theo đánh giá của Cục Hải quan Lạng Sơn, những năm qua, lượng hoa quả tươi xuất khẩu qua các cửa khẩu thuộc địa bàn Lạng Sơn chiếm khoảng 2/3 lượng hoa quả tươi xuất trên toàn quốc.

Đặc biệt là tại cửa khẩu Tân Thanh (Việt Nam), tính riêng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng trái cây, nông sản qua cửa khẩu Tân Thanh chiếm khoảng 80-90% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản qua các cửa khẩu đường bộ trên tuyến biên giới tiếp giáp với Trung Quốc.

Thống kê cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2020, Hải quan Lạng Sơn đã làm thủ tục xuất khẩu cho gần 1 triệu tấn hoa quả tươi với trị giá trên 400 triệu USD. Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm, Chi cục Hải quan Tân Thanh đã làm thủ tục cho 308.230 tấn hoa quả tươi xuất khẩu với trị giá trên 112,2 triệu USD (Đình Long, 2020).

Đại diện Chi cục Hải quan Tân Thanh cho biết, tất cả các loại hàng hóa nói chung, hoa quả tươi xuất khẩu nói riêng đều được Hải quan Tân Thanh và các lực lượng chức năng tại cửa khẩu tạo điều kiện thuận lợi để hàng hóa được thực hiện thông quan nhanh nhất.

Đối với mặt hàng vải quả tươi, hiện ngành Hải quan chỉ thực hiện kiểm tra thông qua hệ thống tờ khai điện tử và chỉ cần có chứng nhận của cơ quan Kiểm dịch thực vật là làm thủ tục cho phép thông quan. Do đó, thời gian thông quan 1 xe chở vải thiều chỉ mất 2 phút (Đình Long, 2020).

Ông Vy Công Tường, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn cho biết, thời gian qua, đơn vị đã chỉ đạo chi cục hải quan cửa khẩu tập trung nguồn lực, áp dụng giải pháp hợp lý, hỗ trợ hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu, đặc biệt là đối với các mặt hàng nông sản mà Việt Nam đang chiếm ưu thế trên thị trường như thanh long, dưa hấu, xoài và vải thiều…

Theo đánh giá của Cục Hải quan Lạng Sơn, thời gian qua mặc dù các cơ quan quản lý của tỉnh Lạng Sơn đã có rất nhiều nỗ lực tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc nhưng vẫn xảy ra tình trạng ùn tắc hàng nông sản tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh do dịch COVID-19. Trong khi đó, thời điểm này, nhiều mặt hàng nông sản tươi như: Vải thiều, nhãn, dưa hấu, thanh long, xoài, chuối... đang vào vụ thu hoạch, do đó lượng hàng đưa lên cửa khẩu lớn. Mặc dù phía Việt Nam rất tạo thuận lợi, tuy nhiên vướng mắc từ phía Trung Quốc do quy trình quản lý đảm bảo phòng chống dịch và yêu cầu kiểm hóa nên thời gian thông quan từng lô hàng bị chậm lại dẫn đến ùn tắc (Đình Long, 2020).

Theo ông Vy Công Tường, hiện tượng ùn ứ hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới của tỉnh, đặc biệt là tại cửa khẩu Tân Thanh vẫn diễn ra hằng năm vào mùa thu hoạch, đặc biệt là đối với sản phẩm thanh long, dưa hấu. Để giúp các doanh nghiệp chủ động hơn trong hoạt động xuất khẩu, tránh tình trạng ùn ứ, Cục Hải quan Lạng Sơn đã phối hợp với Sở Công Thương Lạng Sơn thường xuyên thông tin đến các doanh nghiệp về các chính sách mới của Trung Quốc cũng như tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa tại cửa khẩu để doanh nghiệp nắm được. Đồng thời có văn bản báo cáo UBND tỉnh Lạng Sơn kịp thời có giải pháp hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp (Đình Long, 2020).

Cũng theo ông Vy Công Tường, mới đây cơ quan chức năng Trung Quốc đã có thông báo cho phía Lạng Sơn, từ 1/7, tất cả phương tiện sang Tân Thanh giao hàng phải mua phí bảo hiểm phương tiện 300 ngàn đồng/xe; phương tiện chở hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam sang Pò Chài giao nhận hàng hóa bắt buộc phải cung cấp Giấy phép vận tải loại C (Đình Long, 2020).

Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng được thuận lợi, nhanh chóng, Hải quan Lạng Sơn thường xuyên đôn đốc, chỉ đạo các chi cục hải quan cửa khẩu tạo điều

kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đến làm thủ tục hải quan tại địa bàn quản lý như làm việc cả ngày nghỉ, ngày lễ, bố trí cán bộ trực làm việc 24/24 giờ.

Đặc biệt, Hải quan Lạng Sơn đã và đang chủ động, kịp thời thông tin, tuyên truyền những chính sách, quy định mới, hay những thay đổi trong chính sách quản lý cửa khẩu của phía Trung Quốc liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu để các doanh nghiệp nắm được, chủ động nguồn hàng đưa về cửa khẩu, tránh thiệt hại không đang có xảy ra (Đình Long, 2020).

Ngoài ra, đơn vị cũng phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn xây dựng kế hoạch tăng thời gian làm việc, tổ chức phân luồng phương tiện, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng bến bãi, đảm bảo an ninh trật tự khu vực cửa khẩu... nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi về thủ tục, giảm thiểu thời gian thông quan, giảm chi phí cho DN (Đình Long, 2020).

b) Thực trạng thông quan hàng hóa nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc tại cửa khẩu Móng Cái Quảng Ninh

Cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) trong nửa đầu tháng 3 có 624 container được thông quan gồm: 169 container trái cây (thanh long, xoài, mít, chuối) tương đương 3.524 tấn; 290 container bột sắn tương đương 10.046 tấn; 165 container thủy hải sản tươi sống tương đương 1.586 tấn. Đáng chú ý, ở cửa khẩu này không còn xe chở trái cây tồn qua ngày (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2020).

Trước thực tế trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Bộ Tài Chính, Bộ Công Thương, UBND các tỉnh biên giới cùng phối hợp chỉ đạo các trạm hải quan, kiểm dịch và các lực lượng chức năng tăng cường các biện pháp hỗ trơ ̣ hoạt động thương mại biên giới, tạo thuận lợi thông quan, không để ứ đọng hàng hóa trên các tỉnh biên giới với Trung Quốc. Đồng thời, hướng dẫn các địa phương cân đối cung cầu hàng hóa, tránh đưa quá nhiều hàng hóa lên các tı̉nh biên giới gây ùn tắc, ứ đọng hàng hóa (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2020).

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thị trường Trung Quốc hồi phục nhanh sau khi khống chế dịch vào tháng 3/2020 là cơ hội dành cho việc tiêu thụ hàng hóa trong đó có nông sản. Do vậy, cần huy động mọi nguồn lực (quản lý nhà nước, doanh nghiệp, người dân) để tập trung chỉ đạo, toàn diện để khai thác lợi thế này (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2020).

Một phần của tài liệu Thực trạng thông quan hàng hóa nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc tại cửa khẩu Lào Cai (Khóa luận tốt nghiệp) (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)