Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thực trạng thông quan hàng hóa nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc tại cửa khẩu Lào Cai (Khóa luận tốt nghiệp) (Trang 48 - 51)

PHẦN I : MỞ ĐẦU

PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp chọn điểm, chọn mẫu

Chọn mẫu nghiên cứu: 30 doanh nghiệp thông quan hàng hóa nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc tại cửa khẩu Lào Cai và các cán bộ Hải quan phục vụ thông quan (5 cán bộ)

3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin

3.2.2.1 Thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp trong tiếng anh là secondary data. Thông tin thứ cấp là dữ liệu được thu thập cho mục đích khác, nhà nghiên cứu sử dụng lại cho nghiên cứu của mình. Cũng có thể hiểu rằng:

Thông tin thứ cấp là dữ liệu do người khác thu thập, sử dụng cho các mục đích có thể là khác với mục đích nghiên cứu của chúng ta.

Thông tin thứ cấp có thể là dữ liệu chưa xử lí (còn gọi là dữ liệu thô) hoặc dữ liệu đã xử lí.

Ở đây thông tin thứ cấp là số liệu thu thập được trong quá trình điều tra, đi thực tập tại Cục Hải quan Lào Cai (bao gồm các báo cáo, đánh giá thông quan hàng hóa nông sản,…)

Thông tin thứ cấp cấp là các báo cáo liên quan đến thông quan xuất khẩu nông sản của Cục Hải quan Lào Cai và các nghiên cứu có liên quan

3.2.2.2 Thông tin sơ cấp

đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu, hoặc không tìm được dữ liệu thứ cấp phù hợp thì các nhà nghiên cứu sẽ phải tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp.

Đặc điểm: Các dữ liệu sơ cấp sẽ giúp giải quyết cấp bách và kịp thời những vấn đề đặt ra. Dữ liệu sơ cấp là do trực tiếp thu thập nên độ chính xác cao hơn. Tuy nhiên, dữ liệu sơ cấp phải qua quá trình nghiên cứu thực tế mới có được, vì vậy việc thu thập dữ liệu sơ cấp thường tốn nhiều thời gian và chi phí. Vì vậy, các nhà nghiên cứu sẽ phải cân nhắc khi nào sẽ phải thu thập dữ liệu sơ cấp và lựa chọn phương pháp thu thập hiệu quả để hạn chế nhược điểm này. Ở đây số liệu sơ cấp là dữ liệu thu được từ phiếu điều tra các doanh nghiệp thực hiện thông quan hàng hóa nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc. Bên cạnh đó, chúng ta cũng thu được các dữ liệt sơ cấp từ việc phỏng vấn các cán bộ Hải quan tham gia phục vụ công tác thông quan.

Ở đây thông tin sơ cấp là số liệu chúng ta thu thập được quá trình đi nghiên cứu, điều tra, khảo sát các doanh nghiệp thông quan hàng hóa nông sản (vải, thanh long, chuối) và cán bộ Hải quan phục vụ công tác thông quan.

Điều tra 30 doanh nghiệp tham gia vào thông quan hàng hóa nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc về các nội dung sau: loại hàng hóa nông sản thông quan xuất khẩu; độ thành thạo quy trình, thủ tục thông quan; số lượt xe thông quan 1 ngày của doanh nghiệp; các bến bãi tập trung mà doanh nghiệp biết đến; phương pháp bảo quản nông sản chờ thông quan thường sử dụng.

Phỏng vấn 5 cán bộ Hải quan về: trình độ học vấn, số năm kinh nghiệm, tính phù hợp của quy trình thông quan, các yếu tố ảnh hưởng,…

3.2.3 Phương pháp phân tích thông tin

3.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả là các hệ số mô tả ngắn gọn hay tóm tắt một tập dữ liệu nhất định, có thể là đại diện cho toàn bộ hoặc một mẫu của một tổng thể. Thống kê mô tả được chia thành đo lường xu hướng tập trung và đo lường biến động. Đo lường xu hướng tập trung có giá trị trung bình, trung vị và yếu

vị, trong khi các đo lường biến động gồm độ lệch chuẩn, phương sai, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất, độ nhọn và độ lệch.

Thống kê mô tả giúp mô tả và hiểu được các tính chất của một bộ dữ liệu cụ thể bằng cách đưa ra các tóm tắt ngắn về mẫu và các thông số của dữ liệu. Loại thống kê mô tả phổ biến nhất là các thông số xu hướng tập trung gồm: giá trị trung bình, trung vị và yếu vị, các thông số này được sử dụng ở hầu hết các cấp độ toán học và thống kê. Giá trị trung bình được tính bằng cách cộng tất cả các số liệu trong tập dữ liệu sau đó chia cho số lượng dữ liệu trong tập. Yếu vị của tập dữ liệu là giá trị xuất hiện thường xuyên nhất và trung vị là số nằm ở giữa tập dữ liệu. Ngoài ra, có những thông số thống kê mô tả ít phổ biến hơn nhưng vẫn rất quan trọng.

Thống kê mô tả được sử dụng để cung cấp những thông tin định lượng phức tạp của một bộ dữ liệu lớn thành các mô tả đơn giản.

3.2.3.2 Phương pháp so sánh

Phương pháp này được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối của chỉ tiêu phân tích. Khi sử dụng phương pháp này cần lưu ý những vấn đề sau:

Thứ nhất, điều kiện so sánh phải tồn tại ít nhất 2 đại lượng (2 chỉ tiêu). Các đại lượng (các chỉ tiêu) phải đảm bảo tính chất so sánh được. Đó là sự thống nhất về nội dụng kinh tế, thống nhất về phương pháp tính toán, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lường

Thứ hai, xác định gốc để so sánh: Gốc so sánh tùy thuộc vào mục đích phân tích. Khi xác định xu hướng và tốc độ phát triển của chỉ tiêu phân tích thì gốc so sánh là trị số của chỉ tiêu phân tích ở thời điểm trước. Khi xác định vị trí của doanh nghiệp thì gốc so sánh là giá trị trung bình của ngành hay chỉ tiêu phân tích của đối thủ cạnh tranh.

Thứ ba, kỹ thuật so sánh: Kỹ thuật so sánh thường được sử dụng bằng số tuyệt đối của chỉ tiêu phân tích, so sánh bằng số tuwong đối để thấy được xu hướng tăng hay giảm.

3.2.4 Phương pháp xử lý thông tin

Xử lý thông tin là hoạt động phân tích, phân loại thông tin theo các nguyên tắc và phương pháp nhất định, trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp giải quyết công việc.

Xử lý thông tin là quá trình đối chiếu, chọn lọc, chỉnh lý, biên tập thông tin theo mục đích, yêu cầu xác định. Đây là công việc bắt buộc nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng thông tin, tránh sự quá tải, nhiễu thông tin.

Xử lý thông tin là việc sắp xếp, phân tích các dữ liệu có được theo yêu cầu, tiêu chí cụ thể một cách khoa học, chính xác, khách quan nhằm cung cấp những cơ sở để xem xét, giải quyết một vấn đề.

Kết quả của việc xử lý thông tin trong yêu cầu hiện nay là phải góp phần tạo ra những quyết định đúng đắn và sự năng động của cơ quan, tổ chức trong cạnh tranh. Nó phải giúp cho cáccấp quản lý đạt tới sự sáng tạo, dự báo vấn đề nảy sinh và giải quyết các vấn đề.

Việc xử lý thông tin còn có khả năng tạo ra những thông tin mới hoặc bổ sung những thông tin mà trước đó chưa được biết đến.

Chất lượng thông tin mà người xử lý cung cấp tới đối tượng tiếp nhận có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố như trình độ, sự nhạy bén trong phân tích, thái độ khách quan.

Một phần của tài liệu Thực trạng thông quan hàng hóa nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc tại cửa khẩu Lào Cai (Khóa luận tốt nghiệp) (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)