Đánh giá hiệu quả quản trị nguồn nhân lực và thù lao người lao động

Một phần của tài liệu Quản trị nguồn nhân lực tại công ty nhựa bình minh (Trang 25 - 28)

Đe xác định chính xác, có cơ sở khoa học hiệu quả quản trị nguồn nhân lực của doanh nghiệp, cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp, bao gồm các chỉ tiêu kinh tế, xã hội, sau đó áp dụng phương pháp phù hợp để đánh giá.

- Nhóm chỉ tiêu kinh tế.

* Năng suất lao động là chỉ tiêu phản ánh chi phí lao động hoặc tiền lương trong kỳ được bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng lao động được nâng cao.

Doanh số bán hàng (hoặc giá trị của tổng sản lượng) Năng suất lao động =---

Tổng số lao động

* Năng suất lao động tăng trong kỳ: chỉ tiêu này cho biết một công nhân tăng bao nhiêu đồng doanh thu (hay giá trị tổng sản lượng) trong kỳ.

Doanh thu (hoặc giá trị tổng sản lượng) tăng trong kỳ Tăng nàng suất lao động =---

Số lượng nhân viên (hoặc tiền lương) tăng trong kỳ

* Khả năng sinh lời của một người lao động (hay một đơn vị tiền lương): Chỉ tiêu này cho biết một kỳ lao động, hay một đơn vị tiền lương thu được bao

nhiêu đông lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả càng cao. Lợi nhuận.• •

Khả năng sinh lời của 1 lao động =--- (Hoặc 1 đơn vị tiền lương) số lao động (Hoặc tổng quỳ lương)

Khả năng sinh lời của lao động (hoặc tiền lương) tăng lên: chỉ tiêu này phản ánh số đồng lợi nhuận mà số lao động (hoặc tiền lương) tăng lên trong kỳ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Lợi nhuận tăng

Khả năng sinh lời của lao động =...-...—... ... Số lao động (hay tổng quỹ lương) tăng

Chỉ tiêu lọi nhuận: đây là biểu hiện cao nhất của hiệu quả sản xuất kinh

doanh, mức độ bảo toàn vốn và đời sống của người lao động trong doanh nghiệp.

Chỉ tiêu về doanh số: phán ánh trình độ kinh doanh và thị phần của doanh

nghiệp, thể hiện khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Chỉ tiêu tồng tiền lương, tiền công bình quân chung: phản ánh mức trả công cho người lao động trong doanh nghiệp, từ đó đánh giá khả năng sử dụng công cụ vật chất để khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động.

Định mức lao động: phản ánh khả năng xây dựng mô hình kinh doanh là hợp

lý và tối ưu cùa nhà quản lý.

TIỄU KẾT CHƯƠNG 1

Trong chương này, tác giả đã hệ thông lại những cơ sở lý luận cơ bản vê hoạt động quản trị NNL bao gồm nội dung và các chức năng của quàn trị NNL (thu hút NNL đào tạo NNL và duy trì NNL), khang định vai trò quan trọng của quản trị NNL đổi với các tổ chức và đối với sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Ngoài ra còn đề cập đến việc đo lường kết quả thực hiện công việc bằng các chi số then chốt KPI nhằm xác định công tác quản trị NNL có hiệu quả hay không. Đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm về quản trị NNL

sau khi đã phân tích cách quản trị NNL của một số nước tiên tiến trên thế giới Những điểm cơ bàn trên sẽ là cơ sở, nền tảng vững chắc đề phân tích thực trạng hoạt động quản trị NNL ở chương 3 và đề ra các giải pháp khả thi để

hoàn thiện hoạt động quản trị NNL tại Công ty CP BMP.

CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH THU THẬP DỮ LIỆU VÀ NGHIÊN cưu

2.1. Quy trình nghiên cứu.

Trong quá trình xây dựng nghiên cứu, tác giả đã lựa chọn và thử nghiệm nhiều phương pháp dựa trên khá năng thực hiện cũng như độ cởi mở chia sẻ thông tin của doanh nghiệp và nhân viên doanh nghiệp, chù yếu đến từ mục tiêu nghiên cứu xoay quanh con người và các công tác với con người.

Quy trình xây dựng nghiên cứu có thế được tóm gọn lại bao gồm:

(1) Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu, xây dựng mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu, đặt giả thiết nghiên cứu.

(2) Bước 2: Thu thập dữ liệu thứ cấp

(3) Bước 3: Xây dựng Dàn bài câu hởi (Discussion Guide)

(4) Bước 4: Thu thập dữ liệu sơ cấp dựa trên Dàn bài câu hỏi

(5) Bước 5: Tổng hợp thông tin, phân tích dữ liệu và viết báo cáo.

Một phần của tài liệu Quản trị nguồn nhân lực tại công ty nhựa bình minh (Trang 25 - 28)