Phương pháp thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu Quản trị nguồn nhân lực tại công ty nhựa bình minh (Trang 28)

Qua thử nghiệm, tác giả đưa ra quyết định trong phạm vi bài nghiên này sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, sử dụng dữ liệu thứ cấp có sằn bao gồm thông tin cùa BMP thông tin theo các báo cáo được cung cấp, cũng như các thông tin về các nghiên cứu trước về quản trị nguồn nhân lực.

Ngoài ra, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu phỏng vấn sâu (IDI) và phỏng vấn nhóm (Focus Group) đế thực hiện nghiên cứu khảo sát với nhóm

28 nhân viên của BMP để thu thập dữ liệu sơ cấp cho nghiên cứu

2.2.1. Thu thập dữ liệu sư cấp

Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu chưa có sẵn, được thu thập lần đầu, do chính người nghiên cứu thu thập. Trong thực tế, khi dữ liệu thứ cấp không đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu, hoặc không tìm được dữ liệu thứ cấp phù hợp thì các nhà nghiên cứu sẽ phải tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp. Các dữ liệu sơ cấp sẽ giúp giải quyết cấp bách và kịp thời những vấn đề đặt ra. Dữ liệu sơ

cấp là do trực tiếp thu thập nên độ chính xác cao hơn. Tuy nhiên, dữ liệu sơ cấp phải qua quá trình nghiên cửu thực tế mới có được, vì vậy việc thu thập dữ liệu sơ cấp thường tốn nhiều thời gian và chi phí. Vì vậy, các nhà nghiên cứu sẽ phải cân nhắc khi nào sẽ phải thu thập dữ liệu sơ cấp và lựa chọn phương pháp thu thập hiệu quả để hạn chế nhược điểm này.

Với đề tài đã lựa chọn, tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu và phỏng vấn nhóm sử dụng bảng hỏi. Phỏng vấn sâu (In-Depth Interview) là những cuộc đối thoại được lặp đi lặp lại giữa nhà nghiên cứu và người cung cấp thông tin nhằm tìm hiểu cuộc sống, kinh nghiệm và nhận thức cùa người cung cấp thông tin. Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả lựa chọn thực hiện phỏng vấn sâu với giám đốc nhân sự, chủ yếu để thu thập các thông tin liên quan đến hoạch định và định hướng nhân sự của BMP. Ngoài ra, trưởng bộ phận tuyển dụng, bộ phận đánh giá nhân sự và bộ phận lương và phúc lợi cũng được lên kế hoạch để thực hiện phong vấn sâu. Tuy nhiên, do điều kiện thời gian hạn chế và lịch trình bận rộn cùa những nhân sự trên, tác giả thực hiện phỏng vấn với Giám đốc nhân sự và trưởng bộ phận lương và phúc lợi.

Phong vấn nhóm tập trung (focus group interview - FGI) trong nghiên cứu thị trường là một tập hợp những người được lựa chọn có chủ ý đế tham gia vào

một cuộc thảo luận. Mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho việc khơi gợi nhận• • •• • ••• • • • thức của người tiêu dùng về một chủ đề hoặc lĩnh vực quan tâm cụ thể. Đây là một phương pháp nghiên cứu định tính truyền thống và đang được sử dụng phố biến và rộng rãi nhất trên thế giới. Những cuộc phỏng vấn nhóm tập trung được diễn ra trong một môi trường khiến mọi người thoải mái chia sẻ cảm nghĩ của mình. Không giống như các cuộc phỏng vấn cá nhân, nơi chỉ có người phỏng vấn và người trả lời phỏng vấn nói với nhau. Một cuộc phỏng vấn nhóm tập trung cho phép những người phòng vấn có thể tự do tương tác, ảnh hưởng lẫn nhau trong khi thảo luận và xem xét các ý tường. Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả lựa chọn 3 nhóm nhân sự của BMP để thực hiện

phỏng vân nhóm đê nghe chia sẻ từ hướng cùa nhân sự, những người thực sự hưởng chế độ quản trị nguồn nhân lực của công ty.

CẦN NÓI RÕ HƠN PHỎNG VÁN, THẢO LUẬN VỚI CÁC CHỨC DANH NÀO, VỀ NỘI DUNG GÌ. DANH MỤC CÁC CÂU HỎI PHỎNG VẤN

CẦN ĐƯA THÀNH MỘT PHỤ LỤC.

2.2.2. Thu thập dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu đã có sằn, không phải do mình thu thập, đã công bố nên dễ thu thập, ít tốn thời gian, tiền bạc trong quá trình thu thập nhưng là loại tài liệu quan trọng trong việc nghiên cứu tiếp thị cũng như các ngành khoa học xã hội khác. Chỉ cung cấp các thông tin mô tả tình hình, chỉ rõ quy mô của hiện tượng chứ chưa thể hiện được bàn chất hoặc các mối liên hệ bên trong cùa hiện tượng nghiên cứu. Vì dữ liệu thứ cấp, dù thu thập từ bên trong hoặc bên ngoài doanh nghiệp, nó cũng là những thông tin đã được công bổ nên thiếu tính cập nhật, đôi khi thiếu chính xác và không đầy đủ. Tuy nhiên, dữ liệu thứ cấp cũng đóng một vai trò quan trọng ưong nghiên cứu marketing do các lý do: Các dữ liệu thứ cấp có thể giúp người quyết định đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề trong những trường hợp thực hiện những nghiên cứu mà các dừ liệu thứ cấp là phù hợp mà không cần thiết phải có các dữ liệu sơ cấp.

Trong phạm vi luận văn này, dữ liệu thứ cấp được thu thập bao gồm các nghiên cứu, bài báo khoa học về ngành quản trị nguồn nhân lực. Ngoài ra, các báo cáo về tình hình kinh doanh và các thông tin của BMP được thu thập từ website của công ty hỗ trợ đắc lực cho luận văn này.

2.3. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu

Dữ liệu sau khi được thu thập được nghiên cứu dựa trên quy chuẩn của cơ sở lý luận để tìm ra những đặc tính nồi bật cũng như đánh giá thực trạng quản trị

nguồn nhân lực của Công ty CP Nhựa Bình Minh.

Từ đây, tác giả đưa ra những đánh giá tống quan cũng như gợi ý đế hoàn thiện hệ thống quản trị nhân sự của Công ty CP Nhựa Bình Minh.

TIỄU KẾT CHƯƠNG 2

Ớ chương này, tác giả đã chỉ ra quy trình xây dựng nghiên cứu, cũng như nhấn mạnh loại dữ liệu cũng như phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn. Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian và phạm vi nghiên cứu, nghiên cứu chỉ sừ dụng chủ yếu dữ liệu thử cấp và dữ liệu sơ cấp được thu thập chỉ qua phỏng vấn sâu và phỏng vấn nhóm nên tính khách quan chưa cao. Các dữ liệu thứ cấp cũng không tránh khỏi việc có thể bị “hết hạn”,

không còn nhiều thông tin giá trị. Đây cũng là hạn chế chủ yếu của luận văn.

CHƯƠNG 3: THỤC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỤC TẠI CÔNG TY CP NHỤ A BÌNH MINH

3.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty CP Nhựa Bình Minh

3.1.1. Tổng quan chung về Công ty CP Nhựa Bình Minh

Ngành nghề kinh doanh

Nhựa Bình Minh là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng đầu và có uy tín tại Việt Nam về các sản phẩm ống nhựa và phụ tùng ống nhựa các loại phục vụ cho ngành cấp thoát nước, bưu chính viễn thông, điện lực, xây dựng công nghiệp và dân dụng.

Địa bàn kinh doanh

Nhựa Bình Minh có địa bàn sản xuất kinh doanh nội địa trên cả nước. Nhựa Bình Minh chiếm khoảng 43% thị phần ống nhựa và phụ tùng tại khu vực miền Nam, khoảng 5% thị phần ống nhựa và phụ tùng tại khu vực miền Bắc, và chiếm khoảng 28% thị phần ống nhựa trong cả nước (theo nguồn SCG Research) Thông qua mạng lưới phân phối của SCG, một số sản phẩm của Nhựa Bình

Minh đã bước đầu thâm nhập vững chấc vào các nước Đông Nam Á.

Các nhà máy sản xuất

Hiện nay, Công ty có 4 nhà máy sản xuất tại TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An và Hưng Yên với tổng công suất 150.000 tấn/năm, đáp ứng nhu cầu cung ứng hàng hóa cho thị trường cả nước, đẩy mạnh nghiên cứu phát triển, đa dạng hóa chủng loại và kích thước sản phẩm.

Hệ thống phân phổi sản phẩm

Sau hơn 44 năm hình thành và phát triển, hệ thống phân phối sản phẩm của Nhựa Bình Minh ngày càng mở rộng. Tính đến cuối năm 2020, Công ty có gần 1.900 cửa hàng rộng khắp trên cả nước đảm bảo cung ứng hàng hóa nhanh chóng, kịp thời theo yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra, Công ty còn tham gia vào các dự án lớn trọng điểm quốc gia, là đơn vị cung cấp sản phẩm ống nhựa cho các doanh nghiệp ngành cấp nước, xây dựng...

Danh mục sản phẩm tiêu biểu

Hình 1: Nhóm ống và phụ tùng ong PVC-U

X

(Nguôn: Company Website)

• Nhóm ông và phụ tùng ông PVC-U

Óng và phụ tùng nối ống PVC-U cứng đường kính từ 20mm đến 630mm, dùng cho ngành nước và tuyến cáp ngầm phù hợp tiêu chuẩn ISO 1452-2: 2009 (TCVN 8491:2011), được chứng nhận hợp quy theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia: QCVN 16:2019/BXD bao gồm:

(1) Ông và phụ tùng ống nhựa PVC -Ư hệ inch và hệ mét được sản xuất từ hợp chất nhựa PVC không hóa dẻo.

(2) Ống PVC-U hệ CIOD có đường kính ngoài tương thích với ống và phụ tùng ống gang chịu áp.

Các loại ống này thích hợp dùng trong những hệ thống dẫn nước như: Hệ thống dẫn nước sinh hoạt.

Hệ thống dẫn nước và tưới tiêu trong nông nghiệp. Hệ thống ống dẫn trong công nghiệp.

Hệ thống thoát nước thải, thoát nước mưa...

Ống và phụ tùng PVC-U được dùng để bảo vệ tuyến cáp ngầm trong các hệ thống như: Hệ thống cáp ngầm bưu điện (cáp sợi quang, cáp đồng,...), Hệ thống cáp ngầm điện lực (cáp điện,...).

Hình 2: Nhóm ống và phụ tùng ống HDPE

(Nguôn: Company Website)

• Nhóm ống và phụ tùng ống HDPE

Ống và phụ tùng ống nhựa HDPE có đường kính từ 16mm đến 1.200mm được sản xuất từ hợp chất nhựa polyethylene tỷ trọng cao PE100, theo tiêu

chuẩn ISO 4427:2007 (TCVN 7305:2008), được chứng nhận hợp quy theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 16:2019/BXD thích hợp dùng cho các ứng dụng:

Hệ thống dẫn nước sinh hoạt.

Hệ thống dẫn nước và tưới tiêu trong nông nghiệp. Hệ thống ống dẫn trong công nghiệp.

Hệ thống thoát nước thải, thoát nước mưa...

Ống và phụ tùng ống gân thành đôi HDPE đường kính từ 1 lOmm đến 500mm được sản xuất từ hợp chất nhựa Polyethylene tỷ trọng cao (HDPE), thích hợp

dùng cho các ứng dụng: Hệ thong ống thoát nước cho xa lộ. Hệ thống ổng thoát nước cho sân golf.

Hệ thống ống thoát nước dân dụng.

Hệ thống ống thoát nước và xử lý nước thải công nghiệp. Hệ thống ống lọc và lấy nước thải.

Hệ thống ống bảo vệ cáp ngầm

Hình 3: Nhóm ong và phụ tùng ong PP-R

(Nguôn: Company Website)

• Nhóm ông và phụ tùng ông PP-R

Ống và phụ tùng ống PPR đường kính từ 20mm đến lóOmm được sản xuất từ hợp chất nhựa Polypropylene Copolymer, PPR80, theo tiêu chuẩn DIN 8077:2008-09 & DIN 8078:2008- 09 và tiêu chuẩn TCVN 10097-3:2013/ISO 15874-3:2013 được chứng nhận hợp quy theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 16:2019/BXD thích hợp cho các ứng dụng:

Hệ thống ống dẫn nước nóng đến 95o c và nước lạnh dùng trong sinh hoạt và trong công nghiệp.

Hệ thống vận chuyền dung dịch thực phẩm ở nhiệt độ cao và thấp. Hệ thống dẫn sưởi ấm sàn nhà

3.1.2. Quá trình hình thành và phát triến của Công ty

Năm 1977: Quá trình hình thành

Công ty Ông nhựa hóa học Việt Nam (Kepivi) và Công ty nhựa Kiều Tinh được sáp nhập lấy tên là Nhà máy Công tư hợp doanh Nhựa Bình Minh, sàn phẩm chủ yếu trong giai đoạn này là các sàn phẩm gia dụng kế thừa từ đơn vị cũ.

1980 - 1989: Định hướng phát triển

Đầu thập niên 80, nhà máy sản xuất từ nguồn nguyên liệu tồn kho từ trước ngày giãi phóng, tập trung sản xuất sàn phấm nhựa kỳ thuật như dây truyền dịch, phụ tùng nhựa cho ngành dệt, bình xịt phục vụ nông nghiệp, nón bảo hộ lao động.

Năm 1986, Nhựa Bình Minh ký hợp đồng gia công ống nhựa cho Unicef phục vụ chương trình nước sạch nông thôn, lần đầu tiên ống nhựa sàn xuất tại Việt Nam ra đời đã tạo tiền đề cho ngành ống nhựa Việt Nam phát triển. 1990

1999: Đầu tư khoa học kỳ thuật - Định hướng sản xuất

Công ty CP Nhựa Bình Minh đã chuyển đổi hoàn toàn sang sản xuất nhựa công nghiệp, chủ yếu là ống nhựa theo tiêu chuẩn quốc tế, tập trung đầu tư trang thiết bị hiện đại trở thành đơn vị đầu tiên sản xuất ống nhựa đường kính đến 400mm.

Đầu tư mở rộng mặt bằng Nhà máy tại TP.HCM, đầu tư mới Nhà máy 2 với tổng diện tích 20.000m2 tại khu Công nghiệp Sóng Thần 1, tỉnh Bình Dương, trang bị hoàn toàn máy móc hiện đại của các nước Châu Âu.

2000 đến 2018: Đổi mói để phát triển toàn diện

Năm 2000 công ty đã đưa vào áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002-1994, đến nay đã được chuyển đổi sang phiên bản ISO 9001 -2008.

2018 đến nay: Nhụa Bình Minh về tay nguôi Thái, gặp vấn đề về tăng trưởng

Tròn 2 năm về tay người Thái sau đợt bán vốn nhà nước tháng 3/2018, bài toán tăng trưởng lợi nhuận của Công ty cố phần Nhựa Bình Minh vẫn chưa có lời giải. Trên thị trường, thị giá Nhựa Bình Minh hiện đã giảm hơn 50% so với thời điểm bán vốn và chưa cho thấy tín hiệu phục hồi.

3.

Ĩ.3. Thành tích đạt được

Với chủ trương “Đổi mới để phát triển", công ty đã liên tục đàu tư trang thiết bị hiện đại đế nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm. Những sản phẩm ống có đường kính lớn nhất Việt Nam hiện nay đã được liên tục đưa ra thị trường, tạo thêm nhiều lựa chọn cho khách hàng và đưa sản phẩm đạt chất lượng quốc tế đến với người tiêu dùng Việt Nam.

Công ty mở rộng quy mô sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển cùa thị trường: Mở rộng Nhà máy 2 lên 50.000m2, Công ty TNHH MTV Nhựa Bình Minh miền Bắc với diện tích 40.000m2 đưa sản phẩm của Nhựa

Bình Minh đến với người tiêu dùng phía Bắc, dự án Nhà máy 4 với diện tích trên 150.000m2 khi đưa vào hoạt động sẽ nâng tổng công suất toàn công ty

lên gấp 3 lần hiện nay.

Việc xây dựng và phát triển hệ thống phân phối một lần nữa khắng định hướng đi đúng đắn cùa công ty trong việc phát triển thị phần. Từ 3 cửa hàng đầu tiên của những năm 90, đến nay hệ thống phân phối của công ty đã có hơn 600 cửa hàng, đưa sản phẩm mang thương hiệu Nhựa Bình Minh có mặt

khắp mọi miền đất nước và xuất khẩu sang các nước láng giềng. (Binh Minh Plastic Joint Stock , 2019)

1.2.3. 3.1.4. đồ bộ máy tổ chức của Công ty

Hình 4: Sơ đồ bộ máy tô chức Công ty CP Nhựa Bình Minh

(Nguôn: Website công ty — Công ty CP Nhựa Bình Minh)

Trải qua nhiều sự thay đổi đến nay bộ máy tổ chức quản lý của Công ty CP Nhựa Bình Minh đã chọn được mô hình tổ chức và quản lý khá phù hợp, tức là vừa phù hợp với quy luật phát triển kinh tế thị trường vừa phù hợp với các đặc điểm cụ thể, vừa phục vụ kết hợp với hiệu quả kinh tế xã hội.

Để đảm bảo được hiệu quả quản lý và phục vụ tốt nhất cho hoạt động của đơn vị, bộ máy tổ chức của công ty được xây dựng theo phương châm tinh gọn, linh hoạt theo mô hình trực tuyến-chức năng: vừa có quản lý kỳ thuật, vừa có quản lý kinh doanh... đan xen nhau trong các bộ phận của công ty. Mô hình này giúp cho công ty điều hành chặt chẽ các chức năng, nghiệp vụ và quản lý

vận hành các nhà máy một cách hiệu quả nhât.

Công ty thực hiện đúng mô hình quản trị áp dụng cho DNCP theo quy định của Luật DN, đó là ĐHĐCĐ, HĐQT, BKS, Ban Điều hành đứng đầu là Tổng Giám đốc, hai Phó Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng. (Binh Minh Plastic Joint Stock Company - Administration Department, 2019)

3.1.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty 2018 - 2020

Cuối tháng 2/2018, Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã chào bán cạnh tranh 29,51 % vốn tại BMP.

Không ngoài dự đoán cùa giới đầu tư, The Nawaplastic Industries (Saraburi) Co., Ltd (Thái Lan), cổ đông lớn thứ 2 của BMP với sở hữu 20,4% cổ phần khi đó đã mua vào gần như toàn bộ lượng cổ phần này để nâng sớ hữu lên

Một phần của tài liệu Quản trị nguồn nhân lực tại công ty nhựa bình minh (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)