Kinh nghiệm quản lý nợ thuế tại Thành phố Việt Trì – tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý nợ thuế trên địa bàn thị xã Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên (Trang 37 - 39)

5. Kết cấu của Luận văn

1.2.1. Kinh nghiệm quản lý nợ thuế tại Thành phố Việt Trì – tỉnh Phú Thọ

Có thể nói, nợ thuế là một thực trạng phổ biến thường gặp trong công tác quản lý thuế của tỉnh. Tình trạng nợ thuế luôn diễn biến phức tạp với nhiều nguyên nhân, mức độ và tính chất khác nhau, nợ thuế nếu không được theo dõi chính xác, quản lý chặt chẽ và có các biện pháp đôn đốc kịp thời, hiệu quả sẽ tạo ra sự bất bình đẳng trong kinh doanh giữa những NNT, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu của NSNN, để lại những hậu quả xấu, làm giảm hiệu lực pháp luật và giảm chất lượng công tác quản lý thuế.

Công tác QLNT đã được Chi cục thuế đặc biệt quan tâm, không chỉ bởi để đáp ứng được nguồn thu cho NSNN, mà quan trọng hơn là để chấn chỉnh và làm chuyển biến nhận thức về việc chấp hành chế độ chính sách pháp luật của NNT trên địa bàn. Hằng năm, Chi cục thuế luôn chỉ đạo các phòng, các các bộ thuế thường xuyên thực hiện rà soát, đối chiếu các khoản nợ để phân tích, phân loại và quản lý nợ thuế, mạnh dạn áp dụng các biện pháp xử phạt do chậm nộp tiền thuế, tăng cường triển khai cưỡng chế và thu hồi nợ thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế.

Trong năm 2018, với việc áp dụng đồng bộ, quyết liệt các biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ thuế như: Thông báo, đưa tin lên các phương tiện thông tin đại chúng đối với các trường hợp nợ thuế lớn; phối hợp với Ngân hàng, KBNN thực hiện phong toả tài khoản và trích tiền từ tài khoản của đối tượng nợ thuế chuyển nộp ngân sách;

36

Thông báo hoá đơn không còn giá trị sử dụng; tăng cường xử phạt chậm nộp; gắn công tác thanh tra, kiểm tra với công tác thu nợ thuế và phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan thực hiện có hiệu quả các biện pháp cưỡng chế nợ thuế... Do đó, kết quả đã thu tiền nợ thuế đạt trên 141 tỷ đồng.

Năm 2019, để hoàn thành chỉ tiêu thu nợ thuế được giao đảm bảo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thu nợ theo các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, của Cục thuế…, Chi cục thuế Việt Trì đã và đang khẩn trương triển khai việc giao chỉ tiêu thu nợ và chỉ đạo các bộ phận, cá nhân được phân công quản lý nợ thuế, đối chiếu xác định chính xác số tiền nợ thuế của từng NNT; phân loại các khoản nợ thuế; theo dõi, nắm bắt diễn biến, tình trạng nợ để xây dựng kế hoạch, biện pháp thu nợ chi tiết đến từng đối tượng nợ thuế; thường xuyên theo dõi, giám sát chặt chẽ công tác QLN & CCN thuế, kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm đối với các trường hợp chậm nộp, chây ỳ nợ thuế. Tiến hành thu thập, xác minh thông tin người nợ thuế một cách linh hoạt, phù hợp với từng đặc điểm doanh nghiệp để có thông tin chính xác. Tăng cường kiểm tra các hồ sơ khai thuế sai, nếu phát hiện không đúng, yêu cầu NNT điều chỉnh kịp thời tránh tình trạng khi phát hành Thông báo tiền nợ thuế và tiền chậm nộp không chính xác...; thực hiện phối hợp giữa các bộ phận trong CQT, như: Thanh tra, Kiểm tra và Kê khai kế toán thuế nhằm xác định đầy đủ, chính xác số tiền thuế còn nợ để kịp thời đôn đốc thu nợ thuế, kiểm tra tình hình tài chính, tài sản xác định thông tin chính xác phục vụ công tác cưỡng chế thu hồi nợ thuế. Tiếp tục thực hiện thu tiền nợ thuế bù trừ qua hoàn thuế; phối kết hợp chặt chẽ với KBNN, Ngân hàng, Sở Kế hoạch và Đầu tư... để đôn đốc hoặc thực hiện cưỡng chế thu hồi nợ thuế.

Để đảm bảo tất cả các đơn vị đều giảm nợ thuế, Chi cục thuế yêu cầu các phòng chức năng thuộc Chi cục thuế tập trung rà soát lại toàn bộ hồ sơ phân loại nợ thuế và hoàn thiện hồ sơ phân loại của từng NNT, đảm bảo tất cả các khoản nợ đều được phân loại theo từng nhóm nợ, phải có đủ hồ sơ theo đúng quy định; đối với khoản nợ đã phân vào nhóm nợ khó thu nhưng sau đó phát hiện ra phân loại không đúng hoặc không có hồ sơ theo quy định phải chuyển sang nhóm nợ có khả năng thu để thực hiện các biện pháp đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế theo quy định.

37

Các phòng chức năng giải quyết dứt điểm các khoản nợ chờ điều chỉnh, các khoản nợ hạch toán sai (nếu có) để tránh tình trạng tăng nợ thuế ảo. Các đơn vị thuế thực hiện tốt các quy định về nộp dần, gia hạn, xóa nợ tiền thuế, tiền phạt theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành; theo dõi chặt chẽ, đúng thực tế từng trường hợp khi thực hiện xóa nợ tiền thuế.

Chi cục thuế giao cho Phòng QLN & CCN thuế làm đầu mối, có trách nhiệm hướng dẫn chỉ đạo và đôn đốc các đơn vị thực hiện nghiêm túc việc phân loại nợ thuế, đôn đốc và cưỡng chế nợ thuế theo Quy trình quản lý nợ thuế, Quy trình cưỡng chế nợ thuế và hướng dẫn của Cục Thuế. Phòng QLN & CCN thuế xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác QLN & CCN thuế đối phối hợp với các phòng chức năng liên quan rà soát, xử lý dứt điểm các khoản nợ chờ xử lý và phân loại chính xác các khoản nợ thuế chốt đến ngày cuối cùng của năm tài chính và đến thời điểm kiểm tra, rà soát.

Cùng với đó, Chi cục thuế yêu cầu Phòng QLN & CCN thuế tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn các bộ phận chức năng lập danh sách NNT có số tiền nợ thuế từ 2 tỷ đồng trở lên (không bao gồm các khoản nợ khó thu và chờ xử lý) trình Lãnh đạo CQT phối hợp cùng Sở Thông tin và Truyền thông, Đài phát thanh, các phương tiện thông tin đại chúng công khai thông tin NNT nợ thuế lớn, chây ỳ theo hướng dẫn của Tổng Cục thuế. Đồng thời, thông báo tình hình nợ thuế của các tổ thuế (kèm theo danh sách các doanh nghiệp có số tiền nợ thuế lớn) cho UBND thành phố biết để Ban Chỉ đạo chống thất thu NSNN.

Chi cục thuế lấy kết quả thực hiện các chỉ tiêu thu tiền nợ thuế góp phần vào việc hoàn thành chỉ tiêu thu NSNN của ngành và là một trong các nội dung để đánh giá và đề xuất xét thi đua khen thưởng đối với các đơn vị.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý nợ thuế trên địa bàn thị xã Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)