Tổng quan về địa bàn thị xã Phổ Yên

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý nợ thuế trên địa bàn thị xã Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên (Trang 51)

5. Kết cấu của Luận văn

3.1. Tổng quan về địa bàn thị xã Phổ Yên

3.1.1. Vấn đề địa lý, hành chính

Về vị trí địa lý: Thị xã Phổ Yên nằm ở phía nam tỉnh Thái Nguyên, cách thành phố Thái Nguyên 26 km về phía Nam và cách thủ đô Hà Nội 56 km về phía Bắc, có vị trí địa lý: phía đông giáp huyện Phú Bình, phía đông nam giáp huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, phía tây giáp huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Đại Từ, phía nam giáp thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, Phía bắc giáp thành phố Sông Công và phía tây bắc giáp thành phố Thái Nguyên.

Do có vị trí thuận lợi nên thị xã Phổ Yên là địa phương rất có tiềm năng và là nơi được nhiều nhà đầu tư lựa chọn khi bắt đầu khởi công xây dựng nhà máy Samsung tại khu công nghiệp Yên Bình, Phổ Yên.

Về hành chính: Thị xã Phổ Yên có 18 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 4 phường: Ba Hàng, Bãi Bông, Bắc Sơn, Đồng Tiến và 14 xã: Đắc Sơn, Đông Cao, Hồng Tiến, Minh Đức, Nam Tiến, Phúc Thuận, Phúc Tân, Tân Hương, Tân Phú, Thành Công, Thuận Thành, Tiên Phong, Trung Thành, Vạn Phái.

3.1.2. Tình hình dân cƣ

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp dân số Phổ Yên là 28.400 người. Sau hòa bình lập lại (tháng 7/1954), toàn thị xã có 7.525 hộ, với 34.234 người. Theo tổng điều tra dân số ngày 01/4/1989 dân số Phổ Yên là 118.596 người. Năm 2006 dân số toàn thị xã là 139.961 người (có 70.000 nam và 69.961 nữ; 126.456 người sống ở nông thôn, 13.505 người sống ở đô thị); Người kinh 92,42%, người Sán Dìu 6,25%, người Tày 0,59%, Người Dao và người Nùng đều 0,29%, người Mường 0,06%, còn lại 0,1% là người các dân tộc khác... Trừ người Dao sống chủ yếu ở các xã chân dãy núi Tam Đảo, còn người các dân tộc khác sống xen kẽ với nhau.

Mật độ dân số trung bình toàn thị xã tăng từ 514 người/km² (năm 2002) lên 545,27 người/km² (năm 2006); phường Ba Hàng có mật độ dân số cao nhất 3.382 người/km², xã Phúc Tân có mật độ dân số thấp nhất (89 người/km²). Cư dân ở Phổ

50

Yên gồm nhiều dân tộc khác nhau, có bộ phận đã định cư từ lâu đời, có bộ phận là dân được bọn địa chủ các đồn điền người Pháp và người Việt tuyển mộ vào làm thuê cho chúng; có bộ phận là đồng bào các tỉnh Hà Nam, Thái Bình, Hà Đông (nay thuộc Hà Nội)... di cư, phiêu bạt lên, sinh cơ, lập nghiệp. Nhân dân các dân tộc Phổ Yên đã sống xen kẽ với nhau từ lâu đời và có truyền thống đoàn kết, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Hiện nay dân cư đô thị của thị xã vào khoảng gần 60.000 người.

3.1.3. Về lĩnh vực kinh tế

Về kinh tế: Thị xã Phổ Yên là một trong những trung tâm công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên với nhiều khu công nghiệp cả cũ và mới xây dựng. Ngoài các dự án công nghiệp như khu công nghiệp nam Phổ Yên, khu công nghiệp tây Phổ Yên,... còn có nhiều dự án về các lĩnh vực du lịch, phát triển đô thị như: khu du lịch đồi Trinh Nữ, khu du lịch hồ Suối Lạnh, khu đô thị mới Thái Thịnh,... và nhiều dự án khác. Hiện nay dự án Tổ hợp khu đô thị - dịch vụ - công nghiệp Yên Bình đang được khẩn trương xúc tiến tại thị xã Phổ Yên và huyện Phú Bình, là tiền đề quan trọng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thị xã.

Tháng 3 năm 2012, tập đoàn Samsung đã chính thức tổ chức lễ khởi công "Khu Tổ hợp Công nghệ cao" tại thị xã Phổ Yên, (tại KCN Yên Bình, phường Đồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, cách Hà Nội 61 km, cạnh phường Ba Hàng) với tổng số vốn đầu tư bước đầu 2 tỷ Đô la Mỹ, dự kiến khi đi vào hoạt động sẽ có công suất thiết kế đạt khoảng 100 triệu sản phẩm mỗi năm.

Hiện trên địa bàn thị xã có các khu CN: Yên Bình 350ha,KCN Điềm Thụy (phần thuộc Phổ Yên 90 ha),KCN Nam Phổ Yên 200ha, Cụm CN Đa Phúc 50 ha

Đến nay, kết cấu hạ tầng đô thị của thị xã Phổ Yên đã cơ bản hoàn thiện đồng bộ, chất lượng đời sống của người dân được nâng cao; mạng lưới y tế, giáo dục được quan tâm đầu tư theo hướng tiếp tục nâng cao chất lượng đạt chuẩn quốc gia. An sinh xã hội được đảm bảo, đời sống của người dân không ngừng được cải thiện. Tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn khoảng 3,72% (2019)...

Kết thúc năm 2018, 100% số xã của thị xã Phổ Yên đạt chuẩn nông thôn mới. Ngày 17/10/2019, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1407/QĐ-TTg công nhận thị xã Phổ Yên hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, về đích trước 02 năm so với mục tiêu nghị quyết đại hội đề ra.

51

Với sự phát triển mạnh mẽ của Phổ Yên, tháng 6/2019 Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ký Quyết định số 530/QĐ-BXD về việc công nhận thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên là đô thị loại III, về trước kế hoạch 1 năm so với Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đề ra.

Kết thúc năm 2019 các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra của nhiệm kỳ 2015-2020 cơ bản đã hoàn thành, nhiều chỉ tiêu hoàn thành ở mức cao như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt trên 30%/năm; Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ chiếm trên 97%; Tổng giá trị sản xuất Ngành Công nghiệp đạt 750 nghìn tỷ đồng (chiếm 92% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên).

Giá trị xuất khẩu trên địa bàn đạt 27 tỷ USD (chiếm 97% giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh). Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 100 triệu đồng/người/năm.

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt gần 4.600 tỷ đồng; trong đó thị xã quản lý trên 800 tỷ đồng.

3.2. Tổng quan về Chi cục thuế khu vực Phổ Yên - Phú Bình

3.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy, nhân sự của Chi cục thuế khu vực Phổ Yên - Phú Bình Phú Bình

Chi cục thuế thị xã Phổ Yên và chi cục Thuế Phú Bình được sáp nhập từ 01/07/2019. Chi cục Thuế khu vực Phổ Yên - Phú Bình là tổ chức trực thuộc Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên với chức năng nhiệm vụ được giao là quản lý thu các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác Ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật trên địa bàn thị xã Phổ Yên và huyện Phú Bình, Chi cục Thuế khu vực Phổ Yên - Phú Bình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của Luật Quản lý thuế, các Luật thuế, các quy định pháp luật có liên quan; các nhiệm vụ được quy định tại Quyết định số 110/QĐ-TCT ngày 14/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế quận, huyện, thị xã, thành phố và Chi cục Thuế khu vực trực thuộc Cục Thuế tỉnh, thành phố.

Tổng số cán bộ công chức và hợp đồng 68 tính đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019 là 69 người.

52 Trong đó có:

- Biên chế: 61 người - Hợp đồng 68: 8 người

Mô hình tổ chức bộ máy của Chi cục Thuế khu vực Phổ Yên - Phú Bình được sắp xếp như sau:

- Ban lãnh đạo có 08 đồng Chí: Trong đó:

+ 01 đồng chí Chi cục trưởng,

+ 07 đồng chí Phó Chi cục trưởng (04 đồng chí tại trụ sở chính thị xã Phổ Yên, 03 đồng chí tại bộ phận 1 cửa Phú Bình)

- Các Đội thuế được bố trí theo chức năng, nhiệm vụ gồm: + Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Quản trị - Ấn chỉ,

+ Đội Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế - Trước bạ - Thu khác + Đội Kiểm tra thuế số 01

+ Đội Kiểm tra thuế số 02

+ Đội Kê khai kế toán thuế - Tin học - Nghiệp vụ - Dự toán - Pháp chế + Đội thuế Liên xã, phường số 01

+ Đội thuế Liên xã, phường số 02. - Trình độ cán bộ:

+ Thạc sĩ: 6 đồng chí, + Đại học: 53 đồng chí, + Trung cấp: 2 đồng chí.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Chi cục Thuế khu vực Phổ Yên - Phú Bình thường xuyên được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên; Thị ủy-HĐND-UBND thị xã Phổ Yên; Huyện ủy-HĐND-UBND huyện Phú Bình cùng với sự nỗ lực, cố gắng của toàn thể cán bộ công chức Chi cục Thuế và sự hợp tác, ủng hộ tích cực từ phía người nộp thuế trên địa bàn đã đem lại kết quả thực hiện nhiệm vụ thu Ngân sách nhà nước hàng năm luôn hoàn thành vượt mức dự toán đề ra.

53

01/07/2019 do việc thực hiện sáp nhập 02 Chi cục Thuế Phổ Yên và Phú Bình theo quyết định số 796/QĐ–BTC ngày 14/05/2019 của Bộ Tài chính về việc hợp nhất Chi cục Thuế khu vực trực thuộc Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên.

3.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Chi cục thuế khu vực Phổ Yên - Phú Bình

Chi cục Thuế Phổ Yên và Phú Bình có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của cơ quan thuế quản lý thu trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Chi cục Thuế thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các quy định pháp luật khác có liên quan và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

 Tổ chức triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, quản lý thuế và các văn bản quy định của pháp luật khác có liên quan; quy trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn.

 Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao; tổng hợp, phân tích, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương về công tác lập và chấp hành dự toán thu ngân sách nhà nước, về công tác quản lý thuế trên địa bàn; chủ trì và phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.

 Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.

 Kiến nghị với Cục trưởng Cục Thuế những vấn đề vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các quy trình chuyên môn nghiệp vụ, các quy định quản lý nội bộ và những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Chi cục Thuế.

 Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế: đăng ký thuế; khai thuế; tính thuế; thông báo thuế; nộp thuế; hoàn thuế; khấu trừ thuế; miễn thuế, giảm thuế; xóa nợ tiền thuế, tiền phạt; kế toán thuế đối với người nộp thuế; đôn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước.

54

 Quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về người nộp thuế trên địa bàn.

 Tổ chức các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro trong hoạt động quản lý thuế.

 Kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, khấu trừ thuế, miễn thuế, giảm thuế, nộp thuế và chấp hành chính sách, pháp luật thuế đối với người nộp thuế và các tổ chức, cá nhân được ủy nhiệm thu thuế theo phân cấp và thẩm quyền quản lý của Chi cục trưởng Chi cục Thuế.

 Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn thuế, giảm thuế; hoàn thuế; gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, gia hạn nộp thuế; xóa nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp; miễn xử phạt tiền thuế theo quy định của pháp luật.

 Được quyền yêu cầu người nộp thuế, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý thu thuế; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan thuế để thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.

 Được quyền ấn định thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về hành vi vi phạm pháp luật thuế của người nộp thuế.

 Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế do lỗi của cơ quan thuế, theo quy định của pháp luật; giữ bí mật thông tin của người nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế theo quy định của pháp luật.

 Tổ chức thực hiện thống kê, quản lý thuế, quản lý biên lai, ấn chỉ thuế; lập báo cáo về tình hình kết quả thu thuế và báo cáo khác phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên, của Ủy ban nhân dân đồng cấp và các cơ quan có liên quan; tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả công tác của Chi cục Thuế.

 Tổ chức thực hiện kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế và khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thi hành công vụ của công chức thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Chi cục trưởng Chi cục Thuế theo quy định của pháp luật.

55

quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật thuế theo quy định của Luật quản lý thuế và pháp luật khác có liên quan.

 Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

 Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ quản lý thuế và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ cho người nộp thuế thực hiện chính sách, pháp luật về thuế.

 Tổ chức tiếp nhận và triển khai các phần mềm ứng dụng, hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa công tác quản lý thuế, công tác quản lý nội ngành vào các hoạt động của Chi cục Thuế.

 Quản lý bộ máy, biên chế, lao động; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức của Chi cục Thuế theo quy định của Nhà nước và theo phân cấp của Bộ Tài chính.

 Quản lý kinh phí, tài sản được giao, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế theo quy định của pháp luật và của ngành.

 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao.

3.3. Tổng quan công tác quản lý thuế tại trên địa bàn thị xã Phổ Yên 3.3.1. Kết quả thực hiện kế hoạch 3.3.1. Kết quả thực hiện kế hoạch

Năm 2019 tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX. Tình hình kinh tế - xã hội trong nước nói chung cũng như trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có nhiều chuyển biến tích cực. Trên địa bàn thị xã Phổ Yên và huyện Phú Bình, mặc dù kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, song với sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, tập thể cán bộ, công chức Chi cục Thuế KV Phổ Yên - Phú Bình, sự đồng thuận của người nộp thuế, sự đồng hành của các doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn thị xã, huyện…. Chi cục Thuế khu vực Phổ Yên - Phú Bình đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý nợ thuế trên địa bàn thị xã Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)