Thực trạng công tác quản lý nợ thuế trên địa bàn thị xã Phổ Yên

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý nợ thuế trên địa bàn thị xã Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên (Trang 63)

5. Kết cấu của Luận văn

3.4. Thực trạng công tác quản lý nợ thuế trên địa bàn thị xã Phổ Yên

3.4.1 Xây dựng chỉ tiêu thu tiền nợ thuế

Căn cứ vào công văn của tổng cục thuế về việc giao chỉ tiêu thu nợ và xử lý nợ và tiền thuế nợ. Để đảm bảo các chỉ tiêu về nợ thuế tại thời điểm ngày 31/12/N không vượt quá chỉ tiêu do Tổng cục thuế giao, cục thuế tỉnh Thái Nguyên giao chỉ tiêu thu nợ, xử lý nợ và tiền thuế nợ như sau:

1. Tổng số tiền thuế nợ đến thời điềm ngày 31/12/N không vượt quá 5% so với tổng số thực thu vào Ngân sách Nhà nước của năm đó. Tổng số tiền thuế nợ để tính chỉ tiêu này không bao gồm tiền thuế nợ chờ xử lý (trường hợp đang thẩm định để xử lý: miễn, giảm; gia hạn nộp thuế; xóa nợ; bù trừ hoàn; nộp dần tiền thuế nợ); tiền thuế nợ đang khiếu nại, khiếu kiện; tiền thuế đã nộp vào NSNN đang chờ điều chỉnh. Thu tối thiểu 80% các khoản tiền thuế nợ đến 90 ngày và tiền thuế nợ trên 90 ngày tại thời điểm ngày 31/12/N-1

2. Phấn đấu thu đạt 100% các khoản tiền thuế và tiền thuê đất hết thời gian gia hạn nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và của Nghị định của Chính phủ về gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất để tháo gỡ khó khăn cho người nộp thuế, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh.

3. Đến ngày 31/12/N phấn đấu hoàn thành việc xử lý khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp theo quy định.

4. Giải quyết dứt điểm các khoản tiền thuế đang chờ điều chỉnh (không bao gồm số tiền thuế không tính tiền chậm nộp), các khoản tiền thuế nợ chờ xử lý mà cơ quan thuế đã tiếp nhận hồ sơ và đang trong thời gian thực hiện các thủ tục còn tồn đọng tại thời điểm ngày 31/12/N xong trước ngày 30/6/N+1

3.4.1.1. Kết quả đạt được trong công tác xây dựng chỉ tiêu thu tiền nợ thuế

Về công tác xây dựng kế hoạch và các chỉ tiêu nợ thuế, các chi cục thuế căn cứ vào chỉ đạo, hướng dẫn của Cục Thuế và tình hình thực tế QLNT ở địa phương để xây dựng chương trình, chỉ tiêu, biện pháp quản lý thu nợ thuế năm

62

sau của toàn cục thuế, có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn chi cục thuế thực hiện trong tháng 12 hàng năm.

Chi cục thuế căn cứ vào chỉ đạo, hướng dẫn của cục thuế để xây dựng chương trình, chỉ tiêu, biện pháp QLNT năm sau của chi cục thuế và báo cáo cục thuế trước ngày 30 tháng 12 hàng năm. Đồng thời, chi cục thuế tổng hợp chương trình, chỉ tiêu, biện pháp quản lý thu nợ của cục thuế gửi về Cục Thuế trước ngày 20 tháng 1 hàng năm. Chỉ tiêu thu tiền nợ thuế trong giai đoạn 2015-2020, Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính và Tổng cục thuế, đó là:

- Hạn chế nợ mới phát sinh lớn, phấn đấu nợ thuế đến thời điểm 31/12 hàng năm không vượt quá 5% so với số thực hiện thu NSNN của năm đó.

- Giảm 100% nợ chờ điều chỉnh (trừ các khoản nợ chờ điều chỉnh do có khiếu nại).

- Thu trên 80% nợ có khả năng thu thời điểm 31/12 năm trước.

- Tỷ lệ hồ sơ gia hạn nộp thuế được giải quyết đúng thời hạn quy định đạt tối thiểu 90%.

Sau khi kết thúc năm ngân sách, Cục thuế đã quán triệt chốt số nợ đến 31/12 năm trước căn cứ tiền nợ thuế năm trước và tiền nợ thuế tại thời điểm lập chỉ tiêu thu tiền nợ thuế, phân tích, đánh giá khả năng thu và xử lý các khoản tiền nợ thuế, dự báo số tiền nợ thuế đến thời điểm 31/12 năm thực hiện.

Sau đó, căn cứ vào số tiền nợ thuế năm thực hiện đã được xác định và chỉ tiêu thu tiền thuế được Tổng cục thuế hướng dẫn hàng năm để đề xuất chỉ tiêu thu tiền nợ thuế cho năm kế hoạch và đề ra các biện pháp để thực hiện các chỉ tiêu thu tiền nợ thuế đã xác định đồng thời báo cáo lên Tổng cục Thuế.

Công tác xây dựng chỉ tiêu thu tiền nợ thuế hàng năm có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản lý nợ tại Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên. Đây là căn cứ để đánh giá kết quả thực hiện công tác quản lý nợ hàng năm mà và cũng là một căn cứ quan trọng để giám sát, theo dõi công tác quản lý nợ hàng năm.

Tuy nhiên, hiện nay việc xây dựng chỉ tiêu thu tiền nợ thuế còn chưa phát huy được tối đa hiệu quả của nó vì các lý do chủ yếu sau:

63

- Việc chốt số nợ tại thời điểm 31/12 hàng năm còn mang tính chất tương đối. Việc lấy số nợ tại một thời điểm để làm căn cứ xác định chỉ tiêu thu nợ cả năm đôi khi không phản ánh đúng được bản chất của việc lập chỉ tiêu thu tiền nợ thuế, chưa tính đến được những biến động về kinh tế - xã hội của năm thực hiện.

- Tổng cục thuế quy định mức tiền nợ thuế/tổng thu NSNN chung cho tất cả các ngành nghề, lĩnh vực cũng chưa cụ thể, sát với thực tiễn. Thực tế quản lý hiện nay cho thấy: Cơ cấu nợ có sự chênh lệch rất lớn giữa các doanh nghiệp SXKD thuộc ngành nghề khác nhau. Có những ngành nghề, lĩnh vực có số nợ thuế đọng rất nhỏ, hầu như không có nợ: DN có vốn đầu tư nước ngoài, Ngân hàng, bảo hiểm … Trong khi đó có những ngành nghề có số nợ rất lớn: xây dựng, bất động sản. Chỉ tiêu 5% cũng quá cao và không thực tế với tình trạng phát triển kinh tế giai đoạn 2015 – đến nay.

Để công tác xây dựng chỉ tiêu thu tiền nợ thuế đạt kết quả cao thì việc xác định số tiền nợ thuế năm thực hiện là khâu đầu tiên, quan trọng làm cơ sở để thực hiện các khâu tiếp theo. Dựa trên các báo cáo thống kê thì số tiền được xác định như sau:

Bảng 3.1 cho thấy tình hình nợ thuế trên địa bàn thị xã Phổ Yên trong giai đoạn 2017 – 2019, kết quả thống kê cho thấy tổng số nợ thuế có xu hướng tăng dần trong 03 năm gần đây. Trong các loại thuế được liệt kê trong bảng 3.1 thì thuế Giá trị gia tăng (GTGT) chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu nợ thuế của Phổ Yên và tăng từ đều trong các năm tiếp theo. Năm 2017 tổng số nợ thuế GTGT là 23,4 tỷ chiếm tỷ lệ 56,7% và duy trì tỷ trọng trong nợ thuế là 55,4% năm 2018 và 56,3% năm 2019. Sau thuế GTGT là thuế thu nhập doanh nghiệp, là đặc thù khu vực có nhiều doanh nghiệp đóng trên địa bàn nên nguồn thu từ thuế TNDN tương đối lớn, chính vì vậy mà nợ thuế của sắc thuế này cũng chiếm tỷ trọng khá cao ước tính là 19% qua 03 năm gần đây. Tiền thuê đất cũng đóng góp một tỷ trọng tương đối lớn trong tổng tiền nợ thuế của Phổ Yên khi chiếm khoảng gần 10% tổng số nợ thuế.

64

Bảng 3.1: Tình hình nợ thuế trên địa bàn thị xã Phổ Yên phân theo sắc thuế

Phân loại thuế

2017 2018 2019 So sánh năm 2018/2017 So sánh năm 2019/2018 Tr. đồng % Tr. đồng % Tr. đồng % Số tuyệt đối (tr.đ) Số tương đối (%) Số tuyệt đối (tr.đ) Số tương đối (%)

Giá trị gia tăng 23.381 56,7 27.890 55,4 30.918 56,3 4.509 119,3 3.028 110,9

Tiêu thụ đặc biệt 245 0,6 156 0,3 275 0,5 -89 63,7 119 176,3

Tài nguyên 268 0,7 403 0,8 384 0,7 135 150,4 -19 95,3

Thu sử dụng vốn 39 0,1 55 0,1 55 0,1 16 141,0 0 100,0

Tiền thuê đất 3.853 9,4 4.887 9,7 5.201 9,5 1.034 126,8 314 106,4

Thu nhập doanh nghiệp 7.877 19,1 9.914 19,7 10.604 19,3 2.037 125,9 690 107,0

Môn bài 54 0,1 50 0,1 66 0,1 -4 92,6 16 132,0

Phí, lệ phí 103 0,3 201 0,4 165 0,3 98 195,1 -36 82,1

Thu khác 5.388 13,1 6.769 13,5 7.249 13,2 1.381 125,6 480 107,1

Tổng 41.208 100 50.325 50.325 54.916 100 9.117 122,1 4.591 109,1

Ghi chú: Không bao gồm thuế đang xử lý và đang chờ điều chỉnh

85

kĩ, chính vì vậy thông thường sẽ không có sự khó hiểu hay hiểu sai về chính sách. Tuy nhiên khi trực tiếp tham gia vào phỏng vấn thì rất nhiều người được hỏi đã cho rằng mặc dù bản thân một văn bản độc lập thì không gây ra sự khó hiểu và khó thực hiện, tuy nhiên văn bản luật, chính sách thường được ban hành thường xuyên và từ các bộ phận chuyên môn khác nhau. Chính vì vậy có những quy định và hướng dẫn có mâu thuẫn và không logic với nhau. Chính vì vậy gây ra sự phức tạp nhất định trong công tác quản lý thuế nói chung và nợ thuế nói riêng.

3.5.2. Yếu tthuc vcơ quan thuế

3.5.2.1 Trình độ hạn chế từ đội ngũ cán bộ công chức thuế

Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Phổ Yên tăng nhanh chóng trong thời gian gần đây chính vì vậy mà nguồn thu từ thuế cũng tăng lên đáng kể. Trong khi đó, số lượng cán bộ công chức thuế tại Chi cục thuế vẫn còn thiếu, khối lượng công việc lớn nên chất lượng công việc chưa cao. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý thu thuế của Chi cục thuế.

Cán bộ công chức thuế tại Chi cục thuế nhìn chung đã thực hiện tốt quy định tiêu chuẩn văn hóa công sở và đạo đức cán bộ thuế do Tổng cục thuế ban hành nhằm mục tiêu xây dựng văn hóa công sở ngành thuế hướng tới, làm cho cơ quan thuế thực sự phát triển vững mạnh, bền vững với đội ngũ cán bộ thuế trung thành, trí tuệ, sáng tạo đáp ứng nhu cầu phục vụ người nộp thuế và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Song bên cạnh đó vẫn còn có một số cán bộ chưa chịu học hỏi còn thụ động trong công tác, chưa tích cực học hỏi, nhiệt tình trong công tác, chưa tham mưu công việc được cho đội trưởng, Ban lãnh đạo.

Trình độ nghiệp vụ chuyên môn của một số cán bộ, công chức thuế còn nhiều hạn chế. Ngành thuế đang đẩy mạnh tiến trình cải cách hiện đại hoá hệ thống thuế, cải cách thủ tục hành chính thuế, nâng cao chất lượng quản lý. Nhưng một số cán bộ công chức thuế tại Chi cục vẫn chưa nắm bắt kịp thời về kiến thức quản lý thuế cũng như các văn bản pháp luật mới, văn bản pháp luật sửa đổi bổ sung. Nghiệp vụ chuyên môn còn hạn chế chưa đầu tư thời gian, công sức nghiên cứu học hỏi. Một số ít cán bộ chưa tích cực, nhiệt tình trong công tác trả lời những vướng mắc của đối tượng nộp thuế.

86

Trình độ tin học của cán bộ, công chức thuế còn yếu và chưa đồng đều. Gần đây, tại Chi cục thuế đã cài đặt vận hành ứng dụng tin học quản lý thuế của ngành. Việc ứng dụng tin học quản lý thuế mới giúp cho công tác quản lý thu thuế tốt hơn, xong do bước đầu ứng dụng phần mềm quản lý mới nên một số cán bộ thuế vẫn còn nhiều còn lúng túng và chưa theo kịp với sự thay đổi của việc ứng dụng tin học. Đồng thời, trình độ tin học của cán bộ, công chức tại Chi cục thuế còn chưa đồng đều.

Một số cán bộ chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng và đòi hỏi cấp bách của công tác cải cách hành chính và thiếu quyết tâm thực hiện nên chưa tạo được sự chuyển biến đồng bộ trong nhận thức và hành động. Một số cán bộ thuế còn có hành vi gây phiền hà, sách nhiễu người dân và doanh nghiệp, nhưng chưa được phát hiện và xử lý kịp thời.

Kết quả tổng hợp khảo sát, đánh giá của cán bộ thuế về sự ảnh hưởng của trình độ của cán bộ thuế đến công tác quản lý nợ thuế như sau:

Bảng 3.12: Trình độ chuyên môn nghề nghiệp của nhân viên thuế Yếu tố trình độ chuyên môn của

nhân viên thuế

Tỷ trọng lựa chọn đánh giá (%) Điểm TB Rất yếu Yếu TB Tốt Rất tốt

Kiến thức được đào tạo cơ bản (bằng cấp) chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính và thuế

0,00 0,12 0,41 0,47 0,00 3,35

Nắm bắt kịp thời về kiến thức quản lý

nợ thuế 0,00 0,00 0,12 0,53 0,35 4,24

Thái độ tích cực, nhiệt tình và trách

nhiệm trong công việc 0,00 0,00 0,35 0,41 0,24 3,88

Khả năng áp dụng CNTT vào công

việc 0,00 0,00 0,24 0,35 0,41 4,18

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Việc kiến thức được đào tạo cơ bản từ bằng cấp chuyên ngành lại không nhận được sự đánh giá quá cao khi điểm đánh giá trung bình của tiêu chí này chỉ đạt 3,35 tương đương với mức trung bình có nghĩa là trình độ kiến thức chuyên môn

87

của nhân viên thuế chỉ ở mức đủ tiêu chuẩn để làm việc. Đây cũng là một vấn đề dễ hiểu khi đặc thù nghề nghiệp của ngành thuế đòi hỏi những nhân viên thuế phải có kinh nghiệm làm việc thực tế ở nhiều ngành nghề khác nhau. Do đó mà hầu hết các nhân viên thuế phải tự tích lũy kinh nghiệm chuyên môn của mình qua nhiều cuộc kiểm toán khác nhau. Trong khi đó kiến thức chuyên môn được đào tạo trong các trường đại học lại thiên quá nhiều về lí thuyết mà đa số sau khi ra trường để có thể đảm nhiệm được công việc của một nhân viên thuế thì cần phải có một thời gian đào tạo chuyên môn nhất định. Đấy cũng là lí do dẫn đến việc các nhân viên thuế cảm nhận rằng kiến thức chuyên môn trong trường đại học không có ảnh hưởng quá nhiều đến công tác quản lý nợ thuế.

Đối với yếu tố về nắm bắt kịp thời về kiến thức quản lý nợ thuế các nhân viên thuế cho yếu tố này hiện được đáp ứng tương đối tốt. Qua đó ta thấy chất lượng thực tế của các nhân tố sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý nợ thuế của Công ty.

3.5.2.2. Cơ sở vật chất hệ thống phần mềm kỹ thuật phục vụ cho quản lý thuế

Cơ sở vật chất và hệ thống phần mềm kĩ thuật phục vụ cho công tác quản lý thuế là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với công tác quản lý nợ thuế.

Thực tế cho thấy tại chi cục các ứng dụng quản lý thuế đối với DN còn rời rạc, chưa có các tính năng kết xuất báo cáo phân tích rủi ro, phân tích các tỷ suất tài chính, kế toán vì vậy để khai thác thông tin nhằm phân tích rủi ro trong HSKT còn mang tính thủ công, gây lãng phí thời gian, cán bộ thuế cần phải thực hiện nhiều thao tác ở các phần mềm khác nhau để lấy dữ liệu từ đó tổng hợp lên file excel theo dõi riêng cho từng DN. Loại hình DN, ngành nghề kinh doanh, quy mô DN, thời gian DN hoạt động... phần nào cũng ảnh hưởng đến việc nhận thức và tuân thủ pháp luật thuế.

Phần mềm quản lý thuế mới chủ yếu phân loại DN theo loại hình DN mà chưa chú trọng đến việc phân loại theo các tiêu thức khác chính vì vậy đưa ra các biện pháp quản lý thuế (tuyên truyền, thông tin DN, kiểm tra, quản lý nợ, cưỡng chế nợ thuế...) chưa thật sự mang tính chuyên sâu, phù hợp với từng đối tượng áp dụng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho công tác quản lý thuế đối với DN đạt hiệu quả chưa cao.

88

Kết quả tổng hợp khảo sát, đánh giá của cán bộ thuế về cơ sở vật chất, trang thiết bị ngành thuế cho thấy: có hai tiêu chí là “Môi trường làm việc và cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu làm việc của nhân viên” và “Phương tiện, máy móc thiết bị phục vụ QLNT được cập nhật phần mềm tiên tiến hiện đại” hiện tại chỉ đáp ứng được chất lượng ở mức trung bình. Đối với yếu tố cơ sở vật chất và hệ thống phần mềm này cho thấy chất lượng của những tiêu chí này không tốt sẽ trực tiếp ảnh

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý nợ thuế trên địa bàn thị xã Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)